Cơ cấu tổ chức, nhân sự, mạng lưới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 44 - 50)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.2. Cơ cấu tổ chức, nhân sự, mạng lưới

Tính đến ngày 31/12/2018, Chi nhánh SHB Thái Nguyên gồm 58 cán bộ nhân viên

* Tình hình nhân sự hiện có:

Tổng số cán bộ trong cơ quan là: 58 người

Trong đó: Nam: 19 người, chiếm 33%; Nữ: 39 người, chiếm 67% Trình độ:

- Thạc sỹ: 5 người, chiếm 9 % - Đại học: 50 người, chiếm 86 % - Khác: 3 người, chiếm 5 % Số lượng nhân sự:

- Ban Giám đốc: 2 người - Phòng KHDN: 7 người

- Phòng KH cá nhân: 6 người - Phòng Thẩm định: 5 người

- Phòng Dịch vụ Khách hàng: 6 người - Phòng Ngân quỹ: 2 người

- Phòng Hành chính - Tổng hợp: 4 người - Phòng Kế toán: 4 người

- Phòng CNTT: 01 người - PGD Phổ Yên: 10 người

- PGD Lương Ngọc Quyến: 11 người * Mạng lưới:

- Chi nhánh có 2 PGD: PGD Phổ Yên và PGD Lương Ngọc Quyến. - 1 cây ATM tại trụ sở Chi nhánh SHB Thái nguyên đi vào hoạt động bắt đầu từ ngày 10/09/2014.

- Số lượng POS đang hoạt động: 10 * Cơ cấu tổ chức

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của SHB Thái Nguyên

 Phòng hành chính tổng hợp

* Chức năng của phòng hành chính tổng hợp

- Thực hiện các hoạt động tuyển dụng nhân sự tại chi nhánh - Thực hiện hoạt động quản lý nhân sự

BAN GIÁM ĐỐC Phòng Kế toán Phòng CNTT Phòng DVKH Phòng Ngân Quỹ Phòng Thẩm định Phòng KHCN Phòng KHDN Phòng Hành chính tổng hợp

- Thực hiện hoạt động đào tạo nhân sự tại chi nhánh

- Phối hợp, thực hiện công tác phát triển mạng lưới và công tác phát triển thương hiệu theo hướng dẫn của đơn vị quản lý hệ thống theo ngành dọc tại trụ sở chính SHB.

*Nhiệm vụ của phòng hành chính tổng hợp - Trợ lý giúp việc cho giám đốc chi nhánh - Công tác tổ chức nhân sự

- Công tác phát triển nguồn nhân lực

- Công tác thi đua khen thưởng và xử lý kỷ luật - Công tác hành chính- lễ tân

- Công tác văn thư lưu trữ

- Công tác mua sắm và quản lý tài sản - Công tác tạp vụ

- Công tác bảo vệ

- Công tác phát triển mạng lưới chi nhánh  Phòng kế toán

* Chức năng của phòng kế toán

Phòng Kế toán có chức năng tham mưu giúp giám đốc chi nhánh trong công tác nghiên cứu và xây dựng; phân tích, kiểm tra và đánh giá chế độ tài chính kế toán của SHB và nhà nước. Phòng trực tiếp thực hiện công tác kế toán chi tiêu nội bộ, kế toán tổng hợp, kế toán kiểm soát sau, hỗ trợ nghiệp vụ DVKH, quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động kế toán tài chính của chi nhánh.

* Nhiệm vụ của phòng kế toán

+ Nghiên cứu, xây dựng và kiểm tra chế độ tài chính kế toán

+ Kế toán chi tiêu nội bộ: thực hiện hạch toán nội bộ, chi trả lương cho cán bộ nhân viên, lập chứng từ, hạch toán và kiểm soát các khoản thu nhập, chi phí nội bộ ngân hàng. Kiểm soát việc phân bổ các khoản chi phí nội bộ của chi nhánh. Thực hiện và quản lý thanh toán các khoản tạm ứng theo từng cá nhân, đơn vị.

+ Kế toán tổng hợp: Kiểm tra các số liệu phát sinh hàng ngày, hạch toán kế toán tổng hợp để lên bảng cân đối kế toán, kiểm tra các báo cáo kế toán với các sao kê của các phân hệ nghiệp vụ, phát hiện ra sai sót, nguyên nhân sai sót và hướng dẫn các phòng nghiệp vụ xử lý. Thực hiện các báo cáo với ngân hàng nhà nước theo qui định

+ Kế toán KSS: Đầu mối lưu trữ chứng từ kế toán theo qui định và hậu kiểm các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong ngày, phát hiện sai sót để báo các phòng ban sửa kịp thời.

+ Hỗ trợ DVKH: Đánh giá hoạt động dịch vụ khách hàng, thiết lập hệ thống báo cáo, phân tích để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý, điều hành hoạt động dịch vụ khách hàng.

 Phòng CNTT

Là đầu mối xử lý yêu cầu hỗ trợ sử dụng CNTT trong chi nhánh. Có nhiệm vụ quản trị, vận hành, giám sát hệ thống CNTT tại CN/PGD. Hỗ trợ các phòng ban tại CN/PGD xử lý sự cố liên quan tới các thiết bị CNTT( máy tính, máy in...). Tham mưu đề xuất thay đổi đường truyền, cấu hình các thiết bị CNTT, trang bị mới, thay thế CNTT tại CN/PGD theo kế hoạch.

Đề xuất triển khai các giải pháp công nghệ mới áp dụng cho hệ thống CNTT của CN/PGD nói riêng và SHB nói chung nhằm đáp ứng, hỗ trợ yêu cầu quản trị, kinh doanh của đơn vị.

Nhiệm vụ phối hợp với các đơn vị khác trong hệ thống  Phòng dịch vụ KH

* Chức năng của phòng DVKH

Là bộ phận trực tiếp vận hành tại ĐVKD của SHB trong các lĩnh vực hoạt động về giao dịch khách hàng nhằm tạo ra lợi nhuận và tăng trưởng phát triển cho Ngân hàng gồm:

- Phát triển KH bằng cách quản lý, chăm sóc KH thông qua phần mềm quản lý KH.

- Tư vấn và phát triển khách hàng

- Thực hiện các nghiệp vụ về kế toán giao dịch

- Thực hiện các tiêu chuẩn về chất lượng DV trong giao dịch với KH. - Thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh do giám đốc ĐVKD và TTQL DVKH phân giao trong từng thời kỳ

*Nhiệm vụ của phòng DVKH

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh doanh của phòng DVKH

- Phân bổ và theo dõi thực trạng thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh - Thực hiện các nghiệp vụ kế toán giao dịch

- Đảm bảo chất lượng DV khi giao dịch với khách hàng

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc đơn vị kinh doanh giao Phòng ngân quỹ

* Chức năng của phòng ngân quỹ

Chức năng giúp việc cho giám đốc chi nhánh trong việc triển khai, tổ chức thực hiện các chế độ qui định của Nhà nước, NHNN và của SHB về công tác ngân quỹ bao gồm: quản lý, nhập, xuất, vận chuyển và bảo quản tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng… theo đúng qui định của NHNN và của SHB, thực hiện và hướng dẫn nghiệp vụ, kiểm tra giám sát các PGD trực thuộc thực hiện các qui định của Nhà nước, NHNN và của SHB trong công tác kho quỹ.

* Nhiệm vụ của PNQ :

Có nhiệm vụ tổ chức thu , chi tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt, giao nhận giấy tờ có giá và các tài sản khác với khách hàng, thu tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng, điều chuyển tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt với giao dịch viên, Phòng giao dịch trực thuộc, các kho quỹ trung tâm và trung tâm điều quỹ. Tổ chức nộp, lĩnh tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt với NHNN, tổ chức tín dụng

- Trực tiếp thực hiện việc quản lý kho quỹ đảm bảo an toàn tại ĐVKD - Bảo quản, cất giữ tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng, các hồ sơ tài liệu quan trọng của SHB và các tài sản mà SHB nhận giữ hộ cho khách hàng.

- Thực hiện chọn lọc, phân loại tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông từ khách hàng nộp vào để thu đổi và giao nộp về NHNN

- Thực hiện đóng gói, kiểm đếm, niêm phong tiền mặt theo đúng qui định - Thực hiện điều hòa tiền mặt, ngoại tệ tiền mặt

- Lập và ghi chép các loại sổ sách liên quan đến nghiệp vụ kho quỹ một cách rõ ràng, đầy đủ, chính xác

Phòng thẩm định

* Chức năng của phòng thẩm định

Có chức năng tham mưu giúp việc cho giám đốc ĐVKD trong công tác phê duyệt cấp tín dụng thông qua thực hiện nghiệp vụ thẩm định tín dụng độc lập đối với các khoản đề xuất cấp tín dụng trong thẩm quyền phê duyệt tại ĐVKD và thẩm định giá tài sản theo qui định của SHB.

* Nhiệm vụ của phòng thẩm định

- Thực hiện thẩm định các khoản cấp tín dụng thuộc thẩm quyền phê duyệt của chi nhánh

- Lập tờ trình thẩm định tín dụng theo mẫu qui định, phân tích, đánh giá và đề xuất quan điểm độc lập với P.QHKH/PGD nhằm tham mưu hiệu quả cho giám đốc ĐVKD

- Thẩm định trực tiếp khách hàng theo qui định tại qui chế, chính sách, sản phẩm ( nếu có) hoặc theo yêu cầu của TGĐ

- Giải trình thông tin hồ sơ khi có yêu cầu của cấp phê duyệt Phòng KHCN

* Chức năng của P.KHCN

kinh doanh các sản phẩm dịch vụ KHCN theo từng thời kỳ, kế hoạch phát triển của Ngân hàng.

* Nhiệm vụ của P.KHCN

Phòng KHCN có nhiệm vụ phát triển các chỉ tiêu KHCN bao gồm: dư nợ tín dụng cá nhân, số lượng KHCN vay vốn, số dư tiền gửi KHCN và các chỉ tiêu khác như NHĐT, kiều hối theo phạm vi phân công.

+ Tìm kiếm tiếp thị và phát triển KHCN

+ Thực hiện nghiệp vụ tín dụng đối với KHCN tại ĐVKD + Phát triển NHĐT

+ Các chỉ tiêu kiều hối, tiền gửi tiết kiệm

+ Tham mưu cho GĐ CN quản lý hoạt động KHCN để phục vụ công tác chỉ đạo, giải pháp triển khai hoạt động để thực hiện chức năng được giao

Phòng KHDN

* Chức năng của P.KHDN

Tham mưu giúp việc cho giám đốc chi nhánh về chiến lược, kế hoạch quản lý và phát triển KHDN của chi nhánh nhằm thực hiện mục tiêu, chiến lược trong từng thời kỳ.

*Nhiệm vụ của P.KHDN

+ Nghiên cứu thị trường, xác định KH mục tiêu

+ Xây dựng chính sách sản phẩm phù hợp nhu cầu của KH, đảm bảo cạnh tranh trên thị trường.

+ Quản lý các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng tại chi nhánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh thái nguyên (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)