Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 62 - 65)

5. Bố cục của luận văn

3.2.1. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

3.2.1.1. Thực trạng vốn cố định của Công ty

Vốn cố định là một bộ phận chủ yếu của vốn kinh doanh. Nó phản ánh khả năng trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp cũng như khả năng tiếp cận trình độ tiến bộ khoa học kỹ thuật. Thông qua hình thái vật chất là tài sản cố định, vốn cố định đem lại những điều kiện cần thiết để tiết kiệm sức lao động và nâng cao năng suất lao động trong doanh nghiệp.

Bảng 3.5. Phân tích tỷ trọng vốn cố định của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 Tỷ trọng (%) 2010 2011 2012 2013 2014 1 TSCĐ hữu hình Tr.đ 1.106.200 1.062.500 1.016.500 971.200 928.900 97,27 97,52 97,79 97,98 98,12 2 TSCĐ thuê TC Tr.đ 29.819 26.233 22.647 20.013 17.831 2,62 2,41 2,18 2,02 1,88 3 TSCĐ vô hình Tr.đ 1.252 754 378 - - 0,11 0,07 0,04 0,00 0,00 Tổng VCĐ Tr.đ 1.137.271 1.089.487 1.039.525 991.213 946.731 100 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính của Công ty giai đoạn 2010 - 2014)

Vốn cố định của công ty giảm từ 1.137.271 triệu đồng năm 2010 giảm còn 946.731 triệu đồng năm 2014 chủ yếu giảm do trích khấu hao tài sản cố định. Mỗi năm Công ty trích khấu hao TSCĐ khoảng 50 tỷ đồng. Đây cũng là khoản chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá thành của sản phẩm dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh không cao. Vốn cố định chiếm tỷ trọng cao trong tổng tài sản của Công ty.

Trong giai đoạn 2004 - 2009 Công ty đã đầu tư xây dựng cơ bản nhiều dự án lớn, nên giai đoạn 2010 - 2014 công ty không đầu tư thêm cho việc mua sắm TSCĐ mà chủ yếu là khai thác tối đa cơ sở, công nghệ đã đầu tư sẵn có cho sản xuất. Công ty chỉ thực hiện sửa chữa nhỏ một số TSCĐ, nên vốn cố định giai đoạn 2010 - 2014 không tăng. Với giá trị tài sản cố định lớn, trang thiết bị được đầu tư đồng bộ, hiện đại cho thấy quy mô cơ sở vật chất và kỹ thuật công nghệ của Công ty tương đối hiện đại đáp ứng được năng lực sản xuất và mọi nhu cầu của khách hàng. Tuy vậy do đầu tư cơ sở hạ tầng với giá trị rất lớn bằng chủ yếu là nguồn vốn vay lãi suất cao nên hàng năm chi phí tài chính của Công ty phải trả cho khoản vay dài hạn rất lớn dẫn đến liên tục từ 2010 đến 2014 hiệu quả sản xuất chung của toàn Công ty vẫn lỗ.

3.2.1.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

Bảng 3.6. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

1 Doanh thu thuần Trđ 1.564.492 1.363.330 1.258.087 1.552.326 1.631.871

2 Nguyên giá TSCĐ bình quân Trđ 1.298.946 1.312.996 1.325.046 1.335.796 1.345.696 3 Vốn cố định bình quân Trđ 1.159.163 1.113.379 1.064.506 1.015.369 968.972

4 Lợi nhuận trước thuế Trđ -84.827 -65.836 -55.264 -48.066 -28.861

5 Hiệu quả sử dụng VCĐ (4/3) % -7,32 -5,91 -5,19 -4,73 -2,98

6 Suất hao phí của TSCĐ (2/1) Lần 0,83 0,96 1,05 0,86 0,82

7 Sức sinh lợi của TSCĐ (4/2) Lần -0,07 -0,05 -0,04 -0,04 -0,02

8 Hiệu suất sử dụng TSCĐ (1/2) Lần 1,20 1,04 0,95 1,16 1,21

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Trong giai đoạn 2010 - 2014 doanh thu thuần và lợi nhuận kế toán trước thuế luôn có sự biến động, nguyên nhân sự biến động này đã được phân tích ở phần trước. Sự thay đổi các khoản này cũng như sự thay đổi giá trị còn lại của TSCĐ và vốn cố định bình quân làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định cụ thể như sau:

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của công ty năm 2011 là -5,91% giảm 1,4% so với năm 2010 do khoản lỗ của công ty trong năm đã ít đi mặt khác vốn cố định bình quân cũng giảm 3,95%. Tương tự, giai đoạn 2011 - 2014, khoản lỗ sau thuế của công ty liên tục giảm cùng với mức giảm của vốn cố định bình quân hàng năm đã làm cho chỉ số hiệu quả sử dụng vốn cố định hàng năm có xu hướng tăng dần. Tuy nhiên hệ số vẫn bị âm do chưa có lợi nhuận trước thuế nhưng tình hình kinh doanh của công ty ngày một tốt hơn nên hiệu quả sử dụng vốn cố định ngày càng tăng.

Suất hao phí của TSCĐ năm 2011 là 0,96 lần tăng 0,13 lần so với năm 2010. Năm 2012 chỉ số này là 1,05 lần tăng 0,09 lần so với năm 2011. Sang năm 2013 - 2014, chỉ số này giảm dần, năm 2013 là 0,86 và năm 2014 là 0,82 tương ứng giảm 0,19 lần và 0,04 lần so với năm trước do trong 2 năm này, mức tăng của doanh thu thuần đã tăng cao hơn mức tăng của nguyên giá tài sản cố định bình quân. Đây là biểu hiện tốt cho thấy giá trị TSCĐ phải bỏ vào sản xuất kinh doanh để có một đồng doanh thu là ít hơn trước, tức là sự hao phí về tài sản là ít hơn.

Sức sinh lợi của TSCĐ qua 5 năm đều âm nhưng có chiều hướng giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do công ty chưa có lợi nhuận. Tuy vậy chỉ số âm đang giảm dần chứng tỏ khả năng sinh lợi từ việc đầu tư TSCĐ đang tốt dần nên.

Hiệu quả sử dụng TSCĐ của công ty giai đoạn 2010 - 2012 liên tục giảm, năm 2011 là 1,04 lần giảm 0,17 lần so với năm 2010, năm 2012 là 0,95 lần giảm 0,09 lần so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh thu thuần bị giảm xuống, năm 2011 giảm 12,86% và năm 2012 giảm 7,12% so với năm trước đó. Chỉ tiêu này đã có biểu hiện tốt trong năm 2013 - 2014 khi tăng lần lượt là 0,21 lần và 0,05 lần.

Qua phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn cố định và các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng TSCĐ có thể nói tình hình sử dụng vốn cố định của công ty đang có những chuyển biến tích cực và tốt dần. Mặc dù chưa mang lại lợi nhuận do việc đầu tư quá lớn đẩy chi phí tài chính lên cao nhưng việc đầu tư

đã mang lại hiệu quả tích cực dần hơn. Trong thời gian tới, cùng với sự phát triển của thị trường vận tải biển, với các đơn hàng lớn, việc sử dụng tài sản cố định triệt để hơn hứa hẹn sẽ mang lại hiệu quả rõ rệt hơn nữa cho công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)