Đánh giá thực trạng đáp ứng rào cản thương mại EU của hàng nông sản Việt

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 64)

Việt Nam

2.3.1. Những kết quả đạt được

Nhờ những nỗ lực trong việc vượt qua các rào cản thuế quan, phi thuế quan cũng như những nỗ lực nhằm nâng cao vị thế chứng tỏ mình của Việt Nam đối với thị trường EU. Liên Minh Châu Âu đã kỹ kết thông qua hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU, cho đến thời điểm này đây là mức cam kết cao nhất mà Việt Nam nhận được trong hiệp định EVFTA, gần như 100% kim ngạch XK của Việt Nam sang EU sẽ được xóa bỏ thuế quan. Qua đó cho thấy được, Chính phủ Việt Nam nói chung cũng như toàn ngành nông nghiệp nói riêng vẫn đang cố gắng không ngừng để phát huy năng lực của mình tại thị trường EU.

Trong giai đoạn 2013 - 2019, với những nỗ lực trong việc đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn sản phẩm tiêu dùng của các doanh nghiệp, số lượng các vụ thu hồi, trả lại do vi phạm RASFF đã giảm trong những năm qua. Việc tuân thủ các quy định về sản phẩm nông sản xuất khẩu sang thị trường EU cho thấy đây đang là dấu hiệu tốt cho thấy các doanh nghiệp nông sản Việt Nam đã và đang làm tốt trong. Dễ dàng thấy được các doanh nghiệp nhận thức được rằng họ muốn đẩy mạnh xuất khẩu sang EU, không có cách nào khác ngoài việc tuân thủ đầy đủ và đúng theo các tiêu chuẩn được đặt ra. Về việc thực hiện các tiêu chuẩn sản phẩm thì các doanh nghiệp nông sản cũng đã nhận thức được rõ hơn, ngoài việc tránh bị thu hồi vì không đạt tiêu chuẩn, nó còn giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của nông sản Việt Nam trên thị trường EU.

Không những vậy, về các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội cũng được các doanh nghiệp nông sản quan tâm nhiều hơn. Cụ thể, số lượng chứng nhận SA 8000, Thương mại công bằng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực hàng nông sản đã tăng qua các năm. Ví dụ điển hình về việc triển khai thành công SA 8000 mang lại kết quả tích cực cho các doanh nghiệp, đó là Công ty cổ phần Giống Cây trồng Trung ương- Vinaseed (viết tắt là NSC). - đây là một trong số các doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên áp dụng hệ thống quản lý SA 8000 cho trách nhiệm xã hội và điều kiện lao

động. Hiện Vinaseed kinh doanh khoảng 80.000 tấn hạt giống với 80 sản phẩm bản quyền, tương đương gần 2 triệu ha gieo trồng, chiếm 20% thị phần cả nước và liên tục giữ tốc độ tăng trưởng cao (21,9%/năm).

Liên quan đến các vấn đề dán nhãn hàng hóa, các doanh nghiệp Việt Nam cũng đã dần thực hiện được những quy định mà EU yêu cầu. Sau đây là bao gồm các thông tin trên nhãn mác: logo thương hiệu, tên nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng, thành phần, thành phần gây dị ứng, nước sản xuất. Những nội dung này đã đáp ứng các quy định về nhãn mác hàng hóa của EU.

Cả nhà nước và doanh nghiệp nông sản đã nỗ lực rất nhiều để đáp ứng các quy định xuất xứ hàng hóa cũng như để vượt qua và đạt được những thành công đáng kể. Qua việc ban hành các thông tư và nghị định quy định về xuất xứ hàng hóa từ nhà nước, các doanh nghiệp nông sản đã có thêm thông tin về nguồn gốc của hàng hóa là gì, làm thế nào để chứng nhận một sản phẩm chứng nhận được xuất xứ... Tầm quan trọng của việc thực hiện quy tắc xuất xứ hàng hóa đã cũng đã được bản thân các doanh nghiệp dần nhận thức ra khi xuất khẩu hàng nông sản sang EU.

2.3.2. Những mặt hạn chế

Bên cạnh những kết quả thành tựu tích cực đã đạt được trong quá trình vượt qua các rào cản đối với các sản phẩm nông sản sang thị trường EU thì ngành nông nghiệp Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế, và thiếu xót cần phải khắc phục.

Một là, dẫu biết rằng EU là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 tại Việt Nam nhưng nhìn chung các mặt hàng chủ yếu Việt Nam xuất khẩu vẫn là những mặt hàng thô sơ, chế biến đơn giản. Còn các mặt hàng chủ đạo xuất khẩu của Việt Nam như gạo và cà phê thì bị đánh thuế quá cao khó có thể cạnh tranh về giá với các quốc gia khác.

Hai là, năng lực của các doanh nghiệp vượt qua các rào cản thương mại vẫn còn hạn chế ở nhiều khía cạnh như:

- Liên quan đến các quy định đến tiêu chuẩn an toàn về môi trường: Các lô nông sản của Việt Nam vẫn đang còn vi phạm những tiêu chuẩn liên quan đến vượt các mức giới hạn cho phép trong thành phần và đã bị EU cạnh cáo trả về. Mặc dù các tiêu chuẩn về mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép MRLs được EU đã ban hành rất rõ ràng nhưng các doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm, ý thức đến kiểm

soát chất lượng nên dẫn đến tình trạng hàng hóa bị trả lại. Thêm vào đó, DN nông sản Việt Nam mới chỉ đáp ứng tương đối các giấy thống hành cho nông sản như các tiêu chuẩn về ISO 14001, còn các tiêu chuẩn mới hiện nay như Global G.A.P chỉ một số DN mới triển khai áp dụng. Ngoài ra, chủ yếu sản xuất nông sản ở Việt Nam mới chỉ tập trung ở các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hoặc thu mua lại từ người nông dân nên vẫn chưa chú trọng nhiều đến tiêu chuẩn mà thị trường khó tính như EU đưa ra.

- Về các tiêu chuẩn trách nhiệm xã hội: sổ lượng còn rất ít đối với các doanh nghiệp được cấp chứng nhận SA 8000, Thương mại công bằng so với tổng số lượng các doanh nghiệp trong ngành nông sản. Cụ thể là, năm 2019, mới chỉ có khoảng gần 40 doanh nghiệp cả nước đạt được chứng nhận Thương mại công bằng. Còn đối với chứng nhận SA 8000 thì chủ yếu là dành cho các doanh nghiệp hàng dệt may nên số lượng DN nông sản đạt chứng chỉ này lại còn ít hơn nữa.

- Về các quy định về nhãn mác được đáp ứng: Hiện nay, về cơ bản, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam gần như đã nắm được những quy định về ghi nhãn hàng nông sản, mặc dù vẫn còn một số trường hợp trên hàng nông sản ghi thông tin trên nhãn mác còn thiếu hoặc chưa rõ ràng cụ thể, thông tin không nhất quán với thành phần.

- Về đáp ứng quy tắc xuất xứ hàng hóa: Tỷ lệ doanh nghiệp nông sản Việt Nam hiện nay thực hiện tự chứng nhận nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (REX) chỉ chiếm 30% trên tổng số các doanh nghiệp nông sản mong muốn được cấp chứng nhận để hưởng ưu đãi thuế quan. Số lượng những DN có mã số này đang còn rất khiêm tốn trong khi quy tắc xuất xứ hàng hóa đóng vai trò rất quan trọng khi xuất khẩu sang thị trường này.

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w