3.1. Dự báo tình hình hàng nông sản Việt Nam giai đoạn 2020-2030 và định
3.1.1. Dự báo tình hình hàng XKNS Việt Nam vào EU trong thời gian tới
Giai đoạn 2020 là năm thế giới có nhiều biến động không thể lường trước, những tháng đầu năm là sự bùng phát của dịch Covid-19, đặc biệt ở thị trường Trung Quốc nơi bùng phát dịch đầu tiên của thế giới đã gây ra những chuyển biến mạnh cho tình hình XKNS Việt Nam - đây là thị trường nhập khẩu nông sản lớn nhất của nước ta. Vào 2/2020, việc đóng một số cửa khẩu biên giới làm hơn 300 xe hoa quả các loại bị tồn đọng ở biên giới, gây tổn thất rất lớn cho nông sản Việt Nam. Bên cạnh đó, từ năm 2019, việc Trung Quốc nâng tiêu chuẩn đối với hoa quả nhập khẩu cũng góp phần khiến sản lượng hoa quả Việt Nam xuất Trung Quốc giảm nhất định. Nhận thức được sự những thách thức trong việc xuất khẩu vào thị trường này, để có thể khắc phục khó khăn của bệnh dịch cần sự nỗ lực rất nhiều của nhà nước cùng các doanh nghiệp; trong đó việc tìm kiếm thị trường, mở rộng thị trường để có thể duy trì, phát triển được sản lượng nông sản xuất khẩu lại càng khó khăn hơn. Tuy nhiên, cũng trong tháng 2-2020 cụ thể là vào ngày 12-2 Nghị Viện châu Âu đã chính thức bỏ phiếu thông qua hiệp định thương mại tự do (EVFTA) và hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam với Liên minh Châu Âu. Các công đoạn cuối cùng để tiến tới phê chuẩn Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu đang được gấp rút hoàn thiện, dự kiến Quốc hội Việt Nam sẽ phê chuẩn trong kỳ họp tới đây và có hiệu lực vào tháng 7/2020.
Cho tới giai đoạn Hiệp định EVFTA và EVIPA có hiệu lực, hai hiệp định này được kỳ vọng rằng sẽ thúc đẩy thương mại và đầu tư giữa Việt Nam - EU trong thập kỷ tới cũng như sẽ mở ra một cánh cửa lớn cho Việt Nam tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. Bên cạnh đó, việc thành công ký kết những Hiệp định này đã đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương có quan hệ thương mại tự do với EU. Nhiều chuyên gia tin rằng sau khi các thành viên của Hiệp định xóa bỏ hơn 99% số dòng thuế, sẽ tạo ra những cơ hội lớn
Dương Thu Hương 53 2020
trong xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam sang thị trường EU, bao gồm có cả ngành nông nghiệp. Hơn hết, cũng sẽ giúp cho Việt Nam mở rộng cơ hội xuất khẩu, nhập khẩu, đầu tư, tự chủ hơn về kinh tế, giảm sự phụ thuộc vào các thị trường truyền thống ở xung quanh khi thị trường EU được tiếp cận gần hơn. [23]
Mặc dù quí I đầu năm nay kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản của Việt Nam giảm do tình hình dịch Covid 19, đặc biệt là tháng 3 vừa rồi sự bùng phát dịch tại Châu Âu khiến EU đóng cửa biên giới 30 ngày chặn Covid-19. Nhưng Bộ Công thương cũng khẳng định rằng, các ngành hàng xuất khẩu không cần quá lo lắng, bởi thông lệ, sau kỳ sụt giảm, tăng trưởng xuất khẩu nửa cuối năm có thể khả quan hơn do bệnh dịch được đẩy lùi và EVFTA có hiệu lực. Hứa hẹn một tương lai khả quan đối với Việt Nam nói chung cũng như việc xuất khẩu hàng nông sản nói riêng.
Dự báo cụ thể những tác động trong giai đoạn tiếp theo tới của NSVN xuất khẩu sang EU sau khi hiếp đinh EVFTA - EVIPA có hiệu lực:
Một là, giúp tăng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam
Cụ thể, đối với nhóm hàng nông sản EU loại bỏ thuế quan đối với 86,5% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong vòng 3 năm; 90,3% trong vòng 5 năm và 100% trong vòng 7 năm. Đối với gạo, EU cung cấp cho Việt Nam hạn ngạch 80.000 tấn các loại trong khi hiện nay nước ta chỉ có khoảng 20.000-30.000 tấn vào thị trường này; đồng thời tự do hóa hoàn toàn đối với gạo tấm, khiến Việt Nam có thể xuất khẩu tới 100.000 tấn gạo tấm vào EU mỗi năm. Đối với sản phẩm từ gạo, EU sẽ đưa mức thuế suất về 0% sau một lộ trình nhất định. Tương tự như vậy, mặt hàng đường dù không được tự do hoá hoàn toàn, song cũng được EU cung cấp cho hạn ngạch 10.000 tấn đường trắng và 10.000 tấn sản phẩm chứa đường trên 80%. Điều này sẽ mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm rất lớn đối với ngành mía đường của Việt Nam, trước bối cảnh cung đang vượt cầu rất lớn do phải cạnh tranh với sản phẩm nhập khẩu. Các sản phẩm khác như củ quả, rau củ quả chế biến, nước hoa quả khác, sản phẩm nhựa, sản phẩm gốm sứ thủy tinh về cơ bản sẽ được xóa bỏ thuế quan ngay khi hiệp định có hiệu lực [28]. Với việc giảm thuế quan của EU dành cho Việt Nam như thế này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh lớn so với các đối thủ khác như Trung Quốc và các nước ASEAN.
Theo báo cáo trong nghiên cứu của Bộ KH-ĐT cho thấy rằng, nếu các cam kết về cắt giảm thuế quan và phi thuế quan được thực hiện một cách đầy đủ, triệt để, cùng với một số yếu tố từ chiến tranh thương mại, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sẽ được cải thiện trong cả ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ tăng hơn khoảng 42,7% vào năm 2025 và 44,37% vào năm 2030 so với sự vắng mặt của Hiệp định, xét về tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam ra thế giới, dự kiến kim ngạch của Việt Nam sẽ tăng trung bình 5,21 - 8,17% (cho giai đoạn 5 năm đầu tiên), 11,12 - 15,27% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 17,98 - 21,95% (cho giai đoạn 5 năm sau đó). Đồng thời, kim ngạch nhập khẩu từ EU cũng tăng nhưng với tốc độ thấp hơn xuất khẩu, cụ thể là khoảng 33,06% vào năm 2025 và 36,7% vào năm 2030. Kết quả tính toán chỉ ra rằng về mặt vĩ mô dự kiến sẽ đóng góp vào mức tăng GDP cụ thể là GDP sẽ tăng thêm ở mức bình quân từ 2,18 đến 3,25% (cho giai đoạn 5 năm đầu tiên), 4,57 - 5,30% (cho giai đoạn 5 năm tiếp theo) và 7,07 - 7,72% (cho giai đoạn 5 năm sau đó). [27]
Đặc biệt với ngành nông sản, Hiệp định EVFTA sẽ mang lại tiềm năng thị trường lớn cho xuất khẩu. Mặc dù, còn có nhiều khó khăn cả ngắn và dài hạn trong việc chủ động cung cấp được nguồn cung ứng nguyên liệu, giống cây, giải quyết dư lượng kháng sinh, thuốc trừ sâu trong mặt hàng nông sản... và hàng rào phi thuế quan cao từ EU là một thách thức không hề nhỏ. Dự kiến, xuất khẩu mặt hàng này sang EU sẽ tăng trung bình 2%/năm trong giai đoạn 2020 - 2030, trong khi nhập khẩu từ EU có thể tăng cao hơn (trong khoảng 2,8% - 5%).
Theo Bộ Công Thương, dự báo tăng trưởng ở tốc độ khá tốt trong thương mại của cả Việt Nam và EU trong việc đầu tư của cả hai bên sau khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực. Chính vì vậy, sẽ tích cực đóng góp mạnh trong việc thúc đẩy giai đoạn tăng trưởng kinh tế, giải quyết vấn đề công ăn việc làm đối với lực lượng lao động. Đặc biệt, trong trung hạn và dài hạn, quy ngân sách nhà nước sẽ được làm đầy và tăng đáng kể.
Hai là, thu hút số lượng đầu tư trong và ngoài nước
Hiệp định EVFTA này, Việt Nam sẽ tăng cường mở cửa thị trường hàng hóa và dịch vụ cho các doanh nghiệp EU, vì vậy cơ hội nhận từ các đối tác là các quốc gia phát triển sự đầu tư của họ, cũng sẽ tăng lên. Cơ hội đó sẽ gây ra một sức vang
mạnh mẽ cho dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam. Mang đến cơ hội gây chú ý đầu tư trực tiếp nước ngoài, giúp cho các tổ chức kinh doanh nông nghiệp trong nước được tiếp cận với các thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ mới trong sản xuất nhất là những mắt xích đang còn yếu, giúp hoàn thiện năng lực quản lý, tăng cường phát triển trong chất lượng sản phẩm và tăng cường thúc đẩy việc đáp ứng sử dụng nguồn lực. Việc thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài nêu trên đồng nghĩa với việc doanh nghiệp sẽ được tiếp cận với dây truyền máy móc, công nghệ hiện đại qua đó cũng sẽ lôi cuốn thêm một số lớn những nhà đầu tư tại Việt Nam, thúc đậy sự phát triển kinh tế của nền kinh tế Việt Nam.
Ngoài các dự báo về khả năng đáp ứng của Việt Nam giai đoạn 10 năm tới, chúng ta không thể không kể đến những khó khăn, thách thức mà Việt Nam sẽ phải đương đầu trong giai đoạn này.
Một là, các biện pháp phòng vệ thương mại - mối nguy cơ đe dọa lớn
Việc ký kết hiệp định EVFTA này đã nhận được nhiều ưu đãi về mặt thuế quan để hàng nông sản Việt Nam dễ tiếp cận với thị trường này hơn, tuy nhiên khi hàng rào thuế quan không còn là công cụ hữu hiệu để bảo vệ Doanh Nghiệp, thị trường nhập khẩu có xu hướng sử dụng nhiều hơn các biện pháp khác như chống bán phá giá, chống trợ cấp hay tự vệ để bảo vệ ngành sản xuất trong nước và đặc biệt là rào cản kỹ thuật tại EU chưa bao giờ là điều vượt qua dễ dàng với các DN Việt Nam. Củ thể, có những rảo cản kỹ thuật được coi như không có khả năng đáp ứng được như giải quyết các vấn đề về rác thải điện tử, chất thải điện tử và dự báo với tình hình này, việc EU khắt khe hơn với hàng Việt là điều không tránh khỏi.
Hai là, đáp ứng khắt khe quy tắc, yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ
Hiệp định EVFTA cam kết sẽ xóa bỏ thuế nhập khẩu gần như lên tới 99% số dòng thuế. Thế nhưng, cần phải thoả mãn quy tắc xuất xứ của EU thì hàng nông sản xuất khẩu sang khối Liên Minh này mới được hưởng mức ưu đãi trên. Đây có thể là một trong những trở ngại cho sản phẩm xuất khẩu Việt Nam vì bây giờ, nguồn nguyên liệu cho các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu được nhập khẩu từ Trung Quốc và ASEAN. Xuất khẩu sản phẩm vào EU của thị trường Việt Nam không phải là thuế suất 0% trong EVFTA mà chỉ được hưởng mức thuế MFN, nếu quy tắc xuất xứ không được đảm bảo.
Ba là, khó khăn từ năng lực của nguồn lao động
Theo tiến trình thay đổi gia công chế biến, những doanh nghiệp và các thương nhân ngoại quốc sẽ dần dần tăng đầu tư vào Việt Nam, sự cạnh tranh về trình độ lao động của các ngành liên quan cũng sẽ trở nên mạnh mẽ hơn, đòi hỏi nguồn lao động trong nước cũng phải nâng cao tay nghề để trụ lại được. Bên cạnh, chất lượng nguồn nhân lực cũng phải tăng để đáp ứng phục vụ trong các khâu gia công, chế biến, xử lý cũng sẽ trở nên thiếu ở mức cánh báo trong các khâu đòi hỏi về kỹ năng cũng như nghiệp vụ hơn.
Mặc dù là định hướng trong giai đoạn 10 năm tới, nhưng những khó khăn được dự báo với tổ chức kinh doanh Việt Nam này vẫn còn tồn tại bao lâu nay và Việt Nam vẫn đang loay hoay tìm cách tháo rỡ như đáp ứng những hàng rào cản tiêu chuẩn của EU cũng như đáp ứng quy định của quy tắc xuất xứ.