Đánh giá chung về hiê ̣u quả sử du ̣ng vốn của Công ty

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 90)

5. Bố cục của luận văn

3.3. Đánh giá chung về hiê ̣u quả sử du ̣ng vốn của Công ty

3.3.1. Những kết quả đạt được

* Hiệu quả chung về sử dụng vốn

Bảng 3.19. Bảng tổng hợp các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

1 Hiệu quả sử dụng VCĐ % -7,32 -5,91 -5,19 -4,73 -2,98

2 Suất hao phí của TSCĐ Lần 0,83 0,96 1,05 0,86 0,82

3 Sức sinh lợi của TSCĐ Lần -0,07 -0,05 -0,04 -0,04 -0,02

4 Hiệu suất sử dụng TSCĐ Lần 1,20 1,04 0,95 1,16 1,21 5 Số vòng quay bq VLĐ Vòng 1,68 1,63 1,83 2,46 2,67 6 Số ngày bq một vòng quay VLĐ Ng/vg 218 224 199 148 137 7 Mức đảm nhiệm VLĐ Lần 0,60 0,61 0,55 0,41 0,37 8 Vòng quay tài sản Vòng 0,75 0,70 0,72 0,94 1,03 9 LNST/DTT (ROS) % -5,42 -4,83 -4,39 -2,76 -1,77 10 LNST/TS bq (ROA) % -4,05 -3,38 -3,15 -2,61 -1,83 11 LNST/VCSH bq (ROE) % -0,18 -0,16 -0,16 -0,15 -0,11

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Hiệu quả sử dụng vốn của công ty giai đoạn 2010 - 2014 cũng bị ảnh hưởng bởi những lợi thế và khó khăn nêu trên.

Năm 2011, 2012 công ty chịu sự ảnh hưởng mạnh của sự suy thoái kinh tế chung và ngành đóng tàu nói riêng nên có nhiều đơn hàng bị hủy bỏ doanh thu sụt giảm. Tuy vậy các chỉ tiêu ROA, ROE,ROS của Công ty không giảm theo. Công ty vẫn tiếp tục lỗ nên các chỉ số này vẫn âm nhưng số âm đã giảm dần. Mặc dù rất khó khăn trong công tác thị trường tìm kiếm sản phẩm nhưng

Công ty đã có nhiều biện pháp cắt giảm chi phí, tăng cường quản lý tiến độ sản xuất bàn giao tàu kịp thời để thu hồi nợ nên hiệu quả sử dụng vốn đã tốt hơn. Sang năm 2013, 2014 chỉ tiêu doanh thu tăng nên nên hiệu suất sử dụng tài sản cố định và vòng quay vốn lưu động cũng tăng. Nếu năm 2012 hiệu suất sử dụng tài sản cố định là 0,95 lần thì năm 2014 đã tăng 1,21 lần. Số vòng quay của bình quân của vốn lưu động tăng nên số ngày bình quân của một vòng quay cũng giảm. Năm 2012 là 1,83 vòng thì 2013 là 2,46 vòng và 2014 là 2,67 vòng. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển vốn lưu động đã tốt hơn hiệu quả hơn, các khoản phải thu được thu hồi kịp thời,hàng hóa tồn kho đã giảm,sản xuất kinh doanh đang từng bước khắc phục khó khăn. Năm 2014 tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu là -1,77% giảm so với năm 2012 là -2,62% và giảm so với 2013 là -0,21%. Năm 2014 doanh thu của Công ty tăng số lỗ giảm nên tỷ suất lợi nhuận trên doanh tuy còn âm nhưng tỷ lệ âm đã giảm đáng kể điều này cho thấy sản xuất kinh doanh tuy còn khó khăn nhưng đã từng bước phục hồi. Năm 2014 các chỉ tiêu tỷ suất lợi trên tài sản bình quân (ROA) và tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) đều tăng. Tỷ lệ tăng của các chỉ tiêu này chưa nhiều các chỉ tiêu này vẫn âm nhưng tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh và tăng cường quản lý sản xuất như thời gian qua Công ty sẽ dần tiến đến có lãi để bù đắp lỗ.

* Về vốn cố định.

Công ty đã trích khấu hao tài sản cố định cho các năm theo đúng quy định nhờ đó có nguồn vốn để trả nợ cho các khoản vay dài hạn giảm dần được nợ vay và chi phí tài chính phải trả.

Công ty có quy định cụ thể trong việc phân cấp quản lý sử dụng tài sản cố định đối với từng phòng ban phân xưởng và các tổ đội sản xuất nhằm nâng cao trách nhiệm vật chất trong sử dụng tài sản cố định. Công ty đã bố trí hợp lý được một phần dây truyền sản xuất nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị nên hiệu quả sử dụng tài sản đã cố thay đổi tích cực.

* Về vốn lưu động

Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn về tài chính nhưng Công ty vẫn duy trì một mức hợp lý về khả năng thanh toán để không rơi vào tình trạng khả năng thanh toán yếu kém hoặc mất khả năng thanh toán.

Công tác thu hồi công nợ đã có chuyển biến tích cực. Công ty có kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể để triển khai quyết liệt việc thu hồi công nợ nên số nợ phải thu giảm từ đó có nguồn trả nợ các khoản vay ngắn hạn ngân hàng và các khoản nợ nhà cung cấp.

Công tác tổ chức sản xuất kinh doanh đảm bảo hoạt động thông suốt, đều đặn nhịp nhàng giữa các khâu dự trữ vật tư, tổ chức thi công sản phẩm bàn giao kịp tiến độ được thực hiện tốt. Trong thời gian qua tỷ lệ hàng tồn kho của Công ty giảm dần, không có sản phẩm bị phạt do chậm tiến độ,…

Việc xây dựng và lập dự toán chi phí chi tiết cho các sản phẩm được quan tâm trú trọng. Công tác kiểm soát chi phí giá thanh sản phẩm bước đầu đã có hiệu quả. Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính là đóng mới tăng dần.

Trong những năm gần đây Công ty đã dần tìm ra được hướng đi phù hợp về chiến lược kinh doanh và sản phẩm cho doanh nghiệp. Công ty tăng cường hợp tác với đối tác Damen để có được các hợp đồng gia công lớn có giá trị kinh tế cao. Trong điều kiện tình hình tài chính còn khó khăn thì việc thực hiện hợp đồng gia công giúp Công ty không phải thu xếp tài chính nhiều. Công ty tập trung thi công các sản phẩm cho Bộ quốc phòng các dự án này cũng đem lại kết quả kinh doanh tốt cho Công ty. Việc lựa chọn đúng phương án kinh doanh, dòng sản phẩm phù hợp với tình hình tài chính bước đầu đã giúp cho Công ty nâng cao được hiệu quả sử dụng vốn.

3.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

* Những hạn chế

Hoạt động kinh doanh của Công ty vẫn còn thua lỗ. Với việc đầu tư lớn, tốc độ nhanh lại chủ yếu bằng nguồn vốn vay dẫn đến Công ty mất cân đối khả năng trả nợ phải thực hiện tái cơ cấu nợ.

Cơ cấu vốn của Công ty còn bất hợp lý, vốn vay lớn. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn, trên vốn chủ sở hữu và trên doanh thu vẫn âm. Lợi nhuận từ hoạt động đóng tàu không bù đắp được chi phí tài chính.

Việc tổ chức sản xuất kinh doanh còn bộc lộ nhiều hạn chế trong quản lý dẫn đến chi phí sản xuất cao, năng suất lao động thấp. Công tác kiểm soát tiết kiệm chi phí đã được triển khai thực hiện nhưng chưa thực sự quyết liệt. Đặc biệt việc sáng tạo ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất để tiết kiệm chi phí còn hạn chế.

Công tác quản trị tài chính, quản lý vốn và dòng tiền các sản phẩm, công tác kế toán phân tích các hoạt động kinh tế chưa được thực hiện kịp thời.

Việc xây dựng kế hoạch trong chiến lược phát triển thị trường mới chỉ thực hiện trong tầm ngắn hạn mà chưa có kế hoạch chiến lược trong dài hạn. Các sản phẩm hiện đang thi công chủ yếu tập trung cho đối tác Damen và Bộ Quốc phòng chưa có thêm được các đối tác lớn có dòng sản phẩm giá trị kinh tế cao phù hợp với quy mô công suất của Công ty.

Công tác đầu tư cho nghiên cứu khoa học kỹ thuật ứng dụng vào sản xuất để tạo ra các sản phẩm có chất lượng và giá thành cạnh tranh chưa được thực sự quan tâm đúng mức.

Chi phí quản lý còn cao, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, hiệu quả quản lý thấp. Trình độ cán bộ quản lý nhìn chung còn nhiều hạn chế.

Công tác đào tạo nâng cao trình độ cho CBCNV, chính sách tiền lương, chính sách đãi ngộ cho người lao động,… để làm việc có năng suất cao còn mang tính hình thức chưa thực sự là đòn bẩy động lực cho việc nâng cao hiệu quả sản xuất.

*Nguyên nhân hạn chế

Trong giai đoạn từ 2004- 2009 Công ty đã trải qua một giai đoạn phát triển nhanh từ hoạt động đầu tư đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Để theo kịp tốc độ tăng trưởng 35% đến 40% một năm trong điều kiện vốn chủ sở hữu

gần như không có, Công ty đã vay vốn để vừa đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa sản xuất kinh doanh với lãi suất vay VNĐ bình quân 12% - 18% /năm. Trong giai đoạn này rất nhiều hợp đồng đóng tàu đã được ký kết, nhiều dự án đầu tư lớn được xây dựng ở nhà máy. Do xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư của doanh nghiệp quá nhanh và nóng không phù hợp với nguồn vốn. Bên cạnh đó công tác dự báo cho việc lập kế hoạch còn chưa chính xác, công tác quản lý vốn không được trú trọng. Đặc biệt là việc tính toán cân nhắc hiệu quả kinh tế của các dự án đầu tư cũng như các dự án đóng tàu bị xem nhẹ.

Trong giai đoạn này Công ty chỉ tăng cường phát triển về quy mô mà không tính toán đến hiệu quả cũng như sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Công tác quản trị doanh nghiệp, quản lý chi phí không được trú trọng. Dẫn đến bước vào năm 2008, 2009 khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu làm nền kinh tế thế giới suy giảm, Công ty cũng như các doanh nghiệp trong ngành đóng tàu chịu sự tác động hết sức nặng nề của thị trường đặc biệt là nguồn vốn và khả năng trả nợ. Hầu hết các doanh nghiệp đóng tàu rơi vào tình trạng thua lỗ mất khả năng thanh toán trầm trọng. Mặc dù là một trong những đơn vị hàng đầu của ngành đóng tàu, bàn giao được rất nhiều sản phẩm có uy tín nhưng Công ty cũng không tránh khỏi thua lỗ, mất khả năng trả nợ nhiều khoản vay, chậm thanh toán cho khách hàng. Trong giai đoạn này công ty do áp lực trả nợ cho các nhà thầu đầu tư lớn đã sử dụng nguồn vốn ngắn hạn sang dài hạn dẫn đến không cân đối được tình hình tài chính của đơn vị.

Hiện nay Công ty mới khai thác được 60% công suất nhà máy, nhiều tài sản cố định không sử dụng hết công suất hoặc không sử dụng đến gây hỏng hóc lãng phí. Chi phí khấu hao cộng với chi phí lãi vay phải trả cho các khoản vay dài hạn quá lớn là nguyên chính dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thua lỗ kéo dài.

Công tác phát triển thị trường của Công ty còn hạn chế thiếu tầm chiến lược dài hạn. Trước đây các sản phẩm lựa chọn đóng mới phần lớn là các tàu

hàng hiệu quả kinh tế không cao vì khó cạnh tranh với dòng sản phẩm giá rẻ của Trung quốc. Những năm gần đây Công ty đã tìm được hướng đi phù hợp lựa chọn được các sản phẩm có giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên do tiếp cận thị trường chậm nên các cơ hội kinh doanh cũng còn rất hạn chế và chịu sự canh tranh khốc liệt của thị trường. Các bạn hàng mới chỉ tập trung chủ yếu vào đối tác Damen và Bộ Quốc Phòng chưa xây dưng kế hoạch dài hạn để phát triển thị trường với khách hàng tiềm năng khác nên số lượng sản phẩm còn hạn chế chưa khai thác được hết công suất thiết kế của Công ty.

Còn có một số máy móc thiết bị do đầu tư quá lâu hiện nay đã lạc hậu không phù hợp với yêu cầu của các sản phẩm mới nên cũng ảnh hưởng một phần đến chất lượng sản phẩm.

Trong suốt giai đoạn vừa qua do khó khăn về tài chính nên công tác đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao còn rất hạn chế. Bên cạnh đó các chế độ tiền lương chưa phù hợp nên Công ty đã không giữ được một số cán bộ quản lý, kỹ thuật và công nhân tay nghề cao. Nguyên nhân này cũng làm cho công tác tổ chức quản lý sản xuất kém hiệu quả và nhiều lĩnh vực không đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật cao của các chủ tàu.

Công tác nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật để tiết kiệm chi phí sản suất còn hạn chế do không có kinh phí hoặc chưa được quan tâm chú trọng nên hiệu quả sản suất và năng suất lao động còn thấp.

Công tác lập dự toán, công tác kiểm soát chi phí, kiểm soát tiến độ thực hiện của các hợp đồng đóng tàu mới chưa thực hiện nghiêm túc triệt để do chưa có các quy chế chế tài thưởng phạt cụ thể đối với người thực hiện. Nguyên nhân này cũng làm ảnh hưởng lớn đến hiệu quả SXKD của Công ty.

Chương 4

GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐÓNG TÀU HẠ LONG

4.1. Định hướng và quan điểm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long

4.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành đóng tàu Việt Nam

Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết 09 - NQ/TW ngày 09/02/2007 “Về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020”, trong đó có chủ trương phát triển vững chắc ngành công nghiệp đóng tàu đáp ứng nhu cầu phát triển các ngành kinh tế biển, đồng thời phục vụ các lực lượng thực thi pháp luật trên các vùng biển của Tổ quốc.

Theo Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp tàu thủy Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quyết định số 2290/QĐ-TTg ngày 27/11/2013, mục tiêu chung của việc quy hoạch phát triển ngành công nghiệp tàu thủy là nhằm “đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển phù hợp với Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020, phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội; góp phần củng cố quốc phòng, an ninh và bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển và hải đảo của Tổ quốc”. Với các mục tiêu cụ thể như sau:

Đến năm 2020: Duy trì và phát huy năng lực của các cơ sở đóng và sửa chữa tàu thuyền hiện có; phát triển các cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu thuyền đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước, nước ngoài; hình thành một số trung tâm sửa chữa tàu có quy mô lớn gắn liền với hệ thống cảng biển và các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng; có công nghệ sửa chữa tàu tiên tiến, thân thiện với môi trường; đảm bảo chất lượng và giá thành sửa chữa cạnh tranh; có thể đảm nhận sửa chữa đồng bộ các loại tàu thuyền trong nước và nước ngoài có trọng tải đến 300.000 tấn;

Đến năm 2030: Phát triển dài hạn ngành công nghiệp tàu thủy phù hợp với nhu cầu của thị trường, khả năng tài chính và năng lực quản lý; hình thành một số trung tâm có khả năng đóng mới tàu thuyền chuyên dụng có công nghệ cao, giá trị kinh tế lớn, bao gồm cả tàu Container, tàu chở dầu, tàu chở hàng rời, ụ nổi và kho nổi chứa dầu đến 100.000 tấn đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, phục vụ nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

4.1.2. Định hướng phát triển của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long

4.1.2.1. Các chỉ tiêu kế hoạch dự kiến 5 năm 2016 - 2020

Trong định hướng phát triển Công ty xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh 5 năm 2015- 2019 cụ thể các chỉ tiêu như sau:

Bảng 4.1. Kế hoạch kinh doanh dự kiến giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 1. Tổng doanh thu Tr. đ 1.689.976 1.780.366 1.878.560 1.950.275 2.152.100 2. Tổng số lao động Người 1.381 1.400 1.480 1.500 1.500 3. Tổng quỹ lương Tr.đ 125.290 135.000 160.840 171.000 180.000 4. Thu nhập bình quân 1 người/tháng Tr. đ 7.50 8.0 9.0 9.5 10.0 5. Tổng chi phí Tr. đ 1.679.118 1.746.196 1.832.760 1.895.275 2.087.100

6. Lợi nhuận trước thuế Tr. đ 10.849 34.170 45.800 55.000 65.000

(Nguồn: Kế hoạch kinh doanh của Công ty)

4.1.2.2. Về sản phẩm, thị trường tiêu thụ

Công ty xác định và định hướng thị trường mục tiêu là sản phẩm phục vụ an ninh quốc phòng, sản phẩm tàu dịch vụ dầu khí, tàu phục vụ công nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)