Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng nông sản của

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 32)

1.3. Kinh nghiệm vượt qua rào cản đối với hàng nông sản của một số nướ c Bà

1.3.1. Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng nông sản của

một số nước

1.3.1.1. Kinh nghiệm từ Ân Độ

Nông sản Ản Độ vẫn được đánh giá là có tiềm năng kinh doanh lớn với năng lực sản xuất cao hơn rất nhiều so với những quốc gia khác. Ản Độ được biết đến là nước sản xuất gạo Basmati lớn nhất tại thế giới và là một mặt hàng quan trọng cho thương mại giữa Ản Độ và EU. Ản Độ xuất khẩu hàng hóa nông sản sang EU cao hơn gấp năm lần so với xuất khẩu từ EU sang Ản Độ. Mặc dù vậy, xuất khẩu từ các

nước đang phát triển như Ản Độ cũng gặp không ít các rào cản thương mại khi thâm nhập vào thị trường các nước phát triển như Hoa Kỳ, EU.

Chính phủ nước này cũng đã đưa ra các chính sách hồ trợ cho các hoạt động xuất khẩu hàng nông sản đặc biệt là các chính sách hỗ trợ các rào cản phi thuế quan - các hóa chất và thuốc trừ sâu khác nhau được sử dụng trong canh tác theo yêu cầu của EU. Đặc biệt trong giai đoạn 2014, trong thành phần quả hồ trăn của Ản Độ bị EU cáo buộc có thành phần Aflatoxin - 1 chất nhiễm bệnh có trong các loại hạt ăn được ngoài ra cũng có cáo buộc về dư lượng thuốc bảo vệ thực vật có trong thanh phần của quả này.

Để giải quyết được tình trạng này Ản Độ và EU đã khởi xướng chương trình CITD nhằm đào tạo hoặc nâng cao năng lực giúp các nhà xuất khẩu xác định và nắm rõ được các MRL (Mức giới hạn dư lượng tối đa cho phép) giúp đáp ứng các mức được quy định bởi EU. Điều này sẽ làm cho các nhà xuất khẩu nhận thức rõ hơn về các vấn đề và họ sẽ cố gắng đảm bảo rằng họ chọn đúng sản phẩm, liều lượng phù hợp với tiêu chuẩn của EU.

Chính phủ Ản Độ cũng đã cấm các hóa chất bị cấm tại các thị trường trọng điểm bằng cách đào tạo cho nông dân sử dụng hóa chất thay thế các thuốc trừ sâu và cung cấp cho họ thông tin về cách hạn chế sử dụng các hóa chất và thuốc trừ sâu cho các MRL đã được phê duyệt nhằm giúp cho nông dân dễ dàng tiếp cận quyền đầu vào để chống lại các rào cản SPS (Các biện pháp kiểm dịch động thực vật)

Những phòng thì nghiệm nghiên liên quan đến thành phần bị cấm hay hạn chế trong nông sản của Ản Độ để phù hợp với tiêu chuẩn EU cũng đã được chính phú trú trọng và đầu tư bằng cách:

- Thực hiện các tiêu chuẩn phòng thí nghiệm thống nhất trên khắp Ản Độ - thông báo cho các phòng thí nghiệm kịp thời về bất kỳ thay đổi nào trong tiêu chuẩn an toàn thực phẩm

- Trú trọng hợp tác giữa các phòng thí nghiệm ở Ản Độ và EU và thông qua chia sẻ thông tin về quy trình thử nghiệm khoa học tại EU.

1.3.1.2. Kinh nghiệm từ Trung Quốc

EU là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc là thị trường lớn thứ hai của EU sau Mỹ. Mặc dù là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới

và là một siêu cường công nghệ hàng đầu, nhưng Trung Quốc thực sự là một quốc gia đang phát triển. Các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Trung Quốc đang có sức cạnh tranh rất lớn trên thị trường nông sản thê giới. Chính vì vậy mà Chính phủ các nước đã sử dụng rất nhiều các rào cản thương mại nhằm hạn chế hàng nông sản từ quốc gia này, phải kể đến rào cản thương mại từ một số thị trường lớn như Hoa Kỳ, EU. Chính phủ Hoa Kỳ đã sử dụng các biện pháp tăng thuế, áp dụng hạn ngạch, hàng rào kỹ thuật lên các sàn phẩm nông sản từ Trung Quốc. Nghị viện châu Âu đã thông qua một luật mới cho phép Liên minh châu Âu (EU) thắt chặt các rào càn thương mại đối với hàng nhập khẩu giá rẻ từ Trung Quốc. Trước tình hình đó, Trung Quốc đã có những biện pháp linh hoạt từ phía chính phủ lẫn doanh nghiệp.

Các biện pháp được chính phủ thông qua gồm:

Một là, tăng cường và giao lưu đàm phán giữa các quốc gia để giảm thiểu các hàng rào thuế quan và phi thuế quan. Trong chuyến thăm chính thức tới Brusell cuối năm 2019, Bộ trưởng Bộ ngoại giao của Trung Quốc đã khởi động các cuộc đàm phán thương mại tự do với EU. Mặc dù có thể mất tới 1-2 năm để chuẩn bị nhưng nếu được thông qua cuộc đàm phán quốc tế song phương này, có thể giảm được thuế quan nhập khẩu hoặc giảm bớt các tiêu chuẩn kỹ thuật sẽ thúc đẩy sản lượng xuất khẩu sang EU.

Hai là, áp dụng triệt để tự động hóa và những ứng dụng của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh; đưa ra các quy tắc và tiêu chuẩn kỹ thuật trong nước phù họp với các thị trường trên thế giới.

Ba là, thành lập cơ quan đặc biệt và thực hiện nghiên cứu về các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật. Các cơ quan đặc biệt, các tổ chức với đội ngữ chuyên sâu tham gia vào quy định các tiêu chuẩn quốc tế đã được thành lập như Cơ quan quản lý tiêu chuẩn hóa Trung Quốc (SAC) nhằm hoàn thiện việc tuyên truyền cũng như cảnh báo kịp thời các thay đổi của tiêu chuẩn kỹ thuật trên thế giới.

Các biện pháp từ phía doanh nghiệp nông sản của Trung Quốc gồm có:

Một là, các doanh nghiệp chủ động áp dụng các biện pháp nhằm vượt qua rào cản thương mại như: đầu tư khoa học kỹ thuật để cải thiện chất lượng sản phẩm, giảm giá thành để bù đắp một phần chi phí do các rào cản thuế quan gây ra; cố gắng

xây dựng thương hiệu nhằm thúc đẩy xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm nông sản Trung Quốc ra nhiều nước trên thế giới.

Hai là, tuân theo luật pháp, quy định của Chính phủ đưa ra về quy chuẩn trong sản xuất

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w