Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 65 - 76)

5. Bố cục của luận văn

3.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

3.2.2.1. Thực trạng vốn lưu động của công ty

Vốn lưu động là điều kiện vật chất không thể thiếu được của quá trình tái sản xuất, là một bộ phận trực tiếp hình thành nên thực thể của sản phẩm.

Theo bảng 3.7. các khoản phải thu chiếm tỷ trọng cao nhất trong vốn lưu động mà chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng, sau đó là hàng tồn kho chiếm tỷ trọng vốn lớn. Tỷ trọng bình quân giai đoạn 2010 - 2014 của các khoản mục trong vốn lưu động là tiền 17,2%, các khoản phải thu 57,16% (trong đó phải thu của khách hàng là 45,07%), hàng tồn kho 24,84%, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ chỉ 0,8% vốn lưu động. Sự biến động về vốn lưu động qua các năm như sau:

Vốn lưu động năm 2011 so với năm 2010 giảm 21,84%, trong đó:

Tiền tăng 29,85%, các khoản phải thu giảm 20,29%, hàng tồn kho giảm 44,71% và tài sản ngắn hạn khác tăng 270,6%.

Sự biến động là do trong năm 2011 Công ty tập trung tìm mọi biện pháp thu hồi công nợ của khách hàng, hoàn thiện các sản phẩm dở dang bàn giao cho các chủ tàu kịp tiến độ nên chỉ tiêu hàng tồn kho giảm và số tiền phải thu của khách hàng cũng giảm. Số tiền thu nợ được Công ty tập trung trả nợ ngân hàng để giảm chi phí tài chính phát sinh trong năm.

Vốn lưu động năm 2012 so với năm 2011 giảm 12,48%, trong đó:

Tiền giảm 20,26%, các khoản phải thu giảm 11,86%, hàng tồn kho giảm 6,38%, tài sản ngắn hạn khác giảm 56,31%. Sang năm 2012 tình hình kinh tế vẫn còn khó khăn đặc biệt là ngành vận tải nhưng trong xây dựng kế hoạch tài chính Ban lãnh đạo Công ty vẫn trú trọng đặc biệt đến công tác thu hồi công nợ. Bên cạnh việc tập trung quản lý sử dụng vốn sao có hiệu quả tiết kiệm chi phí thì việc xây dựng kế hoạch quản lý dòng tiền các sản phẩm và công tác quản lý thu hồi kịp thời các khoản thanh toán của các chủ tàu được quan tâm. Công ty phân loại nhóm khách hàng cũng như năng lực tài chính của từng

khách hàng để cân nhắc khi triển khai ký kết hợp đồng. Hạn chế tối đa việc sản phẩm dở dang tồn đọng nợ do khách hàng không thu xếp được tài chính kịp thời. Chỉ tiêu hàng tồn kho và phải thu giảm cho thấy việc quản lý vốn lưu động từng bước đã có kết quả tốt.

Vốn lưu động năm 2013 so với năm 2012 giảm 3,29%, trong đó:

Tiền tăng 5,96%, các khoản phải thu giảm 6,52%, hàng tồn kho giảm 5,27%, tài sản ngắn hạn khác tăng 196,82%.

Vốn lưu động năm 2014 giảm so với năm 2013 là 3,03%, trong đó:

Tiền tăng 25,7%, các khoản phải thu giảm 9,75%, hàng tồn kho giảm 7,77%, tài sản ngắn hạn khác giảm 16,72%.

Trong 2 năm 2013, 2014 tình hình vốn lưu động của Công ty tương đối ổn định. Các chỉ tiêu phải thu của khách hàng và hàng tồn kho giảm trong khi doanh thu tăng mạnh. Điều này cho thấy Công ty đã hoàn thành bàn giao các tàu kịp thời, không phát sinh thêm các khoản phải thu khó đòi và sản phẩm tồn đọng dở dang nhiều. Giai đoạn 2013- 2014 Công ty chủ yếu thi công các sản phẩm cho Bộ quốc phòng và các sản phẩm tàu xuất khẩu có giá trị kinh tế cao. Các chủ đầu tư của các dự án có năng lực tài chính tốt nên ngoài việc sản phẩm có hiệu quả thì tình hình thanh toán công nợ tương đối tốt. Để quản lý hiệu quả sử dụng vốn tốt của cả Công ty, thì việc tập trung quản lý tốt vốn của từng dự án được Lãnh đạo Công ty đặc biệt trú trọng. Mỗi dự án đóng tàu đều được mở tài khoản chuyên quản riêng để theo dõi chi tiêu và kiểm soát chi phí.

Tại Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long công tác xây dựng kế hoạch dòng tiền được lập chi tiết cho từng sản phẩm. Sau khi hợp đồng đóng tàu được ký kết trên cơ sở dự toán nội bộ và các mốc tiến độ dự án đã được phê duyệt, công ty xây dựng kế hoạch mua sắm vật tư và các khoản chi phí cần thiết theo tiến độ dự án. Đồng thời lập kế hoạch chi tiết dòng tiền của sản phẩm theo từng tuần và từng tháng. Thông qua bảng kế hoạch này sẽ tính toán được nhu cầu vốn của từng thời điểm để xây dựng kế hoạch vay vốn cho phù hợp. Mỗi một dự án Công ty đều xem xét để làm việc với một đối tác ngân hàng. Ngân hàng sẽ cung cấp một loạt các dịch vụ trọn gói từ quản lý dòng

tiền, thanh toán, cho vay, mở L/c… và tư vấn cho Công ty để xác định cho dự án một cơ cấu vốn hợp lý. Hiện nay các dịch vụ của ngân hàng tốt, tính chuyên nghiệp cao nên mỗi dự án thông qua việc phối hợp với ngân hàng cùng quản lý dòng tiền, cho vay, thu nợ sẽ hạn chế được rủi ro cho đơn vị.

Bảng 3.7. Phân tích vốn lưu động của Công ty TNHH MTV Đóng tàu Hạ Long

Stt Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

Tỷ trọng (%) Tốc độ tăng trưởng(%)

2010 2011 2012 2013 2014 BQGĐ 2011/10 2012/11 2013/12 2014/13

I Tiền và các khoản TĐ tiền Tr.đ 100.904 131.023 104.742 110.988 139.510 10,76 17,87 16,32 17,88 23,18 17,20 29,85 -20,06 5,96 25,70

1 Tiền Tr.đ 25.904 36.023 25.592 15.248 13.845 2,76 4,91 3,99 2,46 2,30 3,28 39,06 -28,96 -40,42 -9,20

2 Các khoản tương đương tiền Tr.đ 75.000 95.000 79.150 95.740 125.665 7,99 12,96 12,33 15,43 20,88 13,92 26,67 -16,68 20,96 31,26

II Các khoản phải thu Ng.hạn Tr.đ 540.140 430.563 379.494 354.758 320.172 57,58 58,72 59,14 57,16 53,21 57,16 -20,29 -11,86 -6,52 -9,75

1 Phải thu khách hàng Tr.đ 426.432 338.473 295.305 278.809 254.387 45,46 46,16 46,02 44,93 42,27 44,97 -20,63 -12,75 -5,59 -8,76

2 Trả trước cho người bán Tr.đ 68.498 67.544 59.337 55.128 46.890 7,30 9,21 9,25 8,88 7,79 8,49 -1,39 -12,15 -7,09 -14,94

3 Các khoản phải thu khác Tr.đ 45.210 24.546 24.852 20.821 18.895 4,82 3,35 3,87 3,36 3,14 3,71 -45,71 1,25 -16,22 -9,25

III Hàng tồn kho Tr.đ 295.350 165.235 154.686 146.538 135.159 31,48 22,54 24,10 23,61 22,46 24,84 -44,05 -6,38 -5,27 -7,77

1 Hàng tồn kho Tr.đ 295.350 165.235 154.686 146.538 135.159 31,48 22,54 24,10 23,61 22,46 24,84 -44,05 -6,38 -5,27 -7,77

2 Dự phòng giảm giá HTK Tr.đ - - - - -

IV Tài sản ngắn hạn khác Tr.đ 1.728 6.404 2.798 8.305 6.916 0,18 0,87 0,44 1,34 1,15 0,80 270,60 -56,31 196,82 -16,72

1 Chi phí trả trước ngắn hạn Tr.đ - - - - -

2 Thuế GTGT được khấu trừ Tr.đ 1.513 6.157 2.248 7.647 5.728 0,16 0,84 0,35 1,23 0,95 0,71 306,94 -63,49 240,17 -25,09

3 Tài sản ngắn hạn khác Tr.đ 215 247 550 658 1.188 0,02 0,03 0,09 0,11 0,20 0,09 14,88 122,67 19,64 80,55

Tổng cộng Tr.đ 938.122 733.225 641.720 620.589 601.757 100 100 100 100 100

(Nguồn: Báo cáo tài chính và xử lý số liệu của tác giả)

3.2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Quá trình vận động của vốn lưu động bắt đầu từ việc dùng tiền tệ mua sắm vật tư dự trữ cho sản xuất, tiến hành sản xuất và khi sản xuất xong doanh nghiệp tổ chức tiêu thụ để thu về một số vốn dưới hình thái tiền tệ ban đầu với giá trị tăng thêm. Mỗi lần vận động như vậy được gọi là một vòng luân chuyển của vốn lưu động. Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau nhưng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu cơ bản và tổng hợp nhất phản ánh trình độ sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.

Bảng 3.8. Bảng phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

1 Doanh thu thuần Trđ 1.564.492 1.363.330 1.258.087 1.552.326 1.631.871

2 VLĐ bình quân Trđ 932.961 835.674 687.473 631.155 611.173 3 Số vòng quay bq VLĐ (1/2) Vòng 1,68 1,63 1,83 2,46 2,67 4 Số ngày bq một vòng quay VLĐ Ng/vg 217,66 223,73 199,45 148,40 136,70 5 Mức đảm nhiệm VLĐ (2/1) Lần 0,60 0,61 0,55 0,41 0,37

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Mức đảm nhiệm VLĐ phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần. Hệ số này càng nhỏ phản ánh hiệu quả sử dụng VLĐ của doanh nghiệp càng cao. Qua bảng 3.8 ta thấy mức đảm nhiệm VLĐ năm 2013 - 2014 có biểu hiện tốt vì chỉ tiêu này giảm từ 0,6 lần năm 2010 xuống còn 0,41 lần năm 2013 và còn 0,37 lần năm 2014 do trong 2 năm này doanh thu thuần đều tăng mạnh trong khi vốn lưu động bình quân lại giảm. Năm 2011 chỉ tiêu này tăng 0,01 lần so với năm 2010 do tốc độ giảm của VLĐ bình quân giảm chậm hơn so với tốc độ giảm của doanh thu thuần. Cụ thể doanh thu thuần năm 2011 giảm 12,86% so với năm 2010 nhưng VLĐ bình quân chỉ giảm 10,42% làm cho mức đảm nhiệm VLĐ tăng nhẹ.

Tốc độ luân chuyển của VLĐ bị ảnh hưởng bởi hai nhân tố chính là doanh thu thuần và VLĐ bình quân, tác động đó được thể hiện cụ thể như sau:

Bảng 3.9. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Đơn vị tính: vòng

STT Chỉ tiêu 2011/2010 2012/2011 2013/2012 2014/2013

1 Đối tượng phân tích -0,05 0,20 0,63 0,21

2 Ảnh hưởng của nhân tố doanh thu thuần -0,22 -0,13 0,43 0,13

3 Ảnh hưởng của VLĐ bình quân 0,17 0,32 0,20 0,08

4 Tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng -0,05 0,20 0,63 0,21

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Hình 3.1. Đồ thị hiệu quả sử dụng vốn lưu động

Theo bảng 3.8 và 3.9 trong giai đoạn 2010 - 2014 số vòng quay bình quân VLĐ và số ngày bình quân một vòng quay VLĐ có sự biến động như sau:

Năm 2011 so với năm 2010, số vòng quay VLĐ giảm 0.05 vòng làm tăng số ngày bình quân một vòng quay VLĐ tăng lên 6,07 ngày. Trong điều kiện doanh thu thay đổi nhưng VLĐ bình quân không đổi thì sự giảm sút doanh thu thuần đã làm số vòng quay VLĐ giảm 0,22 vòng. Ngược lại khi doanh thu không đổi thì VLĐ bình quân giảm làm số vòng quay VLĐ tăng 0,17 vòng.

Năm 2012 - 2011, số vòng quay VLĐ tăng 0,2 vòng làm giảm số ngày bình quân của một vòng quay này giảm 24,28 ngày do doanh thu giảm 7,72% làm số vòng quay VLĐ giảm 0,13 vòng, VLĐ bình quân giảm 17,73% làm số vòng quay VLĐ tăng 0,32 vòng. Năm 2010 - 2014, số vòng quay VLĐ tăng chủ yếu do sự giảm đi của VLĐ bình quân.

Thông qua phân tích các chỉ tiêu trên cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty ngày càng tốt lên. Tuy trong giai đoạn khó khăn doanh thu có sụt giảm nhưng do có nhiều biện pháp tốt trong quản lý vốn lưu động như tăng cường thu hồi nợ, giảm hàng tồn kho, tiết kiệm chi phí, kiểm soát được tiến độ sản xuất và chi phí giá thành sản phẩm nên các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động có thay đổi tích cực hiệu quả hơn.

* Vòng quay hàng tồn kho

Hàng tồn kho là một bộ phận tài sản dự trữ với mục đích đảm bảo cho quá Trình sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường liên tục. Mức độ tồn kho cao hay thấp phụ thuộc vào loại hình kinh doanh, tình hình cung cấp đầu vào, mức tiêu thụ sản phẩm… Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho được thể hiện qua số vòng quay hàng tồn kho thể hiện số lần mà hàng tồn kho được bán trong kỳ. Và thời gian tồn kho đo lường số ngày hàng tồn kho nằm trong kho trước khi bán ra.

Bảng 3.10. Vòng quay hàng tồn kho của Công ty STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014 1 Giá vốn hàng bán Trđ 1.482.299 1.279.878 1.172.933 1.448.768 1.521.400 2 Hàng tồn kho bình quân Trđ 310.475 230.293 159.961 150.612 140.849 3 Vòng quay hàng tồn kho Vòng 4,77 5,56 7,33 9,62 10,80 4 Số ngày một vòng quay Ng/vg 76,45 65,68 49,78 37,94 33,79

(Nguồn: Báo cáo tài chính và tính toán của tác giả)

Hình 3.2. Đồ thị luân chuyển hàng tồn kho

Giai đoạn 2010 - 2014: Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đều tăng qua các năm làm cho số ngày một vòng quay giảm theo các năm. So với năm 2010, năm 2014 tốc độ luân chuyển hàng tồn kho đã tăng 6,03 vòng tương ứng mức tăng là 126,25%, số ngày một vòng quay của hàng tồn kho giảm 42,46 ngày/vòng tương đương 55,8% so với năm 2010.

Giai đoạn 2010 - 2012, cả giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân đều giảm, nhưng tốc độ giảm của hàng tồn kho lớn hơn tốc độ giảm của giá vốn làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho vẫn có xu hướng tăng lên (năm

2011 so với năm 2010, giá vốn giảm 13,66% trong khi hàng tồn kho giảm 25,83% cao hơn gấp 1,89 lần mức giảm của giá vốn, tương tự năm 2012 so với năm 2011, mức giảm của hàng tồn kho cao hơn mức giảm của giá vốn là 3,65 lần).

Giai đoạn 2012 - 2014, trong khi giá vốn có xu hướng tăng lên (so với năm 2012, năm 2013 giá vốn tăng 275.835 triệu đồng, năm 2014 tăng 348.467 triệu đồng) thì hàng tồn kho bình quân vẫn giảm làm cho tốc độ luân chuyển hàng tồn kho tăng mạnh.

Trong giai đoạn 2010 đến 2014 tuy có gặp khó khăn về sản phẩm vào năm 2011 và 2012 dẫn đến doanh thu giảm giá vốn giảm nhưng vòng quay hàng tồn kho liên tục tăng qua các năm, số ngày của một vòng quay cũng giảm. Các chỉ tiêu này có biến đổi tích cực, phản ảnh các biện pháp tăng cường hiệu quả của việc sử dụng vốn lưu động của Công ty từng bước có hiệu quả. Để giảm nhanh lượng hàng hóa tồn kho, Công ty tăng cường mọi biện pháp thi công đẩy nhanh tiến độ bàn giao tàu thu hồi vốn.

* Vòng quay khoản phải thu

Bảng 3.11. Vòng quay các khoản phải thu của Công ty

STT Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 2013 2014

1 Doanh thu thuần Trđ 1.564.492 1.363.330 1.258.087 1.552.326 1.631.871

2 Phải thu bình quân Trđ 482.420 485.352 405.029 367.126 337.465

3 Số vòng thu hồi nợ Vòng 3,24 2,81 3,11 4,23 4,84

4 Số ngày/vòng thu Ng/vg 112,55 129,94 117,51 86,32 75,48

Hình 3.3. Đồ thị Luân chuyển các khoản phải thu

Giai đoạn 2010 - 2011: Tốc độ luân chuyển khoản phải thu giảm từ 3,24 vòng năm 2010 giảm còn 2,81 vòng năm 2011, giảm 0,43 vòng tương ứng mỗi vòng năm 2011 tăng 18 ngày so với năm 2010. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2011 giảm 12,86% nhưng các khoản phải thu bình quân lại tăng 0,61%.

Giai đoạn 2012 - 2011: Số vòng thu nợ tăng từ 2,81 năm 2011 lên 3,11 năm 2012, tăng 0,3 vòng tương ứng mỗi vòng giảm 13 ngày. Nguyên nhân làm tăng số vòng thu nợ tăng lên trong khi doanh thu vẫn giảm là do các khoản phải thu giảm mạnh hơn mức giảm của doanh thu thuần (các khoản phải thu giảm từ 485.352 triệu đồng năm 2011 giảm xuống còn 405.029 triệu đồng tương ứng giảm 16,55% trong khi tương ứng với đó, doanh thu thuần chỉ giảm 7,72%).

Giai đoạn 2012 - 2014: Số vòng thu hồi nợ trong giai đoạn này tăng liên tục, năm 2013 là 4,32 vòng tăng 1,12 vòng tương ứng với mức giảm 31 ngày so với năm 2012. Năm 2014 là 4,84 vòng tăng 0,61 vòng, mỗi vòng giảm 11 ngày so với năm 2013. Nguyên nhân là do doanh thu thuần năm 2013 tăng

23,39% nhưng các khoản phải thu bình quân giảm 9,36% so với năm 2012. Năm 2014 doanh thu thuần tăng 5,12% trong khi các khoản phải thu giảm 8,08% so với năm 2013. Như vậy trong giai đoạn này, tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đã tốt lên, doanh thu tăng và việc thu hồi nợ của công ty cũng khả quan hơn, có chiều hướng tốt.

Từ kết quả phân tích và dựa vào đồ thị ta thấy qua 5 năm hoạt động thì tốc độ luân chuyển khoản phải thu có xu hướng tốt. Giai đoạn 2010 - 2011, qua phân tích trên đây là những năm có tín hiệu không tốt, tuy nhiên năm 2012 đã dần ổn định phát triển hơn trong giai đoạn 2013-2014. Đây là tín hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty trách nhiệm MTV đóng tàu hạ long (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)