Các rào cản thương mại

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)

Nông nghiệp là kế sinh nhai và giúp ổn định cuộc sống cho phần lớn dân cư nông thôn, là nền tảng cho phát triển kinh tế, xã hội và ổn định chính trị, tạo tiền đề để công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ một nước nông nghiệp. Nông nghiệp cũng là một trong những ngành truyền thống của hầu hết các quốc gia và sử dụng nhiều lao động, hơn nữa lại liên quan trực tiếp đến sức khỏe của con người nên mức độ bảo hộ ngành này cũng tương đối cao. Mỗi một quốc gia trên thế giới lại xây dựng những rào cản thương mại của riêng mình để bảo hộ ngành nông nghiệp của quốc gia.

1.2.2.1. Rào cản thuế quan

Hiện nay, các mặt hàng nông sản khi nhập khẩu vào một quốc gia đều bị đánh thuế nhập khẩu với các mức thuế khác nhau, tùy thuộc vào ưu đãi của nước nhập khẩu. Sự ra đời của Tổ chức thương mại thế giới WTO cùng với hệ thống hiệp định và các văn bản pháp lý đi kèm quy định các nước thành viên của WTO sẽ đưa ra những nhân nhượng về thuế quan, chính vì vậy hàng nông sản của các nước thành viên WTO khi xuất khẩu sang các nước thành viên WTO khác đều được hưởng mức tối huệ quốc (MFN). Theo cuốn Cam kết chung về mở cửa thị trường nông sản của VCCI - Các nguyên tắc cơ bản của GATT áp dụng trong lĩnh vực nông nghiệp - Nguyên tắc MFN đưa ra rằng: Nước thành viên WTO phải dành cho hàng nông sản đến từ các nước thành viên khác củ WTO sự đối xử ngang bằng (không phân biệt đối xử giữa hàng nông sản đến từ các nước khác nhau). Cũng trong cuốn đó, nguyên tắc đối xử quốc gia (NT): Nước thành viên WTO phải đảm bảo dành cho hàng nông sản đến từ nước thành viên khác sự đối xử ngang bằng với hàng nông sản trong nước (không phân biệt đối xử giữa nông sản nội địa và nông sản nhập khẩu sau khi đã hoàn thành các thủ tục và nghĩa vụ hải quan.

Ngoài ra, hàng nông sản xuất khẩu từ các nước đang phát triển và kém phát triển cũng được hưởng mức thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP) từ các nước phát triển, với mức thuế GSP thấp hơn thuế MNF. Mức thuế này tùy theo quy định của nước cho hưởng. Theo báo cáo của Hội nghị Liên Hợp Quốc về Thương mại và phát triển (UNCTAD) năm 2018, hiện có 16 chế độ hưởng ưu đãi thuế quan khác nhau đang được áp dụng trên thế giới, bao gồm 37 nước đang có chế độ hưởng ưu đãi trong đó có 15 nước trực thuộc EU. Các nước được hưởng GSP bao gồm những nước đang phát triển và những nước chậm phát triển. Các nước chậm phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển. Các nước chậm phát triển thường được hưởng một chế độ đặc biệt riêng, có nhiều ưu đãi hơn các nước đang phát triển. Đối với mỗi quốc gia dành ưu đãi, các nước được hưởng được liệt kê trong danh sách ban hành kèm theo chế độ GSP. Tuy nhiên, trong hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) này thì mặt hàng nông sản được coi là các sản phẩm nhạy cảm - Có rất nhiều lý do về kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khiến chính sách đối với thương mại hàng nông sản trở nên đặc biệt “bảo thủ” so với đối với các loại hàng hoá công nghiệp, trong đó lý do chủ yếu được nêu ra là:

Thương mại hàng nông sản đụng chạm đến lợi ích của một bộ phận dân cư vốn có thu nhập thấp ở cả các nước phát triển và các nước đang phát triển; Mỗi nước đều có nhu cầu đảm bảo nguồn cung lương thực ổn định trong hoàn cảnh thế giới thường xuyên có biến động về thu hoạch và các nguy cơ nạn đói rình rập nên mức miễn giảm thuế sẽ ít hơn so với các sản phẩm không nhạy cảm.

1.2.2.2. Rào cản phi thuế quan

Hàng nông sản xuất khẩu tới các nước công nghiệp phát triển bao gồm cả EU và Hoa Kỳ đang phải chịu rất nhiều hàng rào phi thuế quan khác nhau, như các tiêu chuẩn kỹ thuật, thủ tục hải quan, quy tắc xuất xứ hay các tiêu chuẩn về xã hội, môi trường. Các hàng rào phi thuế quan này đang trở thành một trong những trở ngại chính đối với hàng nông sản xuất khẩu. Ngoài các tiêu chuẩn và quy định kỹ thuật, hàng nông sản xuất khẩu tới các thị trường Hoa Kỳ, EU và các nước công nghiệp phát triển khác cũng bị áp đặt các hàng rào phi thuế quan dưới dạng các yêu cầu về chất lượng sản phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, sức khỏe động, thực vật, an toàn đối với môi trường và yêu cầu về nhãn mác, đóng gói cũng như nghiêm ngặt trong giấy phép nhập khẩu, tiêu chuẩn về môi trường như hóa chất, phân bón...

Một số rào cản phi thuế quan cụ thể đang được áp dụng đối với hàng nông sản trên thế giới như sau:

Quy định về chất lượng sản phẩm

Bộ tiêu chuẩn ISO 9001:2015 gọi tắt là ISO 9001-Tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng gần như là một yêu cầu bắt buộc đối với hàng nông sản xuất khẩu trên thế giới. Global G.A.P- Global Good Agricultural Practice- Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu - Tiêu chuẩn này giúp sản xuất tuân thủ các chuẩn mực được chấp nhận trên toàn châu Âu, toàn cầu về an toàn thực phẩm, phương pháp sản xuất bền vững và sử dụng có trách nhiệm đối với nước, thức ăn hỗn hợp và vật liệu nhân giống thực vật. Còn các tiêu chuẩn như BRC và IFS. Hệ thống này chiếm trên 60% các sản phẩm tươi sống bán lẻ ở nhiều nước Châu Âu. Và tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt (GAP) của quốc gia và khu vực đang được triển khai tại Châu á

Quy định về trách nhiệm xã hội

SA8000 là một chương trình cấp chứng nhận tự nguyện tư nhân về khoảng không làm việc, chương trình này được xây dựng bởi tổ chức phi chính phủ Trách

nhiệm xã hội Quốc tế (SAI) với mục đích tạo ra các điều kiện làm việc tốt hơn. Chứng nhận SA8000 đưa ra các tiêu chuẩn thấp nhất về điều kiện làm việc nhằm đảm bảo môi trường làm việc an toàn và lành mạnh, về tự do liên kết, bàn bạc tập thể và một chiến lược của doanh nghiệp cho việc quản lý mang tính xã hội nơi làm việc. Ở đó cũng có các qui định về thời gian làm việc, lương, chống phân biệt đối xử, sử dụng lao động trẻ em hay cưỡng bức lao động.

Quy định về an toàn cho người tiêu dùng

Biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure - sau đây viết tắt là biện pháp SPS) do WTO đưa ra được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.

Hơn nữa, để đảm bảo an toàn quy định cho người tiêu dùng, đặc biệt là hàng nông sản, chủ yếu sẽ yêu cầu nghiêm ngặt về hàm lượng hóa chất, phân bón, thuốc trừ sâu ... trong các sản phẩm hàng nông sản gây nguy hiểm đến sức khỏe người tiêu dùng. Các hóa chất gây hại cần được hạn chế trong hàng nông sản bao gồm như: dính dư lượng Metalaxyl (hoạt chất trừ nấm), các loại thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật không đáp ứng được yêu cầu. Và đặc biệt từng quốc gia khu vực riêng sẽ có những yêu cầu nghiêm ngặt riêng cho những thành phần hóa chất trong hàng nông sản riêng như: ở Thái Lan là chứng nhận Thai GAP; Nhật Bản - Chứng nhận JGAP; Trung Quốc - China GAP... Cho đến những Chứng nhận Tiêu chuẩn Thực phẩm Quốc tế (IFS); Quy tắc an toàn chất lượng thực phẩm (SQF). Ngoài ra, biện pháp kiểm dịch động thực vật (Sanitary and Phytosanitary Measure - sau đây viết tắt là biện pháp SPS) do WTO đưa ra được hiểu là tất cả các quy định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc có tác động đến thương mại quốc tế nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của con người, vật nuôi, động thực vật thông qua việc bảo đảm an toàn thực phẩm và/hoặc ngăn chặn sự xâm nhập của các dịch bệnh có nguồn gốc từ động thực vật.

Quy định về môi trường

Bộ tiêu chuẩn ISO 14000là bộ tiêu chuẩn về quản lý môi trường do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (ISO) ban hành nhằm giúp các doanh nghiệp/tổ chức giảm thiểu tác động gây tổn hại đến môi trường và thường xuyên cải tiến kết quả hoạt động về môi trường. Bộ tiêu chuẩn bao gồm các tiêu chuẩn liên quan đến các khía cạnh về quản lý môi trường như hệ thống quản lý môi trường, đánh gia vòng đời sản phẩm, nhãn sinh thái, xác định và kiểm kê nhà kính...

Quy định về đóng gói, ghi nhãn.

Tùy vào từng quốc gia, từng khu vực sẽ có những yêu cầu riêng về nhãn mác của sản phẩm. Bên cạnh các quy tắc ghi nhãn chung theo Quy định 1169/2011 của FIC mà các doanh nghiệp Việt Nam cần nắm rõ thì các doanh nghiệp cần chú ý các quy tắc đặc biệt trong yêu cầu về nhãn mác tại một số thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Hàn Quốc.

Ví dụ như: Trong lô xuất nhãn tươi đầu tiên sang Australia thì đã bị Cơ quan Kiểm dịch nước này tại Melbourne dừng thông quan, do doanh nghiệp đóng gói không đúng quy định.

Quy định về xuất xứ

Mỗi quốc gia lại có hệ thống quy định riêng về quy tắc xuất xứ với hàng hóa nhập khẩu. Các doanh nghiệp nông sản khi muốn xuất khẩu sản phẩm phải đảm bảo các mặt hàng đó đã đáp ứng đầy đủ các quy tắc xuất xứ theo quy định của nước nhập khẩu.

1.2. Kinh nghiệm vượt qua rào cản đối với hàng nông sản của một số nước - Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

1.3.1. Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng nông sản củamột số nước một số nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Ân Độ

Nông sản Ản Độ vẫn được đánh giá là có tiềm năng kinh doanh lớn với năng lực sản xuất cao hơn rất nhiều so với những quốc gia khác. Ản Độ được biết đến là nước sản xuất gạo Basmati lớn nhất tại thế giới và là một mặt hàng quan trọng cho thương mại giữa Ản Độ và EU. Ản Độ xuất khẩu hàng hóa nông sản sang EU cao hơn gấp năm lần so với xuất khẩu từ EU sang Ản Độ. Mặc dù vậy, xuất khẩu từ các

nước đang phát triển như Ản Độ cũng gặp không ít các rào cản thương mại khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU.

Chính phủ nước này cũng đã đưa ra các chính sách hồ trợ cho các hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là các chính sách hỗ trợ các rào cản phi thuế quan - các hóa chất và thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng trong canh tác theo yêu cầu của EU. Đặc biệt trong giai đoạn 2014, trong thành phần quả hồ trăn của Ản Độ bị EU cáo buộc có thành phần Aflatoxin - 1 chất nhiễm bệnh có trong các loại hạt ăn được ngoài ra cũng có cáo buộc về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thanh phần của quả này.

Để giải quyết được tình trạng này Ản Độ và EU đã khởi xướng chương trình CITD nhằm đào tạo hoặc nâng cao năng lực giúp các nhà xuất khẩu xác định và nắm rõ được các MRL (Mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép) giúp đáp ứng các mức được quy định bởi EU. Điều này sẽ làm cho các nhà xuất khẩu nhận thức rõ hơn về các vấn đề và họ sẽ cố gắng đảm bảo rằng họ chọn đúng sản phẩm, liều lượng phù hợp với tiêu chuẩn của EU.

Chính phủ Ản Độ cũng đã cấm các hóa chất bị cấm tại các thị trường trọng điểm bằng cách đào tạo cho nông dân sử dụng hóa chất thay thế các thuốc trừ sâu và cung cấp cho họ thông tin về cách hạn chế sử dụng các hóa chất và thuốc trừ sâu cho các MRL đã được phê duyệt nhằm giúp cho nông dân dễ dàng tiếp cận quyền đầu vào để chống lại các rào cản SPS (Các biện pháp kiểm dịch động thực vật)

Những phòng thì nghiệm nghiên liên quan đến thành phần bị cấm hay hạn chế trong nông sản của Ản Độ để phù hợp với tiêu chuẩn EU cũng đã được chính phú trú trọng và đầu tư bằng cách:

- Thực hiện các tiêu chuẩn phòng thí nghiệm thống nhất trên khắp Ản Độ - thông báo cho các phòng thí nghiệm kịp thời về bất kỳ thay đổi nào trong tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

- Trú trọng hợp tác giữa các phòng thí nghiệm ở Ản Độ và EU và thông qua chia sẻ thông tin về quy trình thử nghiệm khoa học tại EU.

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của EU sau Mỹ. Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới

và là một siêu cường công nghệ hàng đầu, nhưng Trung Quốc thực sự là một quốc gia đang phát triển. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc đang có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường nông sản thê giới. Chính vì vậy mà Chính phủ các nước đã sử dụng rất nhiều các rào cản thương mại nhằm hạn chế hàng nông sản từ quốc gia này, phải kể đến rào cản thương mại từ một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU. Chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng các biện pháp tăng thuế, áp dụng hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật lên các sàn phẩm nông sản từ Trung Quốc. Nghị viện châu Âu đã thông qua một luật mới cho phép Liên minh châu Âu (EU) thắt chặt các rào càn thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có những biện pháp linh hoạt từ phía chính phủ lẫn doanh nghiệp.

Các biện pháp được chính phủ thông qua gồm:

Một là, tăng cường và giao lưu đàm phán giữa các quốc gia để giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Trong chuyến thăm chính thức tới Brusell cuối năm 2019, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Trung Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán thương mại tự do với EU. Mặc dù có thể mất tới 1-2 năm để chuẩn bị nhưng nếu được thông qua cuộc đàm phán quốc tế song phương này, có thể giảm được thuế quan nhập khẩu hoặc giảm bớt các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ thúc đẩy sản lượng xuất khẩu sang EU.

Hai là, áp dụng triệt để tự động hóa và những ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; đưa ra các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước phù họp với các thị trường trên thế giới.

Ba là, thành lập cơ quan đặc biệt và thực hiện nghiên cứu về các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật. Các cơ quan đặc biệt, các tổ chức với đội ngữ chuyên sâu tham gia vào quy định các tiêu chuẩn quốc tế đã được thành lập như Cơ quan quản lý tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) nhằm hoàn thiện việc tuyên truyền cũng như cảnh báo kịp thời các thay đổi của tiêu chuẩn kỹ thuật trên thế giới.

Các biện pháp từ phía doanh nghiệp nông sản của Trung Quốc gồm có:

Một là, các doanh nghiệp chủ động áp dụng các biện pháp nhằm vượt qua rào cản thương mại như: đầu tư khoa học kỹ thuật để cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để bù đắp một phần chi phí do các rào cản thuế quan gây ra; cố gắng

xây dựng thương hiệu nhằm thúc đẩy xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm nông sản Trung Quốc ra nhiều nước trên thế giới.

Hai là, tuân theo luật pháp, quy định của Chính phủ đưa ra về quy chuẩn trong

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w