Thực trạng về hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 39)

2.1. Thực trạng hoạt động xuất khẩu nông sản của Việt Nam vào EU

2.1.1. Thực trạng về hoạt động xuất khẩu nông sản Việt Nam

Chúng ta biết rằng xuất khẩu nông sản đóng góp một phần đáng kể trong XKHH của đại đa số các nước trên toàn cầu. Tuy vậy, do có sự chênh lệch về lợi thế khác nhau (chính sách chính phủ, vốn, công nghệ, năng lực lao động) đã ảnh hưởng đến tỷ trọng XKNS trong tổng kim ngạch xuất khẩu của mỗi nước. Đối với Việt Nam hiện nay chúng ta vẫn đang còn là nước nông nghiệp nên XKNS có một chức năng đặc biệt tối ưu trong việc: Đóng góp chuyển giao cơ cấu nền kinh tế và tăng cường phát triển gia công theo hướng sử dụng một cách tôi ưu hóa các nguồn lực, sử dụng hiệu quả lợi thế của quốc gia. Cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân trên cơ sở phát triển gây dựng thêm nhiều việc làm, đời sống phát triển, thu nhập cho người lao động vì thế cũng sẽ tăng lên. Đóng góp cho sự phát triển và giữ gìn sự ổn định của nền kinh tế đất nước. Tăng cường sự giao lưu quan hệ và thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại, củng cố vị thế kinh tế nước nhà đối với nền kinh tế toàn cầu.

Chúng ta đã thấy XKNS chiếm một phần quan trọng trong lĩnh vực xuất khẩu của Việt Nam. Trên thực tế hiện nay, Theo thống kê của TCHQ, đến hết tháng 9/2019, NSVN đã có mặt tại hơn 190 quốc gia và các khu vực khác trên toàn cầu, với kim ngạch XK đứng thứ hai Đông Nam Á và thứ 15 thế giới. Một số nông sản đã khẳng định được vị thế và khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới: có hơn 10 mặt hàng NS xuất khẩu chính, bao gồm trong đó có những mặt hàng xuất khẩu vượt 1 tỷ USD như cà phê, điều, gạo, rau quả, hồ tiêu. bao gồm cả các thị trường không dễ tính như Mỹ, EU, Nhật Bản... Một số mặt hàng có vị trí xuất khẩu cao trên thế giới như điều, hồ tiêu (đứng thứ nhất), cà phê (đứng thứ hai), gạo (đứng thứ ba)

Để hiểu rõ hơn tình hình xuất khẩu các mặt hàng nông sản, theo các số liệu thống kê tôi thu thập được, bảng dưới đây sẽ cho chúng ta hình dung một cách tổng quát tình hình xuất khẩu nông sản của Việt Nam những năm gần đây.

Dương Thu Hương 23 2020

2020 2019 2018 2017 2016 2015 Rau quả 0,831 3,4 3,809 3,502 2,46 1,84 Hạt điều 0,644 3 3,36 3,516 2,84 2,39 Gạo 0,653 2,6 3,063 2,47 2,16 2,79 Cà Phê 0,794 2,5 3,537 3,24 3,33 2, 67 Hạt Tiêu 0,156 0, 672 0,758 1,1 1,42 1,259 Cao Su 0,331 2 2,09 - 1,670 1,53 Chè - 0,212 0,217 - 0,228 0,217

Dương Thu Hương 24 2020

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Bảng 2.1. Diễn biến XKNS của Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Qua bảng trên và một số thông tin tôi tìm hiểu được, giai đoạn trước năm 2018, công nghiệp chế biến nông sản cả nước đã có bước phát triển mạnh trên cả quy mô và mức độ hiện đại so với năm năm trước. Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng hàng năm đạt khoảng 5-7%. Nhờ đó, kim ngạch XKNS tăng mạnh, bình quân tăng khoảng 8-10%/năm; thị trường tiêu thụ nông sản của nước ta được mở rộng, xuất khẩu đạt kỷ lục mới với con số 40,02 tỷ USD, thúc đẩy tiêu dùng trong nước là những điểm sáng của ngành nông nghiệp trong năm 2018. Và đây cũng là năm có tăng trưởng nông nghiệp đạt mức cao nhất trong bảy năm gần đây.

Để giải thích điều này không thể không nhắc đến xúc tiến thương mại quốc tế - một nỗ lực giải quyết khó khăn ở hai thị trường mạnh là Trung Quốc và EU. Theo BNN-PTNT, năm 2019 Bộ có sáu chuyến công tác để làm việc cùng với những cán bộ lãnh đạo thuộc các cơ quan chức năng để tổ chức những hoạt động thương mại xúc tiến nhằm quảng bá giới thiệu nông sản tại thị trường Trung Quốc. Qua những tích cực đóng góp trên, Trung Quốc đã chính thức phê duyệt việc đường chính ngạch được mở thêm bảy loại hoa quả Việt Nam, cho phép 13 tổ chức kinh doanh của Việt Nam có giấy phép xuất khẩu vào thị trường này. Cũng ở EU, một cách tiếp

cận mới đã được thực hiện để thúc đẩy XKNS bằng cách thúc đẩy sự có mặt, xuất hiện của NSVN tại các siêu thị nổi tiếng, trung tâm mua sắm lớn và thị trường quan trọng ở những chợ đầu mối, thị trường trọng điểm của Pháp, Ý và EU. Chính vì thế, đa số các loại NSVN được tiêu thụ đúng lúc, kịp thời, giá cả ở mức có lợi cho người nông dân, xuất khẩu cũng vì thế mà tăng mạnh. Không những vậy, các hình thức tổ chức sản xuất trong nước tiếp tục được đổi mới và nâng cao hiệu quả: Các tổ chức kinh doanh nhà nước, các công ty nông lâm nghiệp tiếp tục được tổ chức, chuyển đổi và hoạt động hiệu quả hơn. Lực lượng kinh doanh của các doanh nghiệp ngày càng phát triển và cống hiến cho đầu tư vào nông nghiệp và nông thôn, trở thành cốt lõi của chuỗi giá trị nông sản.

Năm 2018, có 2.200 doanh nghiệp nông nghiệp mới thành lập, tăng 12,3% so với năm 2017, nâng tổng số doanh nghiệp nông nghiệp trên cả nước lên 9.235 doanh nghiệp. Số lượng trang trại, hợp tác xã nông nghiệp tiếp tục tăng và hoạt động hiệu quả hơn. Đến nay, cả nước có 13.400 hợp tác xã nông nghiệp và 55% số hợp tác xã nông nghiệp hoạt động hiệu quả trên toàn quốc. Số hợp tác xã thành lập mới năm 2018 là 1.935 hợp tác xã, tăng 63%. Cả nước có 35.500 trang trại, tăng 1.500 trang trại; trang trại đang ngày càng sử dụng nhiều đất đai, lao động và sản xuất một lượng lớn nông sản. Kinh tế hộ gia đình nông thôn tiếp tục phát triển theo cơ chế thị trường và có sự chuyển dịch hiệu quả hơn. [16]

Trong khi đó sang đến năm 2019 với những mặt hàng nông sản chủ lực hầu như đều giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm trước. Các sản phẩm rau quả được 3,4 tỷ USD, giảm 2,4%; hạt điều đạt 3 tỷ USD, giảm 3,4% (lượng tăng 21,5%); gạo đạt 2,6 tỷ USD, giảm 8,3% (lượng tăng 4,8%); cà phê đạt 2,5 tỷ USD, giảm 22,2% (lượng giảm 14,6%); hạt tiêu đạt 672 triệu USD, giảm 6,5% (lượng tăng 21%). Riêng cao su đạt 2 tỷ USD, tăng 7,6% (lượng tăng 8,1%); chè đạt 212 triệu USD, tăng 8,2% (lượng tăng 5,8%). Theo BNN-PTNT, năm 2019, xuất khẩu nông, lâm, ngư nghiệp của nước ta đạt khoảng 41,3 tỷ USD, thấp hơn mục tiêu 43 tỷ USD đặt ra từ đầu năm. Tuy nhiên, đây cũng được coi là kết quả tích cực trong bối cảnh thị trường xuất khẩu nông sản toàn cầu năm 2019 với nhiều biến động và cạnh tranh cực kỳ khốc liệt. Một trong những nguyên nhân chính của sự suy giảm nói trên là do

biến động của thị trường xuất khẩu nông sản, rõ ràng nhất là từ rau quả, gạo và hải sản. Đặc biệt, mặt hàng gạo và rau quả chịu ảnh hưởng mạnh mẽ từ những thay đổi của thị trường Trung Quốc - vốn là thị trường xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Cụ thể, 10 tháng đầu năm 2019, kim ngạch xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm tới 66,7% so với cùng kỳ; rau quả giảm 14,5% so với cùng kỳ. Lý do là Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại theo hướng hạn chế thương mại tiểu ngạch, yêu cầu xuất khẩu chính ngạch; đồng thời thắt chặt các quy định về chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm cũng như các quy định kỹ thuật khác như nhãn, nguồn gốc xuất xứ, mã vùng trồng. [17]

Tuy nhiên, sang đến quý I đầu năm 2020 tin vui vẫn chưa mìm cười với Việt Nam. Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy kim ngạch xuất khẩu một số sản phẩm nông sản trong quý đầu năm nay trong vòng ba tháng đầu năm giảm so với cùng kì năm ngoái như rau quả đạt 831 triệu USD, giảm 11,5%; cà phê đạt 794 triệu USD, giảm 6,4% ( khối lượng giảm gần 4%); cao su đạt 331 triệu USD, giảm hơn 26% (khối lượng giảm 33%); hạt tiêu đạt 156 triệu USD, giảm 17,6% ( số lượng giảm 0,9%).

Đặc biệt gạo và hạt điều tăng cả về số lượng và giá trị, riêng mặt hàng gạo đạt 653 triệu USD, tăng gần 8% về giá trị và khối lượng tăng hơn 1%; hạt điều đạt 644 triệu USD, tăng 0,8% về giá trị và khối lượng tăng 14,3%.

Lý do được Bộ NN-PTNT đưa ra là 1-2020 là khoảng đầu năm Canh Tý - thời điểm mọi người được nghỉ tết. Ngoài ra, sự bùng phát của dịch COVID -19 diễn ra mạnh mẽ đặc biệt khu vực Trung Quốc bị ảnh hưởng nặng nề là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam. Thêm vào đó, giá xuất khẩu của nhiều loại mặt hàng nông sản cũng giảm so với cùng kì năm 2019 đã dẫn đến việc sụt giảm các loại nông sản chính xuất khẩu của Việt Nam. Hiện tại, dịch Covid 19 vẫn chưa dừng lại không những vậy nó còn nới sang nhiều nước ở châu Á và châu Âu. Do đó, XKNS dự kiến là bị tác động nhiều hơn trong tương lai gần. [12]

Theo số liệu của TCHQ (2019): Trung Quốc, EU, ASEAN, Hoa Kỳ là các thị trường chính nhập khẩu hàng nông sản từ Việt Nam trong năm 2018. Xuất khẩu hàng nông sản sang các thị trường này chiếm tỷ trọng lần lượt là 35,7%; 15,3%;

Quốc gia xuất khẩu vào EU: 2016 Trị giá % thị phần tương ứng Quốc gia cung cấp: 2016 Trị giဠ% thị phầntương ứng ɪ Hoa Kỳ 20 743 15.8 T- Bra-xin 11 940 106 “2 “ Trung Quốc 11 385 87 “ T Hoa Kỳ 11 216 100 “3 “ Thụy Sĩ 7 897 6T Ác-hen-ti- na 5 888 5T ~4 ~ Nhật Bản 5 774 4T ~ Trung Quốc 5 076 45 ~5 ~ Nga 5 626 43 ~ 5 Thụy Sĩ 4 670 4T

11,5% và 10,7% Trung Quốc là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của Việt Nam tiếp đến là EU. Nhưng sang đến năm 2019, theo Bà Lý Kim Chi, Chủ tịch Hội lương thực, thực phẩm TP HCM (FFA), cho biết Trung Quốc vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của các sản phẩm ngành nông nghiệp Việt Nam, chiếm 26,9% tổng kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Mỹ chiếm 21,9% và thứ 3 là EU chiếm 11,7% [11]. Vốn dĩ vào năm 2018 EU là thị trường nhập khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng sang đến năm 2019 EU đã bị tụt xuống thứ hạng 3 và trong khi chúng ta vẫn bị phụ thuộc nhiều và thị trường Trung Quốc nhất là khi tình hình dịch COVID bùng phát như thế này - ngành xuất khẩu nông sản của nước ta bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, có lẽ một hy vọng đã xuất hiện với Việt Nam là khi chúng ta đã được EU bỏ phiếu thông qua Hiệp định EVFTA tự do liên minh thương mại giữa Việt Nam và EU. Một cơ hội lớn đối với nước ta.

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w