Doanh nghiệp phải liên kết để tăng cường hiểu biết, nghiên cứu về thị

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76 - 77)

3.2. Giải pháp nhằm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng nông sản Việt

3.2.1. Doanh nghiệp phải liên kết để tăng cường hiểu biết, nghiên cứu về thị

trường EU

Khi tham gia vào EVFTA, thách thức lớn nhất trong các tổ chức kinh doanh được đặt ra là làm sao để hiểu hết và vận dụng được cam kết phức tạp của EVFTA. Nắm rõ được những tác động của nó tới hoạt động kinh doanh của bản thân doanh nghiệp mình để có những chuẩn bị, điều chỉnh tình hình kinh doanh cho phù hợp cũng như đối mặt với những thách thức của Hiệp định. Nói một cách khác, điều kiện sẽ giúp doanh nghiệp tự chủ động bảo vệ, đề xuất ra các phương án vượt qua các rào cản, mở rộng xuất khẩu các doanh nghiệp đó là cần chủ động nắm bắt rõ ràng cụ thể nội dụng về tình hình nơi nhập khẩu: thuế suất được sử dụng đối với các mặt hàng sản tiêu dùng của bản thân, các yêu cầu về thể chế và luật lệ tương ứng, rào cản đối với khi tham các tổ chức kinh doanh xâm nhập vào thị trường, rào cản cụ thể đối với mặt hàng doanh nghiệp ....Hơn nữa, do có sự phát triển của các phương tiện truyền thông, thông tin như hiện tại, các doanh nghiệp có thể tự chủ động tìm kiếm các nguồn liên quan đến liên minh EU thông qua Internet, báo chí,

trang thông tin của Nhà nước, các Ban, Ngành liên quan hay từ trang thông tin VCCI ( bởi vì VCCI có Trung tâm WTO và Hội nhập hỗ trợ cho doanh nghiệp về tất cả các vấn đề liên quan đến WTO và FTA và đặc biệt trong đó có EVFTA)

Xu hướng biến động của các rào cản thương mại luôn có với mức độ ngày càng cao nhằm đắp ứng sự chuyển giao của thị trường do vậy tổ chức kinh doanh cần tăng cường hợp tác, liên kết vào quá trình các cơ quan Nhà nước nội luật hóa các cam kết EVFTA để có được những quy định có lợi cho mình. Để có thể thực hiện được điều này mà chỉ dừng lại ở những doanh nghiệp đơn lẻ thì rất khó, nhưng nếu có mối hợp tác giữa các tổ chức kinh doanh cùng các ban ngành với nhau thì tiếng nói vận động sẽ có trọng lượng và hiệu quả hơn.

Hơn nữa, việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp cần được nhiều doanh nghiệp nông sản Việt Nam tích cực trong phối hợp với nhau. Thúc đẩy tiến trình chặt chẽ liên kết trong sản xuất giữa những tổ chức kinh doanh, hợp tác xã và nông dân. Hơn nữa, các doanh nghiệp và người nông dân cũng nên giúp đỡ, hỗ trợ lẫn nhau để cùng phát triển thương hiệu. Với các liên kết chặt chẽ, chúng ta mới có thể cải thiện hoàn toàn chuỗi giá trị bắt đầu khâu gia công, chế biến, canh tác, chế biến và đến khâu thông hành và phân phối đến người tiêu dùng.

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w