Xúc tiến, phát triển quảng cáo sản phẩm và tạo dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 83)

3.2. Giải pháp nhằm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng nông sản Việt

3.2.6. Xúc tiến, phát triển quảng cáo sản phẩm và tạo dựng thương hiệu

Điển hình tại thị trường EU, hiện nay, người tiêu dùng nhận thấy rằng các thương hiệu nổi tiếng thường được liên kết với chất lượng sản phẩm cao cùng với độ tin cậy nên họ thường có xu hướng là chọn các sản phẩm đã được cấp thương hiệu sẵn và có chỗ đứng trên thị trường. Những sản phẩm đấy sẽ dễ dàng thâm nhập và có chỗ đứng trên thị trường của các quốc gia tin dùng trong nhập khẩu khi một doanh nghiệp có thể xây dựng được thượng hiệu cho các sản phẩm của riêng mình. Để làm được điều này, các tổ chức kinh doanh nông sản việt Nam nên:

Thứ nhất, các tổ chức kinh doanh cần đặc biệt chú ý trong quá trình gây dựng tạo ảnh và nâng cấp thương hiệu riêng của doanh nghiệp. Để định vị được thương hiệu của mình trong mắt người tiêu dùng thì cần xây dựng một kế hoạch cụ thể, gây ấn tượng đối với những khách hàng tiềm năng của đơn vị mình. Bên cạnh đó, cần tập trung xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển sản phẩm, cải thiện phối giống mới, cũng cần được các doanh nghiệp đặc biệt quan tâm đến để tạo ra những sản phẩm có giá trị và khẳng định thương hiệu.

Thứ hai là, hoạt động tiếp thị, quảng bá sản phẩm cũng cần được các doanh nghiệp đẩy mạnh. Để là được điều đó, trước tiên doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một đội ngũ nhân viên tiếp thị chuyên nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, am hiểu thị trường quốc tế, thị trường đối tác, tìm kiếm những partner nước ngoài đề mở rộng kênh phân phối, phát triển sản phẩm. Ngoài ra, Các doanh nghiệp có thể mở các chi nhánh, văn phòng đại diện tại các thành phố, thị trường chủ lực xuất khẩu hàng đến tại EU. Hơn nữa, tại các hội chợ, triển lãm nước ngoài, các doanh nghiệp cũng có thể giới thiệu sản phẩm cho người tiêu dùng và các đối tác nước ngoài. Bên cạnh đó, để cho các đối tác EU đơn giản trong việc nắm rõ tri thức và thiết lập đơn hàng với doanh nghiệp của mình hơn, thì các DN cũng cần đầu tư vào website của đơn vị mình, bao gồm những thông tin về mặt hàng, sản phẩm, hoạt động kinh doanh, cách thức liên hệ của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w