Chú trọng vào cải cách tiến trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 80)

3.2. Giải pháp nhằm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng nông sản Việt

3.2.2. Chú trọng vào cải cách tiến trình công nghệ, nâng cao chất lượng sản

phẩm

Để có thể giải quyết được vấn đề rào cản kỹ thuật của EU cho NSVN. Một trong các tiêu chí quyết định cho khả năng nhập khẩu và bán, sử dụng các mặt hàng đó trên thị trường EU đó chính là quy định về sản phẩm chất lượng. Do đó, các tổ chức kinh doanh nông sản cần chú trọng chế biến ra các mặt hàng cao cấp, có giá trị lớn, thỏa mãn yêu cầu chất lượng để có thể tăng cường nới rộng hoạt động xuất khẩu ở châu Âu. Để làm được điều này, các doanh nghiệp nông sản Việt Nam nên:

Một là, nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng nông sản để đáp ứng được quy tắc xuất sứ là một bài toán khó cần được giải quyết. Việt Nam được biết là cường quốc của rất nhiều cây công nghiệp như hồ tiêu, cao su cà phê là đặc biệt về trái cây, về gạo. Mặc dù vậy, phần lớn nguyên liệu cho các mặt hàng này hầu hết được lấy về từ Trung Quốc và ASEAN. Điều này là một khó khăn, hạn chế rất lớn mà người nông dân phải đối mặt, và cũng là một thách thức không nhỏ đối với các

doanh nghiệp Việt Nam, do đó, khó có khả năng tìm hiểu rõ xuất xứ nguyên sử dụng nguyên liệu của mình sử dụng bởi vì họ thường thu nông dân những nguyên liệu một cách trôi nổi, hoặc không có việc kiểm soát thông qua khâu trung gian này khi mới bắt đầu từ hiện trường, nơi trồng trọt. Để có thể giảm thiểu và loại bỏ tình trạng này một cách quyết liệt bắt buộc các tổ chức kinh doanh Việt Nam nếu không thể bảo đảm được nguồn chất lượng đầu vào, quyết liệt thay thế ngay cơ chế hoạt động và tạm dừng hết tất cả những việc mua nguyên liệu nông sản đó được nữa.

Tích cực tăng cường tự lực đối với việc liên kết cùng những nhà cung cấp nguyên liệu ở địa phương, trong nước và trao đổi với các ban cung cấp người mà đáp ứng đủ trong lợi thế ứng nhu cầu của doanh nghiệp cả về số lượng và chất lượng là việc ác doanh nghiệp nên làm, mở rộng chuỗi cung ứng hoàn hảo về việc cung cấp nguyên liệu đến khâu sản xuất, xuất khẩu sản phẩm. Về lâu dài, các doanh nghiệp nông sản cần thay đổi sang gia công những nguyên liệu để tự chủ gần như hầu hết nguồn nguyên liệu ban đầu khi cho vào để sản xuất sản phẩm, giảm thiểu các chi phí thu mua, nâng cao năng lực xuất khẩu của doanh nghiệp. Hơn nữa, trong những khâu liên kết trên các doanh nghiệp thuộc bộ phận cung ứng riêng cũng cần phải chủ động nắm rõ được các nguyên tắc, các chính sách, yêu cầu được đề ra từ EU để có thể giúp đỡ, trao đổi nhằm hoàn thiện quy trình một cách hiệu quả. Ví dụ như:

Khi mà các doanh nghiệp quay trở lại những vùng nguyên liệu của họ để ký hợp đồng với nông dân phải hợp tác chặt chẽ với ngành nông nghiệp địa phương để giúp nông dân, từ việc giới thiệu, đem nguồn các giống mới về, đến việc xác định các quy trình kỹ thuật, các công việc cần làm trong quá trình nuôi cấy, chăm bón, sử dụng loại phân nào, bón khi nào, với dung lượng bao nhiêu để có thể đáp ứng yêu cầu của khách hàng, thị trường. Bởi lẽ, do các doanh nghiệp nắm được đầu ra như thế nào, rồi khi đó mới tổ chức lại cho nông dân sản xuất theo đúng kế hoạch đề ra, để đảm bảo nguồn chất lượng của sản phẩm. Chính vì vậy, vai trò của Doanh Nghiệp vô cùng quan trọng trong chuỗi mắt xích này vì họ là người trung gian, người vừa thực thi theo chính sách của nhà nước đồng thời cũng là người truyền tải thông tin một cách dễ hiểu, đơn giản nhất cho người nông dân để sản xuất sản phẩm.

Hai là, xây dựng các chính sách đầu tư và đổi mới thiết bị, đổi mới công nghệ, không những trong quy trình sản xuất chế biến mà còn các quy trình như thu hoạch, bảo quản để tạo ra các sản phẩm đáp ứng các tiêu chuẩn do quy định đặt ra của thị trường xuất khẩu. Doanh nghiệp NSVN thúc đẩy triển khai mạnh mẽ những ứng dụng tiên tiến trong khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất do sự bùng nổ, phát triển mạnh mẽ của cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ trí tuệ nhân tạo AI hiện nay trong việc phát triển hệ thống các trang trại thông minh trong lĩnh vực tưới tiêu, quản lý dữ liệu bằng việc sử dụng những phần mềm tự động,... Ngoài ra, đầu tư đổi mới máy móc dây chuyền, theo hướng nhập khẩu máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại từ các nước phát triển như : Mỹ, Nhật Bản .. cũng nên được các doanh nghiệp chú trọng hơn. Bên cạnh đó, khai thác lợi ích từ các chính sách của Nhà nước một cách hiệu quả, thay đổi để nâng cao giá trị bản thân nhằm tăng sức hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước để cải thiện quy trình cho DN của mình.

Ba là, DN và người nông dân cần chủ động xây dựng chiến lược XK nông sản, cần nỗ lực đổi mới sản phẩm bao bì đóng gói phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với thị trường yêu cầu tiêu chuẩn cao như EU, cần có những nhóm nông sản XK chủ lực, đồng nghĩa với việc phải xây dựng một danh mục hàng hóa nông sản XK. Ngoài ra EU là nơi có vị trí địa lý khá xa so với Việt Nam, các doanh nghiệp cũng nên tập trung vào sản xuất các mặt hàng đóng hộp, có thể bảo quản lâu dài trong vòng nhiều ngày tất cả các loại trái cây lẫn các loại quả khô mà vẫn đảm báo được những yêu cầu về chất lượng.

Bốn là, phát triển hoạt động sản xuất một cách thân thiện với môi trường, phát triển nghiên cứu các mặt hàng không chỉ an toàn mà còn chất lượng mà còn đảm bảo được những yêu cầu về môi trường của thị trường EU. Tại thị trưởng EU, gia tăng một lượng lớn nhu cầu về các sản phẩm nông sản sạch, thân thiện môi trường, vì vậy, đòi hỏi các doanh nghiệp phải chú ý hơn đến việc cải thiện hoạt động sản xuất để giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Bởi lẽ, theo Võ Tòng Xuân, nguyên là giáo sư-hiệu trưởng Trường Đại học Nam Cần Thơ: Nông dân thường có thói quen bón nhiều phân để có năng suất cao, hầu hết chủ yếu là phân đạm. Đất của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và đất của Việt Nam nói chung chỉ được bón phân đạm là chủ yếu. Càng nhiều nông dân áp dụng bón nhiều phân đạm, thì càng thấy là sâu

bệnh xuất hiện rất nhiều, vì vậy họ lại phải sử dụng rất nhiều thuốc bảo vệ thực vật, đặc biệt là sử dụng nhiều loại kháng sinh, điều này không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản, đặc biệt đất trồng, môi trường vùng đó cũng bị ảnh hưởng [31]

Năm là, trong bối hiện nay, tổ chức kinh doanh cũng cần thay đổi tư duy kinh

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 77 - 80)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w