CHƢƠNG II ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.5. Giải pháp về đào tạo nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống cho
sống cho ngƣời dân
- Tập trung đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực; đa dạng hóa các loại hình đào tạo, hƣớng dẫn cho phù hợp với các đối tƣợng là dân tộc khác nhau. Cần mở các lớp hƣớng dẫn kỹ thuật cho ngƣời dân TĐC theo kiểu vừa học, vừa làm, những ngƣời sản xuất kinh doanh giỏi làm hƣớng dẫn viên, truyền đạt kinh nghiệm cho học viên... nhƣ vậy, ngƣời dân vừa học đƣợc lý thuyết lại vừa đƣợc thực hành ngay tại thực tế khi trở về họ sẽ vận dụng tốt hơn những kiến thức học đƣợc trong sản xuất, kinh doanh.
- Do đặc thù của địa phƣơng. Nhu cầu sử dụng lao động không lớn nên việc đào tạo, dạy nghề cho lao động thiếu việc làm hoặc không có việc làm phải phù hợp theo những hình thức linh hoạt, sát với yêu cầu của thị trƣờng lao động và phải phân ra từng loại hình cần đào tạo với những chính sách hỗ trợ của nhà nƣớc đối với từng loại hình khác nhau nhƣ sau:
+ Đối với các đối tƣợng đào tạo nghề tại các trƣờng, trung tâm đào tạo nghề để vào làm tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí đào tạo và tiền ăn ở trong thời thời gian đào tạo (1 năm). Dự kiến mức hỗ trợ học bình quân là 730.000 đồng/tháng; tiền ăn 500.000đồng/tháng.
+ Đối với các đối tƣợng đào tạo để xuất khẩu lao động Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí đào tạo và tiền ăn ở trong thời gian đào tạo (1 năm), mức hỗ trợ dự kiến hỗ trợ học phí bình quân 730.000 đồng/tháng; tiền ăn ở 1.000.000 đồng/tháng.
+ Đối với các đối tƣợng đào tạo việc làm để chuyển đổi lao động tại chỗ (sản xuất phi nông nghiệp tại gia đình và tại các cơ sở, doanh nghiệp tại địa bàn) Nhà nƣớc hỗ trợ kinh phí học nghề và thu nhập ban đầu chƣa ổn định với mức hỗ trợ bình quân bằng mức lƣơng tối thiểu hiện nay trong thời gian 1 năm.
+ Đối với các đối hỗ trợ để học tiếp chuyên nghiệp và cao đẳng, Đại học Nhà nƣớc hỗ trợ học phí trong thời gian đào tạo (4 năm), với mức hỗ trợ bình quân dự kiến là 200.000 đồng/tháng học.