Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 110 - 114)

5. Bố cục của luận văn

4.2.4. Các giải pháp khác

4.2.4.1. Giải pháp về tổ chức lao động

Nguồn nhân lực luôn là yếu tố quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Để đạt được mục tiêu trong mọi hoạt động của doanh nghiệp, tổ chức cần phải xây dựng các giải pháp về quản lý tốt nguồn nhân lực. Một trong những nguyên nhân chủ quan dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả trước đây của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long đó chính là yếu tố con người. Công ty đã đầu tư lớn và phát triển nhanh về quy mô sản suất nhưng chưa có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu sản xuất đặt ra. Rút kinh nghiệm của hạn chế trước đây Công ty đã từng bước nghiên cứu phân tích xây dựng phát triển nguồn nhân lực. Tuy vậy Công ty cần có giải pháp cụ thể và thiết thực hơn nữa để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đạt được các mục tiêu kế hoạch đề ra. Công ty phải phân tích thực trạng nguồn nhân lực hiện có đồng thời xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực. Ngành đóng tàu đòi hỏi CBCNV phải có trình độ đào tạo nhất định về kỹ thuật đóng tàu. Trong khi xu hướng các sản phẩm của ngành đóng tàu ngày càng đòi hỏi tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng và tính năng ứng dụng rất cao hiện đại. Nếu không có kế hoạch đào tạo

thường xuyên liên tục và cặp nhật các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến của đóng tàu thế giới sẽ không đáp ứng được yêu cầu của thị trường. Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt về nguồn nhân lực chất lượng cao nếu không có giải pháp kịp thời Công ty sẽ rất khó tuyển dụng hay giữ lại được các công nhân và kỹ sư có tay nghề cao. Trong xây dựng chiến lược nguồn nhân lực Công ty không chỉ dừng lại ở việc dự báo nhân sự, thu hút tuyển dụng, đào tạo phát triển, động viên đãi ngộ... mà còn phải bao gồm cả cách thức duy trì nguồn nhân lực phù hợp. Chiến lược duy trì nguồn nhân sự không đơn thuần là đưa ra cách thức giữ người mà còn thể hiện ở việc quy hoạch, xây dựng đội ngũ kế cận để giúp cho doanh nghiệp phát triển được đội ngũ, bù đắp thiếu hụt khi mở rộng quy mô, giảm chi phí đầu tư hạn chế các rủi ro trong kinh doanh.

Công ty phải xây dựng được hệ thống đánh giá và trả lương công bằng. Muốn có được một hệ thống ứng xử công bằng và trả công công bằng thì cần có một hệ thống đánh giá công bằng. Công ty đang trả lương theo hiệu quả công việc thực hiện tuy nhiên tiêu chuẩn đánh giá kết quả công việc còn tương đối, tiêu chí chưa rõ ràng nên việc trả lương còn thiếu sự công bằng và chưa khuyến khích được người lao động phát huy tối đa khả năng lực của mình cho doanh nghiệp. Công ty phải xây dựng và có chính sách đãi ngộ người giỏi. Để tối ưu hóa bộ máy nhân sự của mình. Hiện nay do còn khó khăn Công ty chỉ trú trọng vào trả lương cho người lao động mà chưa quan tâm đến các chính sách thưởng để tạo động lực cho người lao động. Công ty cũng phải xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý cho những nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp. Khi mà tiền lương không thể đền đáp hết công sức cống hiến của họ thì giá trị tinh thần mà họ nhận được từ doanh nghiệp sẽ đóng vai trò quyết định.

Ngoài ra Công ty phải tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế tuyển dụng, bổ nhiệm, quản lý, tăng cường kỷ luật lao động và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ công nhân viên. Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với mô hình quản lý mới nhằm huy động hết

các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tổ chức điều hành doanh nghiệp một cách thông suốt, chuyên nghiệp, hiệu quả.

Tiếp tục hoàn thiện mô hình tổ chức bộ máy phù hợp với mô hình quản lý mới nhằm huy động hết các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và tổ chức điều hành doanh nghiệp một cách thông suốt, chuyên nghiệp, hiệu quả. Xây dựng lực lượng cán bộ quản lý doanh nghiệp có phẩm chất chính trị, có kiến thức quản trị doanh nghiệp tiên tiến, có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, am hiểu kiến thức về lĩnh vực đóng tàu đáp ứng được những yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế.

Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng theo hướng chuyên sâu, nâng cao chất lượng đội ngũ lao động kỹ thuật có trình độ theo hướng chuyên môn hóa, có kỹ năng nghề thuần thục nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý, điều hành và sử dụng quy trình công nghệ mới.

4.2.4.2. Giải pháp về thị trường

Tiếp tục tìm kiếm, lựa chọn và hợp tác với các đối tác chiến lược nước ngoài khác để khai thác thị trường và nâng cao năng lực đóng tàu xuất khẩu của Công ty. Tận dụng thế mạnh thương hiệu quốc tế, kinh nghiệm quản lý và trình độ kỹ thuật cao cấp của đối tác, cùng kết hợp với cơ sở hạ tầng sẵn có, nguồn lao động có tay nghề nhưng giá rẻ tại chỗ để tạo ra các sản phẩm có thương hiệu, chất lượng cao và có giá cạnh tranh.

Tập trung đẩy mạnh công tác marketing, quản trị quan hệ khách hàng nhằm nắm bắt thông tin để thu hút nguồn hàng, khách hàng. Đồng thời tiếp tục tập trung vào nghiên cứu, tìm hiểu thị trường trong và ngoài nước, hướng mạnh vào phân khúc thị trường đóng tàu nhỏ hiện đại, tinh vi.

Tăng cường công tác nghiên cứu, khảo sát thị trường, khách hàng, đối thủ cạnh tranh để có dự báo hàng hóa trong các năm kế hoạch.

Xây dựng và quản trị tốt thương hiệu Đóng tàu Hạ Long, thực hiện tốt công tác PR, tăng cường tham dự các hội nghị, hội thảo… nhằm quảng cáo quảng bá hình ảnh Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long đến khách hàng và cộng đồng.

4.2.4.3. Giải pháp về sản phẩm

* Sản phẩm tàu xuất khẩu

Công ty ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược với Tập đoàn Damen (Hà Lan Công ty đang tích cực đàm phán với Tập đoàn JMUS - một trong những Tập đoàn đóng tàu hàng đầu của Nhật Bản để hợp tác đóng dòng tàu hàng rời cỡ nhỏ từ 10.000 DWT đến 20.000 DWT phục vụ chuyên tuyến vận tải Nhật Bản/Đài Loan đi Đông Nam Á/Ấn Độ và ngược lại. Bên cạnh đó, Công ty vẫn đang duy trì liên lạc, tiếp xúc với các khách hàng truyền thống như Tập đoàn vận tải ô tô Ray Shipping của Israel, Công ty Vận tải biển Thoresen…

* Sản phẩm tàu phục vụ an ninh quốc phòng

Hiện nay, nhu cầu đóng tàu phục vụ công nghiệp xa bờ, an ninh quốc phòng rất lớn. Đây cũng là nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng, góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc, giảm nhập siêu, ổn định vĩ mô. Trong khi thị trường đóng tàu hàng rời đang suy giảm mạnh, đây lại là dòng sản phẩm có tỉ suất lợi nhuận thấp, chủ tàu thường là các công ty có hợp đồng thuê ngắn hạn, không ổn định, ngoài ra, dòng tàu này được các nhà máy Trung Quốc đóng rất nhiều, với giá thành rất thấp nên Công ty quyết định chuyển hướng sang thị trường đóng tàu dịch vụ, tàu phục vụ công nghiệp xa bờ, đặc biệt là tàu phục vụ tuần tra, kiểm soát, bảo vệ chủ quyền biển đảo, phục vụ an ninh quốc phòng trong nước.

Công ty tiếp tục định hướng tiếp cận, tham gia đàm phán chương trình thi công tàu SAR với Cục Cảnh sát biển, tàu kiểm ngư với Bộ tư lệnh Hải quân và trong tương lại có thể là triển khai đóng sản phẩm tàu chiến thay thế cho sản phẩm nhập khẩu.

* Sản phẩm tàu nội địa

Công ty tiếp tục chuẩn bị để triển khai tiếp các hợp đồng dở dang với Vinalines, đón đầu sản phẩm mới phù hợp, đồng thời có định hướng tìm kiếm khách hàng trong nước như: Tập đoàn Than và Khoáng sản Việt Nam, Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam, các chủ tàu là các công ty du lịch.

Ngoài ra, theo chủ trương của Chính phủ về chính sách hỗ trợ ngư dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 110 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)