Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện tuyên quang tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 66)

CHƢƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. Giải pháp về vốn

- Theo quy định về nội dung hỗ trợ đất sản xuất tại Mục b, Khoản 1, Điều 3 Quyết định 2085/QĐ-TTg ngày 31/10/2016 của Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt Chính sách đặc thù hỗ trợ pháp triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2017-2020, trong đó:

+ Hỗ trợ cho các hộ đồng bào thiếu đất sản xuất có nhu cầu nhƣng không đƣợc bố trí đất và các hộ có nhu cầu hỗ trợ trực tiếp bằng tiền với mức hỗ trợ tối đa 15 triệu đồng/hộ.

+ Hỗ trợ cho các hộ đồng bào thiếu đất sản xuất bằng hình thức chuyển đổi nghề nghiệp và hình thức khác với mức hỗ trợ tối đa 5 triệu đồng/hộ.

Ngoài ra cũng theo quyết định tại nội dung này, các hộ đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất sản xuất còn đƣợc vay vốn tín dụng ƣu đãi để tạo quỹ đất sản xuất, làm dịch vụ hoặc làm nghề khác để tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.

Để thực hiện đƣợc giải pháp này, cần phải có các giải pháp thực hiện từ Trung ƣơng đến địa phƣơng, cụ thể nhƣ sau:

- Chính phủ cần ƣu tiên nguồn lực, bố trí đủ kinh phí và đƣa nguồn kinh phí thực hiện các chính sách, chƣơng trình hỗ trợ đất sản xuất cho các hộ đồng bào thiếu đất sản xuất vào trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 để phƣơng án quy hoạch đƣợc thực hiện có hiệu quả; lồng ghép với nguồn vốn của các chƣơng trình mục tiêu quốc gia, các chính sách và dự án khác.

- Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch bố trí vốn; điều chỉnh bổ sung nguồn vốn để thực hiện phƣơng án bố trí quy hoạch đất sản xuất cho đồng bào thiếu đất của tỉnh vào kế hoạch vốn trung hạn 2016-2020 của tỉnh. Đồng thời, cân đối ngân sách, ƣu tiên bố trí nguồn lực để thực hiện phƣơng án quy hoạch với định mức hỗ trợ theo quy định hiện hành.

- Ngân hàng chính sách xã hội của tỉnh cần có những văn bản hƣớng dẫn quy trình, thủ tục cho vay theo quy định một cách cụ thể, đơn giản để đồng bào thiếu đất sản xuất có thể thực hiện một cách dễ nhất.

3.3. Giải pháp tạo quỹ đất

3.3.1. Tạo quỹ đất từ đất của các nông, lâm trường trả lại cho địa phương quản lý

- Cáci côngi tyi nông,i lâmi nghiệpi thựci hiện rài i soáti hiệni trạngi sửi dụngi đấti vềi

vịi trí,i ranhi giới quảni i lý,i sửi dụngi đất; diệni i tíchi đấti khôngi sửi dụng,i sửi dụngi khôngi

hiệui quả;i diệni tíchi đấti đangi giaoi khoán, choi i thuê,i choi mƣợn,i bịi lấni chiếm,i liêni

doanh,i liêni kết,i hợp táci i đầui tƣi hoặci đangi tranhi chấp,...i Từi đói cói phƣơngi áni sửi

dụngi đấti phùi hợpi với thựci i tếi củai từngi địai phƣơng.

-i Cáci côngi ty nông,i i lâmi nghiệpi cói diệni tíchi đấti bịi thui hồii phảii bàni giaoi

toàni bội hồi sơi vềi quỹi đấti bịi thui hồii choi UBNDi cấpi huyệni nơii cói đấti (đấti củai cáci

côngi tyi giảii thể,i đấti dôii rai doi thui hẹpi nhiệmi vụ;i đấti khôngi sửi dụng,i sửi dụngi khôngi

hiệui quả;i đấti côngi tyi đangi khoáni trắng,i sửi dụngi khôngi đúngi mụci đích;i diệni tíchi đãi

chuyểni nhƣợng...).

3.3.2. Tạo quỹ đất từ đất chưa sử dụng, đất sử dụng không hiệu quả

Rà soát quỹ đất không thuộc đối tƣợng quản lý nào, tạm thời do UBND cấp xã quản lý nhƣng thực chất là vô chủ. Ngƣời dân tự chiếm đoạt, canh tác trên những diện tích này; Các huyện, xã khẩn trƣơng tiến hành rà soát toàn bộ diện tích đất chƣa sử dụng của địa phƣơng mình, đặc biệt chú trọng rà soát các khu vực đất chƣa sử dụng, bỏ hoang mà có điều kiện thổ nhƣỡng thích hợp, tƣới tiêu, giao thông thuận lợi hoặc có thể đầu tƣ cơ sở hạ tầng để tạo quỹ đất giao cho đồng bào thiếu đất; tập trung thu hồi một phần diện tích đất của các dự án đã nhận đất nhƣng không đủ năng lực thực hiện, vẫn bỏ hoang hoá hoặc sang nhƣợng trái phép để tạo quỹ đất hỗ trợ cho đồng bào thiếu đất sản xuất.

3.3.3. Tạo quỹ đất từ đất rừng phòng hộ ít xung yếu

Một trong những nhiệm vụ và giải pháp thực hiện phƣơng án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất nêu tại khoản 3, Mục II Nghị quyết số 134/2016/QH13 ngày

09/4/2016 của Quốc hội về Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016-2020) cấp quốc gia là “Tiếp tục rà soát Điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng và tổ chức hiệu quả việc trồng rừng; bố trí quỹ đất trồng cây xanh trong các khu dân cƣ, khu đô thị. Xây dựng quy chế, xác định khu vực, công khai diện tích rừng phòng hộ ít xung yếu, kém chất lƣợng ở từng địa phƣơng, từng vùng để chuyển sang rừng sản xuất với quy trình trồng, bảo vệ kết hợp khai thác chặt chẽ, vừa bảo đảm Mục đích phát triển kinh tế rừng, giải quyết đất sản xuất, ổn định đời sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số, hạn chế di dân không theo quy hoạch, vừa góp phần thực hiện chức năng phòng hộ, phòng, chống thiên tai, bảo vệ nguồn nƣớc, chống xói mòn, bảo vệ môi trƣờng sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu và nƣớc biển dâng. Việc chuyển đổi phải có lộ trình theo kế hoạch sử dụng đất, thủ tục chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật...”.

Trên cơ sở đó, UBND tỉnh cần chỉ đạo các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện ây dựng kế hoạch rà soát lại các loại đất lâm nghiệp. Đo đạc, thống kê diện tích đất rừng phòng hồ ít sung yếu trên địa bàn tỉnh, huyện; lập kế hoạch, hồ sơ, thủ tục chuyển đổi mục đích đất rừng phòng hộ ít xung yếu sang đất sản xuất và giao lại cho hộ đồng bào DTTS thiếu đất sử dụng.

3.3.4. Giải pháp về sử dụng đất

Đa dạng hóa cây trồng dƣới nhiều hình thức: trồng xen, trồng gối, trồng cây theo đƣờng đồng mức, áp dụng các công thức luân canh, trong đó có cây họ đậu để tăng tính đa dạng sinh học về giống, loài theo thời gian và không gian.

Đối với các vùng đất độ dốc nhỏ hơn 150, tầng đất dày trên 50 cm có thể canh tác nông nghiệp nhƣng phải hƣớng dẫn các hộ đồng bào áp dụng các biện pháp để tăng độ che phủ của đất. Cần nhân rộng một số mô hình trồng cây hàng năm có đai rừng che chắn trên địa bàn các tỉnh.

Tăng cƣờng úng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sửn xuất bằng cách nâng vụ (01 vụ lên 02 vụ trong năm, 02 vụ lúa và 01 vụ màu), chuyển đất nƣơng rẫy thành ruộng cạn, ruộng nƣớc. Tăng cƣờng xây dựng hệ thống thủy lợi để khai hoang đồng ruộng.

Xây dựng và phát triển mô hình nông lâm kết hợp: Thông thƣờng cây lâm nghiệp đƣợc bố trí trồng ở phần đỉnh đồi từ 30 - 60% diện tích, gồm các loại cây bản địa nhƣ lim, lát, trám, quế... Tiếp theo bố trí băng xanh rộng 1m theo đƣờng đồng mức nhƣ: keo dậu, đậu thiều hoặc trồng cỏ vừa có hiệu quả kinh tế, chống xói mòn. Phần sƣờn đồi bố trí trồng cây ăn quả nhƣ vải, nhãn, cam, chanh, mơ, mận, quýt…

3.4. Giải pháp hỗ trợ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp

- Giao thêm đất sản xuất nông nghiệp cho hộ TĐC để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập trên cơ sở cân đối quỹ đất sản xuất chung giữa hộ TĐC và hộ sở tại trên địa bàn. Hỗ trợ kinh phí để trƣng dụng thêm đất sản xuất cấp bổ sung cho hộ TĐC thiếu đất sản xuất nông nghiệp theo phƣơng thức Ban quản lý dự án phối hợp với chính quyền địa phƣơng, hộ TĐC thiếu đất sản xuất nông nghiệp thỏa thuận với hộ dân sở tại có mức đất sản xuất nông nghiệp cao hơn trong cộng đồng để trƣng dụng trong nội bộ từng bản, xã.

- Hỗ trợ giống mới năng suất cao và chất lƣợng tốt.

- Đầu tƣ nâng cấp các công trình thủy lợi để nâng cao hệ số sử dụng đất (chuyển từ đất 1 lúa thành 2 lúa, đất màu thành đất lúa...)

- Đối với các điểm TĐC không còn khả năng trƣng dụng, khai hoang thêm đất, đề nghị sử dụng quỹ đất 5% còn lại để giao bổ sung cho các hộ dân TĐC.

- Hỗ trợ giao đất, giao rừng, trồng rừng cho các điểm TĐC có đất rừng. - Hỗ trợ chăm sóc, bảo vệ rừng, chính sách phát triển chăn nuôi đại gia súc dƣới tán rừng…

- Hỗ trợ công tác khuyến nông, lâm, thủy sản: Tiếp tục chƣơng trình hỗ trợ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngƣ cho các hộ tái định cƣ và triển khai trình diễn mô hình nhƣ: Bồi dƣỡng, tập huấn và truyền nghề cho ngƣời sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thuỷ sản, gắn với từng mô hình khuyến nông, khuyến ngƣ của địa phƣơng; Tập huấn, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho ngƣời hoạt động khuyến nông, khuyến ngƣ ở địa phƣơng. Tham quan, khảo sát, học tập trong nƣớc gắn với chƣơng trình, dự án khuyến nông, khuyến ngƣ của địa phƣơng, mức hỗ trợ tối đa không quá

5 triệu đồng/hộ.

3.5. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho ngƣời dân sống cho ngƣời dân

- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hƣớng dẫn cho phù hợp với các đối tƣợng là dân tộc khác nhau. Cần mở các lớp hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân TĐC theo kiểu vừa học, vừa làm, những ngƣời sản xuất kinh doanh giỏi làm hƣớng dẫn viên, truyền đạt kinh nghiệm cho học viên... nhƣ vậy, ngƣời dân vừa học đƣợc lý thuyết lại vừa đƣợc thực hành ngay tại thực tế khi trở về họ sẽ vận dụng tốt hơn những kiến thức học đƣợc trong sản xuất, kinh doanh.

- Do đặc thù của địa phƣơng. Nhu cầu sử dụng lao động không lớn nên việc đào tạo, dạy nghề cho lao động thiếu việc làm hoặc không có việc làm phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trƣờng lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc đối với từng loại hình khác nhau nhƣ sau:

+ Đối với các đối tƣợng đào tạo nghề tại các trƣờng, trung tâm đào tạo nghề để vào làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí đào tạo và tiền ăn ở trong thời thời gian đào tạo (1 năm). Dự kiến mức hỗ trợ học bình quân là 730.000 đồng/tháng; tiền ăn 500.000đồng/tháng.

+ Đối với các đối tƣợng đào tạo để xuất khẩu lao động Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí đào tạo và tiền ăn ở trong thời gian đào tạo (1 năm), mức hỗ trợ dự kiến hỗ trợ học phí bình quân 730.000 đồng/tháng; tiền ăn ở 1.000.000 đồng/tháng.

+ Đối với các đối tƣợng đào tạo việc làm để chuyển đổi lao động tại chỗ (sản xuất phi nông nghiệp tại gia đình và tại các cơ sở, doanh nghiệp tại địa bàn) Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí học nghề và thu nhập ban đầu chƣa ổn định với mức hỗ trợ bình quân bằng mức lƣơng tối thiểu hiện nay trong thời gian 1 năm.

+ Đối với các đối hỗ trợ để học tiếp chuyên nghiệp và cao đẳng, Đại học Nhà nƣớc hỗ trợ học phí trong thời gian đào tạo (4 năm), với mức hỗ trợ bình quân dự kiến là 200.000 đồng/tháng học.

3.6. Các giải pháp về lĩnh vực xã hội

- Hỗ trợ lãi suất: Đa số dân tái định cƣ thủy điện Tuyên Quang là đồng bào dân tộc thiếu số, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo cao, vì vậy đề nghị Nhà nƣớc hỗ trợ lãi suất cho các hộ tái định cƣ nhƣ là các đối tƣợng đƣợc hỗ trợ lãi xuất quy định tại Thông tƣ số 08/2009/TT-BNN ngày 26 tháng 2 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Hƣớng dẫn thực hiện một số chính sách hỗ trợ phát triển Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ.

- Việc thực hiện các chƣơng trình, biện pháp hỗ trợ cho ngƣời dân phải đƣợc thực hiện theo phƣơng châm hông trợ giúp theo i u ao cấp mà chỉ trợ lực tạo điều kiện cần thiết cho ngƣời nghèo tự vƣơn lên thoát khỏi đói nghèo, nâng cao thu nhập. Cần có sự phối kết hợp đồng bộ các chính sách kinh tế với các chính sách xã hội, phối hợp chặt chẽ giữa các chƣơng trình, dự án nhƣ chƣơng trình 134, 135, chƣơng trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, TNSP....nhằm phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho đồng bào di dân tái định cƣ trên địa bàn huyện.

- Thực hiện các biện pháp dân số và kế hoạch hóa hóa gia đình, giảm tỷ lệ sinh, nâng cao chất lƣợng dân số, từ đó giảm quy mô hộ gia đình tại các khu TĐC.

- Phát triển cộng đồng nông thôn: Khơi dậy tinh thần tự tôn trong cộng đồng, bằng cách tổ chức các hoạt động công cộng tự quản với sự hỗ trợ từ bên ngoài để mọi ngƣời đƣợc bày tỏ, đƣợc đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng. Thông qua hoạt động cộng đồng sẽ tạo niềm tin cho mỗi cá nhân trong việc phát triển kinh tế hộ gia đình và xây dựng nông thôn phồn thịnh.

- Hỗ trợ chuyển giao khoa học công nghệ, phát triển thị trƣờng nhằm tăng nhanh sản lƣợng nông nghiệp cho hộ tái định cƣ thoát nghèo và có tích lũy để đầu tƣ phát triển bền vững.

3.7. Giải pháp về đầu tƣ hệ thống kết cấu hạ tầng

Việc thực hiện hỗ trợ đầu tƣ hệ thống cơ sở hạ tầng tái định cƣ có ý nghĩa quan trọng trong việc ổn định cuộc sống và phát triển sản xuất cho ngƣời dân tái

định cƣ cũng nhƣ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội chung trên địa bàn, vốn thực hiện hỗ trợ đầu tƣ lớn, vì vậy cần:

- Thực hiện lập dự án, kế hoạch đầu tƣ cụ thể cho việc cải tạo, nâng cấp và đầu tƣ bổ sung mới đảm bảo việc đầu tƣ đảm bảo đúng quy hoạch, hiệu quả đầu tƣ cao.

- Ƣu tiên nguồn vốn lồng ghép từ các chƣơng trình, dự án đầu tƣ khác trên địa bàn (giao thông, thủy lợi, điện, xây dựng nông thôn mới v.v...) với dự án di dân, TĐC để xây dựng đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng tại các xã có TĐC thủy điện Tuyên Quang.

- Tiếp tục đầu tƣ xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các khu tái định cƣ bằng nguồn vốn bổ sung của Chính phủ cho dự án di dân tái định cƣ thuỷ điện Tuyên Quang. Đồng thời lồng ghép các nguồn vốn thuộc các chƣơng trình khác nhƣ: Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; Chƣơng trình kiên cố hóa kênh mƣơng, bê tông hóa đƣờng giao thông nội đồng, xây dựng nhà văn hóa thôn, bản, tổ dân phố gắn với sân thể thao, khuôn viên theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Tuyên Quang; Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng nông thôn... để huy động đủ nguồn lực xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng các khu tái định cƣ bền vững.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp ổn định đời sống nhân dân vùng tái định cư thủy điện tuyên quang tại huyện na hang, tỉnh tuyên quang​ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)