Thực trạng đáp ứng rào cản thương mại EU của hàng nông sản Việt

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44)

2.2.1. Các rào cản thương mại của EU đối với hàng nông sản Việt Nam

2.2.1.1. Rào cản thuế quan

EU là thị trường nhập khẩu nông sản thứ hai của Việt Nam. Đây là một trong những thị trường được đánh giá là cực kỳ “khó chịu” với các yêu cầu, luật lệ, đặc biệt . Để xuất khẩu vào được thị trường này thì Việt Nam của chúng ta lần lượt phải vượt qua những hàng rào thương mại về thuế quan cũng như phi thuế quan.

Liên minh Châu Âu - EU có tất cả 27 nước. Vì thế, khi NSVN vào EU với một số ngoại lệ, gần như tất cả thuế của bất kỳ quốc gia nào trong EU sẽ hoàn toàn hài hòa với hệ thống thuế quan của EU.

Dưới đây là bảng thuế một số mặt hàng nông sản của Việt Nam.

0902 Chè Từ HS 09021000- 09024000: 4% 0904 Hạt tiêu Từ HS 09041100-09042200: 9,6% 0801 Hạt điều Từ HS 08013100-08013200: 0%-2% 0711 Nấm HS 07115100 12% +191.00 EUR / 100 kg 0703 Tỏi EU đang hạn chế nhập với Việt Nam.

Mã HS 07032000: 9,6 % + 120.00 EUR/100kg

Dương Thu Hương 33 2020

Chúng ta thấy rằng mặt hàng nông sản chủ yếu là các mặt hàng như Gạo và Cà Phê của Việt Nam chịu thuế suất tương đối cao khi xuất khẩu vào thị trường này. Trong khi 2 mặt hàng này là hai mặt hàng xuất khẩu chính của nước ta (theo số liệu từ Bộ NN-PTNT năm 2019 VN xuất khẩu gạo và cà phê đều đứng thứ 2 thế giới). Đặc biệt là sản phẩm cà phê hòa tan và một số loại gạo ngon của Việt Nam lại bị đánh thuế rất cao. Còn những sản phẩm khô thô khác cũng bị đánh thuế nhưng với mức thuế thấp hơn nhiều. Tuy vậy, nhìn chung hàng nông sản Việt Nam bị một thách thức không hề nhỏ với chính sách áp thuế của EU.

Với một số ví dụ về mức thuế nêu trên, ta có thể dễ dàng thấy được, với mức thuế đánh vào sản phẩm NSVN tương đối cao như vậy, để khả năng cạnh tranh về giá của sản phẩm Việt Nam với các thị trường khác là một thách thức không nhỏ đối với Việt Nam.

2.2.1.2. Rào cản phi thuế quan

Ngoài những rào cản thuế quan nêu ở trên, các sản phẩm nông sản của Việt Nam

cũng sẽ chịu áp lực rất lớn về các rào cản phi thuế quan. Đặc biệt là các tiêu chuẩn kỹ

thuật do EU đưa ra khi muốn nhập khẩu sản phẩm nông sản vào thị trường này:

a) Quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm

Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm là vấn đề rất quan trọng của Luật thực phẩm EU. Các sản phẩm không tuân thủ luật này và chưa thực sự phù hợp với những tiêu chuẩn mà bộ luật này đưa ra sẽ bị từ chối nhập khẩu vào EU.

Sử dụng đúng liều lượng các loại thuốc bảo vệ thực vật

Giới hạn dư lượng thuốc bảo vệ thực vật (MRLs) được EU quy định đối với các sản phẩm, cụ thể đối với mặt hàng là trái cây và hoa quả, rau tươi, tuân thủ

nghiêm ngặt theo các quy định về MRLs và để ngăn ngừa tình trạng nhiễm vi khuẩn là điều kiện tiên quyết để xâm nhập thị trường EU. Các sản phẩm có chứa các loại thuốc trừ sâu bị cấm hoặc có cao hơn các hàm lượng vượt mức cho phép sẽ bị từ chối nhập khẩu vào thị trường này. Hơn nữa, các doanh nghiệp cũng cần rất chú ý: ở một số quốc gia thành viên EU, việc sử dụng MRLs nghiêm ngặt hơn so với quy định chung của thị trường EU.

Yêu cầu về xuất xứ

Đặc biệt là các mặt hàng liên quan đến rau và quả tươi, ghi rõ cụ thể nguồn gốc xuất xứ là một quy định bắt buộc đối với thị trường này. Để tuân thủ quy định này, các nhà xuất khẩu được quy định bởi những thương nhân nhập khẩu EU về việc hỗ trợ bằng chứng về xuất xứ của tất cả các loại trái cây và rau quả tươi.

Yêu cầu về bảo vệ thực vật

Phải thực hiện nghiêm ngặt theo các quy định theo pháp luật của EU về bảo vệ thực vật cho các loại mặt hàng nông sản như các loại hoa quả và rau tươi khi xuất khẩu sang thị trường EU, các quy định về vệ sinh thực vật được đưa ra để ngăn ngừa việc nhiễm và lây lan các sinh vật có hại cho cây trồng và sản phẩm thực vật trên thị trường EU. Các tổ chức kinh doanh cần nắm rõ được các yêu cầu này để hiểu được những sinh vật nào không được phép nhập khẩu vào EU nhằm tránh tình trạng hàng hóa không đạt yêu cầu khi xuất khẩu.

Đặc biệt chú ý tất cả các khâu trong quá trình gia công, chế biến, đóng gói, vận chuyển và lưu trữ hàng hóa để nhằm ngăn chặn các chất nhiễm bệnh có thể xuất hiện. Thường xuyên cập nhật các chất bị hạn chế đối với các sản phẩm cụ thể trong quy định của EU (EC) số 1881/2006 ví dụ như là: độc tố nấm - các loại nấm mốc như aflatoxin và ocharatoxin A đối với các loại hạt ăn được và rau quả khô, Kim loại nặng: hạn chế về nồng độ chì, Vi trùng trong các loaị hoa quả và rau xanh. Thuốc bảo vệ thực vật; Chất ngoại lai; Ni-trát;... Doan nghiệp có thể nhờ cậy đến sự tư vấn phân tích từ các chuyên gia hoặc áp dụng hệ thống HACCP - chương trình Quản lý chất lượng và An toàn thực phẩm trong thực tiễn hằng ngày.

Thành phần sản phẩm

Trong trường hợp không xác minh trước, ủy quyền hay có dư lượng mức độ cao các chất ngoại lai thì người mua hoặc những cán bộ thuộc cơ quan hải quan EU

Không được trồng trọt đánh bắt ở nơi bất hợp pháp cũng như không được khai

thác gỗ tại rừng tự nhiên mà chưa được phép.

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

thể từ chối các sản phẩm. EU cũng có các quy định pháp lý cụ thể đối với các chất phụ gia thực phẩm (chất tạo màu, chất làm quánh dẻo) và hương liệu liệt kê các mã số điện tử và các chất được phép sử dụng.

b) Quy định về dãn nhán

EU yêu cầu riêng đối với những quy định về những tiêu chuẩn về marketing cụ thể cho các loại trái cây và rau quả tươi sau: táo, các quả họ cam, quả kiwi, rau diếp, quả đào và xuân đào, lê, dâu, ớt chuông, nho và cà chua. Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn cho mỗi kiện phải được kèm theo các sản phẩm này. Các sản phẩm nhập khẩu của những loại hàng này cho mục đích chế biến không phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn marketing của EU. Mặc dù vậy, cần phải ghi rõ cụm từ “intended for processing” (dùng cho mục đích chế biến) hoặc các thuật ngữ tương tự nên được ghi rõ trên bao bì của hàng hóa.

Phải đáp ứng các yêu cầu pháp lý cho ghi nhãn thực phẩm thực phẩm được tiêu dùng thị trường EU. Các thùng chứa trái cây và rau quả tươi phải chứa các thông tin sau đây: Tên và địa chỉ của người đóng gói và người giao hàng; Tên sản phẩm (nếu không thể nhìn thấy sản phẩm từ bên ngoài của bao bì) Quốc gia xuất xứ phân loại và kích cỡ (theo các tiêu chuẩn marketing). Trong trường hợp một doanh nghiệp Việt Nam cung cấp các sản phẩm được dán nhãn tiêu dùng (ví dụ các sản phẩm trong can, chai hoặc hộp, bình), bạn sẽ phải để ý tới các yêu cầu ghi nhãn trong Hướng dẫn số 2000/13/EC. Nhãn mác phải cung cấp cho người tiêu dùng thông tin về thành phần sản phẩm, nhà sản xuất, phương pháp bảo quản và sơ chế. [20] Ngoài ra, các thông báo được tuyên bố về các chất dinh dưỡng, chất có lợi cho sức khỏe và chất gây di ứng cũng phải được thực hiện rõ ràng trên nhãn mác để tránh ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Mặc dù hiện nay chưa có yêu cầu pháp lý đặc biệt, riêng biệt nào về bao bì đóng gói để dùng cho hầu hết những loại mặt hàng được tiêu dùng trên thị trường EU nhưng các tổ chức kinh doanh vẫn cần lưu ý về những quy tắc, quy định ghi nhãn mác ở trên để tránh bị từ chối một cách đáng tiếc.

c) Quy trình sản xuất ra sản phẩm

Những quy định mà EU đưa ra không chỉ liên quan đến tiêu chuẩn sản phẩm, những thành phần những chất có trong sản phẩm mà với cả quy trình làm ra sản phẩm đó.

Dương Thu Hương 36 2020

Theo thông báo từ EU, 1-1-2019, Doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu hàng hóa sang EU sẽ phải tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa mới được hưởng chế độ ưu đãi thuế quan phổ cập GSP CO form A (REX) - (Registered Exporter system: cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa) .Theo chương trình này, các sản phẩm được hưởng GSP được EU chia thành 4 nhóm với các mức thuế ưu đãi khác nhau dựa trên mức độ nhạy cảm của bên nhập khẩu, mức độ phát triển của nước xuất khẩu và các văn bản, tài liệu được thỏa thuận ký kết giữa 2 bên. Bốn nhóm sản phẩm của những quốc gia đang phát triển được hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) EU được chia thành như sau:

Trường hợp 1: Sản phẩm rất nhạy cảm: bao gồm chủ yếu là các sản phầm nông sản và một vài sản phẩm công nghiệp tiêu dùng. Nhóm này, khi nhập khẩu vào EU sẽ sẽ phải chịu mức thuế GSP bằng 85% thuế suất tối huệ quốc Đây là một nhóm hàng hóa hạn chế nhập khẩu của EU.

Trường hợp 2: Các sản phẩm nhạy cảm: chủ yếu là thực phẩm, đồ uống, hóa chất, nguyên liệu, hàng thủ công. Nhóm này chịu thuế suất GSP với thuế suất bằng 70% thuế suất tối huệ quốc. Đây là một nhóm hàng hóa EU không khuyến khích nhập khẩu.

Trường hợp 3: Sản phẩm bán nhạy cảm: bao gồm chủ yếu là hải sản đông lạnh. Nhóm này được hưởng thuế suất GSP với tỷ lệ 35% thuế suất tối huệ quốc. Đây là một nhóm hàng hóa EU khuyến khích nhập khẩu

Trường hợp 4: Sản phẩm không nhạy cảm: hầu hết là thực phẩm, đồ uống, nguyên liệu. Nhóm này được hưởng tỷ lệ GSP từ 0-10% thuế suất tối huệ quốc. Đây là một nhóm các sản phẩm của EU đặc biệt khuyến khích nhập khẩu. [18]

Để được hưởng mức thuế GSP từ một số mặt hàng, EU cũng phần nào cũng đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam khi cho phép các DN này sử dụng cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Registered Exporter system) nhằm giúp các

doanh nghiệp chủ động hơn trong việc tự thực hiện các thủ tục, đáp ứng các tiêu chuẩn về nguồn gốc xuất xứ và tự chịu trách nhiệm về tính chính xác.

Ngoài ra, nhằm có thể giảm bớt mức thuế mà Việt Nam bị áp trong những năm qua. Bắt đầu từ năm 2012 - Chính phủ Việt Nam đã từng bước chuẩn bị nhằm có thể ký kết hiệp định thương mại song phương với EU, và cho đến ngày 12-2- 2020 vừa rồi Nghị viện châu Âu chính thức thông qua EVFTA ( Hiệp định Thương mại) và EVIPA (Hiệp định Bảo hộ Đầu tư).

Dự kiến 07-2020 Hiệp định EVFTA sẽ có hiệu lực, đồi với thuế nhập khẩu của EU, EU cam kết sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 85,6% các dòng thuế, tương đương 70,3% kim ngạch xuất khẩu sang EU. Sau đó, sau 7 năm, EU sẽ loại bỏ thuế nhập khẩu đối với 99,2% các dòng thuế, tương đương 99,7% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đối với 0,3% còn lại của kim ngạch xuất khẩu Việt Nam, EU đưa ra hạn ngạch thuế quan (TRQ) với thuế nhập khẩu bằng 0% trong hạn ngạch.[20] Có thể nói rằng, cho Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu chính của Việt Nam sẽ được giảm mức thuế như sau:

Hình 2.1. Tóm tắt các mức thuế suất của EU về hàng nông sản Việt Nam sau HĐ. EVFTA

CAM KẾT THUẾ QUAN CỦA EU DÀNH CHO VIỆT NAM

Cà phê, mật ong tự nhiên, sàn phẩm rau củ quà tươi và chế biến,

nước hoa quà, hoa tươi: Xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu

Nông, thủy sàn: xóa bỏ ngay 50%

50% số dòng thuế còn lại xóa bỏ theo lộ trình từ 3 đến 7 năm

Gạo

- Gạo tấm: xóa bỏ hoàn toàn thuế nhập khẩu sau 5 năm - Sàn phẩm từ gạo là sau 3 đến 5 năm

Nguồn: Hiệp định EVFTA

Chúng ta hy vọng rằng, ngay khi hiệp định EVFTA có hiệu lực, mức thuế hiện tại sẽ được giảm. Các doanh nghiệp Việt Nam sẽ nắm bắt lợi thế cơ hội lần này trong việc thúc đẩy nền kinh tế, thúc đẩy ngoại giao của cả 2 bên.

2.2.1.3. Thực trạng đáp ứng rào cản phi thuế quan

Từ phía nhà nước

An toàn thực phẩm được coi là một vấn đề quan trọng chính trong quy định thực phẩm của EU và cũng là rào cản tiên quyết cho quá trình xuất khẩu được nông sản vào thị trường này. Để đảm bảo được chất lượng cũng như giúp các DN Việt Nam vượt qua được rào cản trên. Những năm gần đây đã cho thấy sự hỗ trợ từ phía nhà nước cũng như sự chủ động từ các DN Việt Nam đến vấn đề này một cách quyết liệt.

Để giúp các doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về các chất cấm, thành phần hạn chế trong các nguyên liệu, sản phầm, cũng như các chính sách của EU yêu cầu đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam. Các Bộ cùng các Cấp, Ban Ngành liên quan cũng đã tổ chức nhiều cuộc hội thảo nhằm nâng cao hiểu biết cho các doanh nghiệp. Điển hình như những hội thảo gần đây như:

- Hội nghị quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2019 (Vietnam Food Forum) diễn ra ngày 13/11/2019: nhằm kết nối các doanh nghiệp Việt Nam có cơ hội gặp gỡ và trao đổi với 20 nhà nhập khẩu đối tác nước ngoài lớn như Hoa Kỳ, EU... đồng thời thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải đã trao đổi trực tiếp với các doanh nghiệp về những dự án nghiên cứu để có thể vượt qua được những rào cản phi thuế quan.

- Cũng tại hội thảo Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường liên minh châu Âu (EU) thông qua Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) vừa được tổ chức cuối tháng 12-2019 tại TP.HCM. Nhằm giúp cho các DN nắm rõ được các tiêu chí nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm, các hàng rào kỹ thuật, của EU đưa ra và chuẩn bị hành trang cần thiết khi Việt Nam sắp sửa hoàn tất hiệp định thương mại tự do vs EU.

Một vài những cuộc hội thảo kể trên cho chúng ta thấy rằng nhà nước cùng các ban ngành liên quan, quan tâm rất sát đối với các doanh nghiệp, luôn hỗ trợ

Quốc gia Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Việt Nam 76 126 87 68 80 61 Thái Lan 88 91 70 86 83 55 Indonesia 19 29 21 38 23 25

doanh nghiệp để có thể có những kiến thức chắc nhất khi xuất khẩu vào thị trường này.

Ngoài ra, hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều cơ sở, phòng thí nghiệm giúp các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Việt Nam có thể biết được thành phần trong những sản phẩm của mình chất nào được phép và chất nào bị cấm tại thị trường EU. Một vài phòng, cơ sở xét nghiệm lớn như: Eurofins Sắc Ký Hải Đăng, Vinacontrol, Omic, SGS... Qua đó doanh nghiệp có thể chủ động điều chỉnh cũng như theo dõi trực tiếp thành phần các sản phẩm của mình, chủ động hơn trong việc xuất khẩu không những thị trường EU mà còn các thị trường lớn khác nữa.

Hơn nữa, Có rất nhiều các trang thông tin tìm kiếm về các quy định của EU đối với Việt Nam rất dễ tìm được trên các phương tiện thông tin trên internet nhằm giúp cho các DN có thể chủ động hơn trong việc cập nhật thông tin từ EU như là:

- Để các nhà mua hàng có thể hiểu rõ hơn về các quy định luật pháp và phi luật pháp ( ví dụ: chất lượng, an toàn thực phẩm nhãn mác) tham khảo Quality Minima Document của hiệp hội gia vị Châu Âu (ESA), hoặc tư vấn của EU export helpdesk để biết những yêu cầu và chọn code sản phẩm cụ thể trong chương 9

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w