Phương pháp phân tích thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 41 - 43)

5. Bố cục của luận văn

2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin

2.2.3.1. Phương pháp so sánh thống kê

So sánh là việc đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế, xã hội đã được lượng hóa có cùng một nội dung, tính chất tương tự nhau:

Biểu hiện bằng số: Số lần hay phần trăm. Phương pháp so sánh tác giả sử dụng: + So sánh qua các giai đoạn khác nhau. + So sánh các đối tượng tương tự.

So sánh giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau để đánh giá về tính thanh khoản, khả năng sinh lợi của doanh nghiệp.

So sánh giữa doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc mức trung bình của ngành để thấy sức mạnh tài chính của doanh nghiệp với đối thủ cạnh tranh hoặc tình trạng tốt hay xấu so với ngành.

Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý những vấn đề sau: Điều kiện so sánh:

Phải tồn tại ít nhất 2 đại lượng (2 chỉ tiêu)

Các đại lượng (chỉ tiêu) phải đảm bảo tính chất so sánh được, đó là sự thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

- Xác định gốc để so sánh:

Khi xác định xu hướng và tốc độ phát triển của chỉ tiêu phân tích thì gốc so sánh được xác định là trị số của mục tiêu phân tích ở kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước. Lúc này sẽ so sánh chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước hoặc hàng loạt kỳ trước.

Khi xác định vị trí của doanh nghiệp thì gốc so sánh được xác định là giá trị trung bình của ngành hay chỉ tiêu phân tích của đối thủ cạnh tranh.

- Kỹ thuật so sánh: Kỹ thuật so sánh thường được sử dụng là so sánh

So sánh bằng số tuyệt đối để thấy sự biến động về số tuyệt đối của chỉ tiêu phân tích.

So sánh bằng số tương đối để thấy thực tế so với kỳ gốc chỉ tiêu tăng hay giảm bao nhiêu %.

2.2.3.2. Phương pháp mô tả thống kê

Thống kê mô tả là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế xã hội bằng việc mô tả thông qua các số liệu thu thập được. Phương pháp này được sử dụng để phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty, tình hình sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn...

2.2.3.3. Phương pháp đồ thị

Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin.

2.2.3.4. Phương pháp phân tích SWOT

Sử dụng mô hình phân tích SWOT để đánh giá thực trạng sử dụng vốn, phân tích điểm mạnh, điểm yếu, những cơ hội và thách thức, từ đó đề xuất một số giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Công ty.

Lý thuyết về mô hình SWOT như sau:

Ma trận SWOT Điểm mạnh (Strengths - S) Điểm yếu (Weaknesses - W) Cơ hội (Opportunities - O) Thách thức (Threats - T)

Điểm mạnh: Yếu tố lợi thế của Công ty có thể huy động và phát huy. Điểm yếu: Những yếu kém về năng lực quản lý có thể khắc phục được. Cơ hội: Những thuận lợi trong ngành đóng tàu Công ty có thể nắm bắt trong kinh doanh.

Thách thức: Những trở ngại cho việc sử dụng vốn có hiệu quả trong quá trình kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 41 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)