Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 101 - 107)

5. Bố cục của luận văn

4.2.1. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động

4.2.1.1. Các biện pháp trong lĩnh vực tài chính

* Quản lý tài chính chi tiết cho từng dự án đóng tàu

Công ty phải xây dựng dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp với điều kiện tài chính thực tế của Công ty đề ra để đảm bảo các sản phẩm được bàn giao đúng tiến độ, sử dụng được vốn lưu động hợp lý, có hiệu quả nhất

Có bộ phận chuyên trách phân tích tài chính am hiểu có trình độ kinh nghiệm linh hoạt trong phân tích đối với những diễn biến của thị trường vốn, tiền tệ, tỷ giá... giảm thiểu rủi ro trong quá trình hoạt động của đơn vị.

Thực hiện quản lý vốn lưu động theo từng dự án đóng tàu Sau khi hợp đồng đóng tàu được ký kết trên cơ sở dự toán nội bộ và các mốc tiến độ dự án đã được phê duyệt, công ty xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và các khoản chi phí cần thiết theo tiến độ dự án. Đồng thời lập kế hoạch chi tiết dòng tiền của sản phẩm theo từng tuần và từng tháng. Thông qua bảng kế hoạch này sẽ tính toán được nhu cầu vốn của từng thời điểm để xây dựng kế hoạch vay vốn cho phù hợp. Mỗi một dự án Công ty đều xem xét để làm việc với một đối tác ngân hàng. Ngân hàng sẽ cung cấp một loạt các dịch vụ trọn gói từ quản lý dòng tiền, thanh toán, cho vay, mở L/C… và tư vấn cho Công ty để xác định cho dự án một cơ cấu vốn hợp lý. Hiện nay các dịch vụ của Ngân hàng tốt,tính chuyên nghiệp cao nên mỗi dự án thông qua việc phối hợp với ngân hàng cùng quản lý dòng tiền, cho vay, thu nợ. sẽ hạn chế được rủi ro cho đơn vị.

Xây dựng dự toán nội bộ chi tiết cũng như lập kế hoạch dòng tiền của từng dự án đóng tàu đảm bảo kiểm soát được tình hình tài chính của từng dự án. Ngoài việc lập kế hoạch ra thì yêu cầu tuân thủ thực hiện theo đúng kế hoạch cũng được quán triệt rõ ràng.

* Quản lý nguồn thu và tình hình tài chính của từng Khách hàng Một vấn đề vô cùng quan trọng khó kiểm soát hơn là quản lý nguồn thu của chủ tàu. Các khoản thu của dự án đóng tàu thì phụ thuộc vào hợp đồng đóng tàu, tiến độ thực hiện sản phẩm và năng lực của chủ tàu.

Đối với các chủ tàu nước ngoài việc tuân thủ tiến độ thanh toán theo hợp đồng là rất tốt nhưng yêu cầu chất lượng và tiến độ sản phẩm cũng vô cùng khắt khe. Làm thế nào để thu được tiền đúng kế hoạch đặt ra phụ thuộc hoàn toàn vào tiến độ đóng tàu. Vấn đề này nằm trong khả năng kiểm soát của doanh nghiệp nhưng với đơn vị trong ngành đóng tàu thì vấn đề này chưa thực sự được kiểm soát tốt. Các sản phẩm thường có độ trễ nhất định nên khi xây dựng kế hoạch dòng tiền phải cân nhắc về thời gian dự phòng cho các khoản thu.

Đối với các hợp đồng ký với các chủ tàu trong nước, ngoài yếu tố tiến độ đóng tàu thì năng lực thanh toán của đối tác cũng ảnh hưởng rất lớn đến khả năng thu tiền của dự án. Trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, có được khách hàng là tài sản lớn cho công ty, tuy nhiên lựa được khách hàng tin cậy có đủ năng lực thanh toán mới thực sụ là vấn đề trọng tâm phải cân nhắc. Như vậy với các hợp đồng này ngoài xây dựng kế hoạch nguồn thu, Công ty còn phải thường xuyên theo dõi lắm bắt thông tin về khách hàng để đưa ra các biện pháp kịp thời đảm bảo thu được tiền thanh toán đúng hợp đồng. Đối với các doanh nghiệp doanh thu, nguồn thu tiền là nguồn sống do vậy công tác quản lý nguồn thu phải được tính toán phân tích cân nhắc đến mọi yếu tố bên ngoài có thể xảy ra. Từ việc lựa chọn đối tác khách hàng đến việc theo dõi cặp nhật thường xuyên về tình hình thực tế để có thông tin kịp thời bảo vệ công việc kinh doanh hiệu quả.

* Xây dựng kế hoạch nhu cầu sử dụng vốn lưu động cụ thể theo thời gian

Công ty phải xây dựng kế hoạch vốn lưu động đầy đủ,chính xác tính toán được nhu cầu vốn cụ thể cho từng hợp đồng đóng tàu cũng như tổng nhu cầu

vốn cho năm kế hoạch. Xây dựng kế hoạch vốn lưu động cho từng khâu từ dự trữ sản xuất, sản xuất và tiêu thụ hợp lý, đảm bảo cho quá trình sản xuất tiến hành liên tục nhưng không gây tình trạng ứ đọng vật tư lãng phí vốn.

Sau khi xác định được nhu cầu vốn lưu động thường xuyên Công ty phải có kế hoạch đáp ứng nhu cầu vốn đó bằng các nguồn vốn ổn định vững chắc. Để đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất, Công ty phải xem xét lựa chọn kỹ các nguồn tài trợ sao cho phù hợp nhất trong từng hoàn cảnh.

Thực hiện kế hoạch sử dụng vốn lưu động theo thời gian Công phải xác định được chính xác nhu cầu vốn lưu động từng quý,tháng,tuần trên cơ sở cân đối với vốn lưu động hiện có và khả năng bổ sung từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, tạo sự liên tục liền mạch trong sử dụng vốn lưu động. Một nội dung quan trọng của kế hoạch sử dụng vốn lưu động là phải đảm bảo cân đối khả năng thanh toán của doanh nghiệp với nhu cầu bằng tiền trong từng thời gian ngắn tuần, tháng,quý. Công ty phải biết trú trọng và kết hợp giữa kế hoạch hóa vốn lưu động với quản lý vốn lưu động.

Quản lý vốn lưu động gắn liền với quản lý tài sản lưu động bao gồm ; quản lý tiền mặt, quản lý dự trữ hàng tồn kho, quản lý các khoản phải thu... Công ty phải vận dụng mô hình quản lý vốn lưu động khoa học tạo điều kiện để chủ động kịp thời đưa ra các biện pháp giải quyết các vấn đề phát sinh, tránh thất thoát lãng phí từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

* Tổ chức tốt công tác quản lý tài chính trên cơ sở không ngừng nâng cao trình độ cán bộ quản lý tài chính

Sử dụng vốn lưu động là một phần trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, được thực hiện bởi các cán bộ tài chính do đó năng lực trình độ của những cán bộ này có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý tài chính nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng. Công ty phải có chính sách tuyển lựa, đào tạo nâng cao kiến thức, nghiệp vụ tài chính cho cán bộ nhân viên đảm bảo duy trì chất lượng cao của đội ngũ cán bộ nhân viên làm công tác tài chính.

Tổ chức quản lý tài chính khoa học, tuân thủ nghiêm pháp lệnh kế toán, thống kê, những thông tư hướng dẫn chế độ của nhà nước. Quản lý chặt chẽ, kết hợp với phân công nhiệm vụ cụ thể trong quản lý, cũng như trong từng khâu luân chuyển vốn lưu động nhằm đảm bảo sự chủ động và hiệu quả trong công việc của mỗi nhân viên cũng như hiệu quả tổng hợp của toàn doanh nghiệp.

4.2.1.2. Các giải pháp trong sản xuất kinh doanh

* Chú trọng đến giá cả và chất lượng

Qua các sản phẩm đã thi công, các Chủ tàu đều rất hài lòng về chất lượng sản phẩm của Công ty, đặc biệt là các tàu chở hàng rời và tàu chở ô tô. Các sản phẩm của Hạ Long thường xuyên được đánh giá cao trên các tạp chí tàu biển thế giới như Hellenic Shipping, Trade winds,… Chính vì vậy chất lượng là lợi thế cạnh tranh và là điểm mạnh của Công ty. Trong thời gian tới Công ty phải duy trì tốt hơn nữa các quy định quy chế hiện có để đảm bảo tốt hơn yêu cầu về chất lượng sản phẩm.

Về giá đóng mới, Công ty sẽ cố gắng phân tích, điều chỉnh sao cho phù hợp với giá đóng mới trên thị trường để đưa ra mức giá phù hợp nhất cho các Chủ tàu.

* Đảm bảo tiến độ thi công

Tiến độ là một bài toán nan giải đối với các Nhà máy đóng tàu Việt Nam nói chung và Hạ Long nói riêng. Để cải thiện tình trạng này, Công ty cần phải lập kế hoạch sản xuất khoa học đảm bảo giao tàu đúng thời hạn như cam kết với Chủ tàu và phấn đấu vượt mức kế hoạch.

* Lập các phương án cắt giảm chi phí

Trong hoàn cảnh giá cả vật liệu, thiết bị tăng cao, hạn hẹp về nguồn vốn để thi công, triển khai các dự án, chi trả lương, quảng bá tiếp thị,… thì cắt giảm chi phí là phương án mà Công ty đang tính đến. Tuy nhiên, cắt giảm chi phí như thế nào để không ảnh hưởng đến tình hình sản xuất kinh doanh, sự tăng trưởng và vị thế của Công ty thì không phải là một vấn đề đơn giản.

Hiện nay tỷ lệ các khoản mục chi phí trong cơ cấu giá thành sản phẩm của công ty thường rất cao ở khoản mục chi phí nguyên vật liệu, khấu hao nhà xưởng máy móc thiết bị, đặc biệt là chi phí tài chính. Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty rất thấp. Nguyên nhân đẩy chi phí nguyên vật liệu cao do giá mua của vật liệu đầu vào chưa hợp lý, nhiều chủng loại vật tư không phù hợp quy cách, mức sử dụng nguyên vật liệu tiêu hao lớn hơn nhiều so với định mức quy định gây lãng phí không hiệu quả. Trong thời gian tới cần phải triệt để khắc phục để giảm tối đa khoản mục chi phí này.

Công ty đề xuất một số phương án cắt giảm chi phí như sau:

* Tăng chi phí tốt, giảm chi phí xấu

Công ty sẽ chú trọng đầu tư cho chất lượng sản phẩm để nâng cao uy tín với khách hàng. Bên cạnh đó giảm các chi phí xấu như những chi phí phát sinh do những lỗi lầm trong hệ thống quản lý gây ra, những quyết định sai lầm trong quản lý sản xuất, giảm thiểu việc lãng phí nguyên vật liệu khi thi công sản phẩm. Các phòng ban, đơn vị có bộ máy cồng kềnh, bố trí công việc chưa hợp lý, có tình trạng lao động nhàn rỗi, dư thừa lao động hàng tháng thì Công ty sẽ tổ chức sắp xếp lại sao cho phù hợp.

* Cắt giảm đúng trọng tâm

Công ty sẽ phân tích kết cấu về chi phí để xác định rõ tỷ trọng của từng loại chi phí. Những loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí của quy trình sản xuất như mua sắm vật tư thiết bị sẽ được ưu tiên trước. Hiện nay, Công ty đang nghiên cứu thiết lập hệ thống các nhà cung cấp, nhà sản xuất vật tư thiết bị đa dạng, có mức giá cả hợp lý nhưng vẫn đảm bảo chất lượng theo yêu cầu khắt khe của Chủ tàu. Ngoài ra các chi phí như tổ chức sự kiện, mua sắm văn phòng phẩm, công tác phí, quảng bá tiếp thị sẽ được cắt giảm ở mức độ phù hợp, đồng thời thực hiện các biện pháp:

- Tỷ lệ nội địa hóa sản phẩm cao.

- Làm chủ được thiết kế kỹ thuật, có biện pháp tổ chức thi công tốt, đảm bảo tiến độ, chất lượng nhưng phải tiết kiệm tối đa chi phí.

- Thực hiện định mức khoán rõ ràng, cụ thể và minh bạch để khuyến khích tăng năng suất lao động, giảm chi phí,...

* Giải pháp về năng lực sản xuất kinh doanh.

Tăng cường công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị tài chính, quản lý chặt chẽ chi phí,quản trị rủi ro, tăng tích lũy nội bộ và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự có, kết hợp sử dụng nguồn vốn vay thương mại, kêu gọi vốn góp đầu tư từ các nguồn khác nhằm đảm bảo nguồn vốn phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển;

Tiếp tục đẩy mạnh nghiên cứu đổi mới trang thiết bị công nghệ để nâng cao năng lực khai thác và đáp ứng tốt hơn các nhu cầu của khách hàng. Nghiên cứu và từng bước triển khai ứng dụng có hiệu quả các phầm mềm chuyên dụng như: Phần mềm thiết kế tàu (Ship contractor), phần mềm quản lý doanh nghiệp (Misa…),... để vừa nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh, tạo sự chuyên môn hóa và giảm bớt nhân công lao động, qua đó góp phần làm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh của Công ty;

Tăng cường chất lượng công tác thiết kế và định mức vật tư, vật liệu. Lập dự toán chi tiết trước khi ký hợp đồng. Tối ưu hóa dây chuyền công nghệ hiện có, bảo dưỡng, bảo quản tốt thiết bị máy móc, cơ sở hạ tầng...

Từng bước nghiên cứu phương án, thiết lập hệ thống các nhà cung cấp, nhà sản xuất vật tư thiết bị đa dạng, phong phú nhằm chủ động trong công tác mua sắm vật tư thiết bị, đảm bảo tính cạnh tranh về giá thành, góp phần tăng chất lượng và hạ giá thành đóng mới;

Làm chủ được thiết kế kỹ thuật, có biện pháp tổ chức thi công tốt, đảm bảo tiến độ, chất lượng nhưng phải tiết kiệm tối đa chi phí. Thực hiện định mức khoán rõ ràng, cụ thể và minh bạch để khuyến khích tăng năng suất lao động, giảm chi phí...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 101 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)