5. Bố cục của luận văn
3.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn
3.2.3.1. Phân tích tỷ trọng vốn kinh doanh
Qua bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn 3.12 ta thấy nguồn vốn trong giai đoạn 2010 - 2014 có xu hướng giảm dần. Trong tổng nguồn vốn chủ yếu là nợ phải trả năm 2010 - 2014 lần lượt là: 79,08%, 79,8%, 81,38%, 83,24%, 84,42%. Tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu qua các năm giảm, tỷ trọng lần lượt là: 20,92%, 20,2%, 18,62%, 16,76%, 15,58%.
Trong giai đoạn 2010-2014 mặc dù có nhiều biện pháp tăng cường hiệu quả sản xuất kinh doanh nhưng do chi phí tài chính phải trả của các khoản vay ngân hàng đặc biệt là vay dài hạn rất lớn nên kết quả kinh doanh của Công ty hàng năm vẫn lỗ lớn. Tuy số lỗ các năm có giảm dần nhưng trong điều kiện vốn chủ sở hữu không tăng,lỗ lũy kế các năm tăng, nên tỷ trọng vốn chủ sở hữu giảm, tỷ trọng nợ phải trả tăng. Các chỉ tiêu này phản ánh tình hình tài chính của Công ty vẫn còn rất khó khăn, áp lực trả nợ ngày càng lớn. Mặc dù có nhiều biện pháp tài chính được Chính phủ áp dụng cơ chế đặc biệt cho Tổng công ty công nghiệp tàu thủy như khoanh nợ, giảm lãi nhưng do các khoản vay đầu tư trước đây quá lớn nên tỷ trọng nợ phải trả rất cao.
Đối với ngành công nghiệp đóng tàu vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng rất lớn. Các công trình ụ chìm, đà tàu,âu tàu, cầu tàu hay các thiết bị nâng hạ thường có giá trị vài trăm tỷ. Để thể đầu tư xây dựng một cơ sở hạ tầng đồng bộ hiện đại đóng các sản phẩm tàu có trọng tải lớn khoảng 100.000 tấn thướng chi phí đầu tư khoảng 3.000 tỷ đồng. Chính vì vậy gần như không có doanh nghiệp tư nhân nào đầu tư vào ngành này hầu hết các doanh nghiệp của ngành đóng tàu là doanh nghiệp nhà nước hoặc có một số Công ty cổ phần vốn nhà nước chi phối. Các doanh nghiệp tư nhân chỉ có các xưởng đóng tàu rất nhỏ chủ yếu đóng tàu gỗ hoặc các tàu có trọng tải rất nhỏ.
* Tỷ số nợ
Tỷ số này phản ánh mức độ sử dụng vốn vay của đơn vị, đồng thời nó còn cho biết mức độ rủi ro tài chính mà đơn vị đang phải đối diện cũng như mức độ đòn bẩy tài chính mà doanh nghiệp đang được hưởng.
Bảng 3.12. Bảng tỷ trọng nợ phải trả Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh 2011- 2010 2012- 2011 2013- 2012 2014- 2013 Nợ phải trả Tr.đ 1.641.317 1.454.472 1.368.269 1.341.730 1.307.277 -186.845 -86.203 -26.539 -34.453 Tổng N.vốn Tr.đ 2.075.393 1.822.712 1.681.245 1.611.802 1.548.488 -252.681 -141.467 -69.443 -63.314 Tỷ số nợ % 79,08 79,80 81,38 83,24 84,42 0,71 1,59 1,86 1,18
(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)
Năm 2010 - 2014, tỷ số nợ liên tục tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 tỷ số nợ là 79,08% tăng lên 79,8% năm 2011, năm 2012 tỷ số nợ là 81,38% tăng 1,59% so với năm 2011, năm 2013 có mức tăng cao nhất tăng 1,86% với tỷ số nợ là 83,24%, năm 2014 tỷ số nợ là 83,24% tức là tăng 1,18% so với năm 2013. Như vậy trong 5 năm, tỷ số nợ liên tục tăng từ 79,08% tăng lên 84,42%, tăng 5,34%. Với việc đầu tư cơ sở hạ tầng, cầu tàu, đà tàu, mặt bằng và công nghệ sản xuất giai đoạn 2004 - 2009 có giá trị lớn mà việc huy động vốn chủ yếu từ nguồn vốn vay thương mại nên các khoản nợ phải trả lớn, chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nguồn vốn.
* Tỷ suất tự tài trợ
Chỉ tiêu này thể hiện mức độ tự chủ của công ty về mặt tài chính, là tỷ lệ giữa vốn chủ sở hữu so với tổng nguồn vốn. Thông qua chỉ tiêu này biết được mức độ bảo toàn vốn của đơn vị cũng như khả năng tự tài trợ vốn. Tỷ suất tự tài trợ vốn càng cao thì mức độ tự chủ tài chính của đơn vị càng tốt. Đơn vị tự thu xếp được tài chính hạn chế bớt việc sử dụng vốn vay, cân đối được khả năng tài chính tốt hơn. Ngược lại nếu tỷ suất tự tài trợ vốn thấp đồng nghĩa với việc Công ty phụ thuộc vào nguồn vốn vay ít tự chủ hơn trong đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh.
Bảng 3.13. Bảng tỷ trọng nguồn vốn chủ sở hữu Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 So sánh 2011- 2010 2012- 2011 2013- 2012 2014- 2013 Vốn CSH (trđ) Tr.đ 434.076 368.240 312.976 270.072 241.211 -65.836 -55.264 -42.904 -28.861 Tổng nguồn vốn Tr.đ 2.075.393 1.822.712 1.681.245 1.611.802 1.548.488 -252.681 -141.467 -69.443 -63.314 TS tự tài trợ % 20,92 20,20 18,62 16,76 15,58 -0,71 -1,59 -1,86 -1,18
(Nguồn: Báo cáo tài chính và xử lý của tác giả)
Năm 2010 - 2014, tỷ suất tự tài trợ giảm liên tục. Năm 2010, tỷ suất tự tài trợ là 20,92%, năm 2011 giảm 0,72% xuống còn 20,2%, năm 2012 - 2014 tỷ suất tự tài trợ lần lượt là 18,62%, 16,76%, 15,58%. Mặc dù qua các năm, các khoản nợ phải trả giảm đi nhưng tỷ suất tự tài trợ vẫn giảm là do vốn đầu tư của chủ sở hữu không có sự thay đổi do tính chất của công ty là công ty vốn nhà nước, mặt khác việc huy động vốn từ nguồn vốn thương mại đã làm cho chi phí tài chính hàng năm lớn đã làm cho lợi nhuận sau thuế âm liên tục và luỹ kế qua các năm khiến vốn chủ sở hữu liên tục giảm xuống.
Hình 3.4. Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của công ty
Từ kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất tự tài trợ của công ty qua 5 năm có xu hướng giảm, công ty sử dụng nguồn vốn chủ yếu từ các khoản vay thay
cho vốn đầu tư của chủ sở hữu. Về phía tích cực, nợ là một dạng tài trợ tài chính quan trọng và tạo lợi thế về thuế cho doanh nghiệp do lãi tiền vay được tính là một khoản chi phí hợp lệ để tính thuế TNDN. Tuy nhiên nếu sử dụng vốn vay quá lớn và không hợp lý sẽ dễ đến thua lỗ mất khả năng thanh toán không kiểm soát được khả năng tài chính của doanh nghiệp. Trước đây do sử dụng vốn vay lớn nên tỷ suất tự tài trợ của Công ty rất thấp. Hiện nay Công ty đang cố gắng tái cơ cấu từng bước khắc phục khó khăn đẩy mạnh việc sản xuất kinh doanh để giảm dần lỗ. Theo kế hoạch đặt ra từ năm 2016 trở đi Công ty bắt đầu có lãi để bù đắp dần các khoản lỗ lũy kế trước đây tăng dần tỷ suất tự tài trợ vốn để đảm bảo hợp lý cơ cấu vốn của Công ty.
3.2.3.2. Phân tích hiệu quả sử dụng tổng vốn
* Tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA)
Tỷ suất sinh lợi của tài sản cho biết một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty càng cao.
Bảng 3.14. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên tài sản
STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1 Doanh thu thuần Trđ 1.564.492 1.363.330 1.258.087 1.552.326 1.631.871 2 Tổng tài sản bình quân Trđ 2.092.124 1.949.053 1.751.979 1.646.524 1.580.145 3 Lợi nhuận sau thuế Trđ -84.827 -65.836 -55.264 -42.904 -28.861 4 Vòng quay tài sản (1/2) Vòng 0,75 0,70 0,72 0,94 1,03 5 Tỷ suất LNST/DTT (ROS) % -5,42 -4,83 -4,39 -2,76 -1,77 6 Tỷ suất LNST/TS bq (ROA) % -4,05 -3,38 -3,15 -2,61 -1,83
(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)
Trong giai đoạn 2010 - 2014 chỉ tiêu ROA đều tăng liên tục, điều này chứng tỏ hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty đang tốt hơn. Tuy nhiên ROA vẫn ở mức âm cho thấy hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty vẫn chưa cao, chưa có lãi. Chỉ tiêu ROA bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố là vòng quay tài sản và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu.
Bảng 3.15. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROA
Đơn vị tính: (%)
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
1 Đối tượng phân tích 0,68 0,22 0,55 0,78
2 Ảnh hưởng của vòng quay tài sản 0,26 -0,09 -0,99 -0,25
3 Ảnh hưởng của ROS 0,42 0,31 1,54 1,03
4 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng 0,68 0,22 0,55 0,78
(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)
Năm 2010 chỉ tiêu ROA là - 4,05 % điều này có nghĩa là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Công ty lỗ 4,05 đồng. Năm 2011 và năm 2012 tuy doanh thu của Công ty có giảm mạnh so với 2010 nhưng hiệu qua sử dụng tài sản tốt hơn so với 2010. Cụ thể năm 2011 là cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Công ty chỉ còn lỗ 3,38 đồng giảm lỗ so với 2010 là 0,67 đồng. Sang năm 2014 mặc dù Công ty vãn còn thua lỗ nhưng chỉ tiêu này đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Năm 2014 cứ 100 đồng tài sản bỏ ra Công ty chỉ còn lỗ 1,83 đồng, giảm lỗ 2,22 đồng so với 2010 tức là đã giảm 55%. Nguyên nhân giảm là do doanh thu của Công ty tăng, số lỗ đã giảm dần và vòng quay tài sản tăng dần qua các năm. Có thể thấy rằng tỷ suất sinh lời của tài sản tuy còn âm do Công ty vẫn còn thua lỗ nhưng số lỗ đã giảm dần và khả năng sinh lời của tài sản tăng dần chứng tỏ việc sử dụng tài sản của Công ty ngày càng tốt hơn.
Qua phân tích các nhân tố ảnh hưởng ta thấy chỉ tiêu ROA qua các năm đều tăng so với năm trước đó, điều này cho thấy chính sách tiết kiệm chi phí của công ty đã có hiệu quả tích cực.
* Tỷ suất sinh lợi của vốn chủ sở hữu (ROE)
Chỉ tiêu ROE cho biết có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế được tạo ra từ một đồng vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng cao. Có nhiều chỉ tiêu để đánh giá về tình hình tài chính của
doanh nghiệp nhưng chỉ số ROE là một chỉ tiêu hết sức quan trọng. Chỉ tiêu này cũng là một tiêu chí đánh giá Công ty có đủ năng lực tài chính hay không và là chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nó phản ánh hiệu quả kinh doanh cuối cùng của doanh nghiệp. Đây chính là mục đích nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của chủ sở hữu.
Bảng 3.16. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1 Lợi nhuận sau thuế Trđ -84.827 -65.836 -55.264 -42.904 -28.861 2 VCSH bình quân Trđ 481.846 401.158 340.608 291.524 255.642 3 Tổng nợ bình quân Trđ 1.610.278 1.547.895 1.411.371 1.355.000 1.324.504 4 Tổng tài sản bình quân Trđ 2.092.124 1.949.053 1.751.979 1.646.524 1.580.145 5 LN trước thuế và lãi vay Trđ 58.380 66.804 69.456 92.056 104.939 6 Chi phí lãi vay Trđ 143.207 132.640 124.720 134.960 133.800 7 Hệ số thanh toán lãi vay (5/6) Lần 0,41 0,50 0,56 0,68 0,78
8 ROA (1/4) % -4,05 -3,38 -3,15 -2,61 -1,83
9 Tỷ số nợ bình quân (3/4) % 76,97 79,42 80,56 82,29 83,82
10 ROE (1/2) % -17,60 -16,41 -16,23 -14,72 -11,29
(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)
Qua bảng phân tích 3.16, giai đoạn 2010 - 2014 tỷ suất sinh lợi vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng dần. Năm 2010 ROE của Công ty là -17.6% có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Công ty lỗ 17,6 đồng. Sang năm 2011 và 2012 ROE của công ty còn là -16,61% và 16,23%. Năm 2014 ROE của Công ty là 11,29 đồng. Có nghĩa là cứ 100 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra Công ty lỗ 11,29 đồng. Tuy số lỗ của Công ty có giảm dần nhưng chỉ tiêu này cho thấy kết quả kinh doanh của Công ty vẫn còn thua lỗ rất lớn. Với kết quả của chỉ tiêu ROE vẫn âm thì khả năng thuyết phục các nhà tài trợ vốn cho các dự án là không khả thi. Công ty sẽ tiếp tục đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong việc thu xếp vốn cho các sản phẩm lớn nếu muốn đẩy mạnh việc
phát triển thị trường. Trong thời gian qua mặc dù rất nỗ lực tìm mọi biện pháp cắt giảm chi phí sản xuất, tăng cường công tác quản lý vốn, đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường sản phẩm, nâng cao hiệu quả kinh doanh từ các hợp đồng đóng tàu nên hiệu quả từ hoạt động sản xuất kinh doanh chính tăng cao. Tuy vậy do phải trả chi phí tài chính cho các khoản vay đầu tư trước đây rất lớn nên Công ty vẫn thua lỗ.
Trong thời gian qua có sự hỗ trợ lớn từ Chính phủ và Bộ quốc phòng nên các sản phẩm thi công cho Bộ quốc phòng được đảm bảo vốn kịp thời không có vướng mắc về vốn trong thi công dự án. Ngoài ra đối tác chiến lược Damen cũng hỗ trợ tài chính tích cực để Công ty hoàn thành các sản phẩm gia công cho chủ tàu kịp thời. Tuy vậy Công ty xác định rõ nếu tiếp tục phát triển thị trường với quy mô lớn hơn với nhiều đối tác lớn khác của nước ngoài cho nhiều dòng sản phẩm Công ty sẽ vô cùng khó khăn trong thu xếp tài chính nếu không tiếp tục tìm mọi biện pháp để cải thiện chỉ số ROE tăng dương.
Bảng 3.17. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE
Đơn vị tính (%)
STT Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014
1 Đối tượng phân tích 1,19 0,19 1,51 3,43
2 Ảnh hưởng của ROA 2,94 1,09 2,82 4,40
3 Ảnh hưởng của tỷ số nợ bình quân -1,75 -0,90 -1,31 -0,97
4 Tổng hợp nhân tố ảnh hưởng 1,19 0,19 1,51 3,43
(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)
Thông qua bảng các nhân tố ảnh hưởng đến ROE cho thấy để có thể tăng ROE nhất định phải tăng ROA hơn nữa đồng thời giảm bớt các khoản nợ để phát sinh chi phí tài chính lớn. Bên cạnh đó phải tiết kiệm triệt để các khoản chi phí không cần thiết, tăng cường công tác quản lý vốn, tăng doanh thu một cách bền vững đồng thời với kiểm soát có hiệu quả của từng dự án đóng tàu.
* Tỷ suất lợi nhuận trên tổng vốn vay
Bảng 3.18. Phân tích tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay
STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014
1 Lợi nhuận sau thuế Tr.đ -84.827 -65.836 -55.264 -42.904 -28.861
2 Vốn vay kỳ trước Tr.đ 1.494.076 1.304.576 1.120.827 1.022.948 963.183 3 Vốn vay kỳ này Tr.đ 1.304.576 1.120.827 1.022.948 963.183 936.031 4 Vốn vay bình quân Tr.đ 1.399.326 1.212.702 1.071.888 993.066 949.607
5 LNST/Vốn vay bình quân % -6,06 -5,43 -5,16 -4,32 -3,04
(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)
Theo bảng 3.18, tỷ số lợi nhuận sau thuế trên vốn vay của công ty đều âm nhưng có xu hướng giảm dần. Năm 2011, tỷ số này là -5,43%, năm 2012 tỷ số này là -5,16% đến năm 2014 Chỉ số này là -3,04%. Như vậy năm 2014 so với năm 2010 cứ 100 đồng vốn vay Công ty bỏ ra thì số lỗ đã giảm là 3,02 đồng giảm 50,1%. Mặc dù số nợ phải trả còn rất lớn dẫn đến hoạt dộng SXKD của Công ty còn thua lỗ nhưng tỷ suất lợi nhuận trên vốn vay của Công ty đã có thay đổi theo chiều hướng tích cực. Hiệu quả của việc sử dụng vốn vay đã tốt dần so với trước đây.
Thời gian qua ngành đóng tàu gặp vô vàn khó khăn về thị trường về sản phẩm, đặc biệt là hệ lụy của các khoản nợ trước đây để lại rất lớn. Công ty đang từng bước vượt qua khó khăn để duy trì phát triển sản xuất đảm bảo việc làm cho người lao động dần trả nợ các khoản vay, sử dụng tài sản đã đầu tư có hiệu quả tránh lãng phí, từng bước phục hồi phát triển một Công ty đóng tàu lớn vốn là một ngành nghề hết sức cần thiết cho một quốc gia nhiều biển như Việt Nam.