Kiến nghị đối với nhà nước

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 87)

3.3. Kiến nghị

3.3.1. Kiến nghị đối với nhà nước

Tăng cường cập nhật, truyền tải về các điều luật, các chính sách của EU về rào cản thương mại tới các đơn vị DN

Hiện tại, đang có rất nhiều biến động và không thể đoán trước về tình hình kinh tế - chính trị của EU. Đặc biệt, tại EU hệ thống pháp luật được coi là khá phức tạp và nghiêm ngặt, vì lẽ đó việc giúp các doanh nghiệp nông sản Việt Nam chủ động ứng phó với các rào cản mà EU đặt ra không còn cách nào khác ngoài việc hiểu được hệ thống pháp luật và chính sách thương mại của họ. Ngoài ra, cho đến tận bây giờ, việc tìm kiếm, thu thập thông tin liên quan các rào cản cũng như yêu cầu trong thể chế thương mại của EU vẫn là một vấn đề khó khăn đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Do đó, Nhà nước cần tăng cường nơi khai báo các nội dung hữu

ích về thị trường EU cho các tổ chức kinh doanh nông sản Việt Nam, bao gồm hệ thống cổng thông tin quốc gia, hệ thống pháp luật, chính sách thương mại, nhanh chóng việt hóa cập nhật các chính sách của EU lên các cổng thông tin hữu dụng để người dân có khả năng tìm kiếm một cách đơn giản... Hơn hết, để nhanh chóng và kịp thời khi nắm bắt thông tin những điều luật quy định của EU đối với các doanh nghiệp, Nhà nước cần thường xuyên theo dõi và cập nhật những thay đổi từ thị trường EU. Ngoài ra, để tạo thuận lợi cho sự phát triển của ngành nông sản Việt Nam phát triển trong giai đoạn tiếp theo cần phải thành lập các cơ quan chuyên phân tích, dự báo thị trường, với những định hướng đúng trong việc ban hành các chính sách phù hợp. Nhằm tăng cường hiểu biết cho các tổ chức trong kinh doanh về việc sử dụng cho sản phẩm nông sản như những tiêu chuẩn về chứng nhận ISO, chứng nhận SA 8000, TMCB, Global G.A.P... Các cơ quan trên cũng cần tổ chức các hội thảo để cập nhật các thay đổi, bổ sung những vấn đề cần thiết trong chính sách thương mại của EU cũng như các phương tiện truyền hình về phổ biến nâng cao kiến thức.

Ngoài việc nhà nước cập nhật tình hình, các chính sách của EU cho các DN, người dân bên cạnh đó cũng mong các Chính Phủ lắng nghe những ý kiến từ các Hiệp hội, những đóng góp ý kiến từ các DN để có thể xây dựng được 1 chính sách, 1 thể gần gũi tạo điều kiện thuận lợi đối với người nông dân. Để tuân thủ các quy định và phù hợp với các nguyên tắc hợp tác trong khuôn khổ EVFTA đưa ra cần ban thành một số luật hữu hiệu như: Luật Đầu tư, Luật Doanh Nghiệp, Luật Đầu tư - đối tác công tư, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Bảo vệ môi trường, Bộ Luật Lao động và một số luật về thuế.... Bởi vì, nhằm tối đa những lợi ích về phát triển về cạnh tranh lâu dài, trong cải cách thể chế sắp tới từ chính phủ cần có một con đường cao tốc, phải có một cuộc cách mạng và đây sẽ là chìa khóa cho mọi vấn đề. Bởi lẽ, nếu chính phủ gỡ được thể chế, tạo ra các điều kiện về thể chế thì doanh nghiệp sẽ háo hức kinh doanh sản xuất.

Các doanh nghiệp nông sản hiện nay có thể tìm từ các tổ chức như Bộ Công Thuơng, TCHA Việt Nam, Phòng TM - CN Việt Nam (VCCI)... để hiểu rõ hơn về các nội dung đề cập đến chính sách thuế quan và phi thuế quan của EU

Đẩy mạnh phát triển năng lực nguồn nhân lực

Một trong những lý do khiến cho khả năng cạnh tranh của các tổ chức kinh doanh NSVN vẫn còn thiếu khả năng tại thị trường EU là việc thiếu nhân lực chất lượng cao. Do đó, một công việc quan trọng cần phải thực hiện là bồi dưỡng và nâng cao rèn luyện nguồn tri thức nhân công nếu như muốn đáp ứng hết những hàng rào thương mại, chú trọng đưa nông sản vào thị trường EU. Bên cạnh trách nhiệm của các doanh nghiệp, trong đào tạo nhân lực cho ngành nông nghiệp, thì cần có sự nỗ lực tham gia của các cơ quan quản lý nhà nước về việc đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực như việc thiết lập các chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo lao động. Ngoài ra, những hành động thiết thực mà chính phũ cũng nên có như cử đội một số nhà quản lý đi du học, mời các chuyên gia trong và ngoài nước giảng dạy, đầu tư vào các trường đại học với các chuyên ngành liên quan đến nông sản.

Tăng cường giúp đỡ quá trình kiểm tra, giám sát chất lượng của XKNS, thiết lập hệ thống tiêu chuẩn chất lượng đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế

Giai đoạn gần đây, cơ số mặt hàng của Việt Nam bởi vì vi phạm tiêu chuẩn về chất lượng trong đó có cả sản phẩm hàng nông sản nên đã bị trả lại hoặc thu hồi khi xuất khẩu vào thị trường EU. Không những gây sụt giảm về lợi nhuận mà điều này còn gây ra những tác động mạnh đến hình tượng của tổ chức kinh doanh. Do đó, vấn đề vô cùng cần thiết hiện nay là tập trung nghiên cứu phát triển công nghệ, kiểm tra, giám sát chất lượng nông sản sau thu hoạch và trước khi xuất khẩu để khắc phục, giảm thiểu tổn thất. Để đảm bảo đáp ứng được các tiêu chuẩn hàng NSXK của Việt Nam trong các yêu cầu về công - kỹ, môi trường, nhãn tem và nguồn gốc khi đưa vào thị trường của các quốc gia nhập khẩu thì nhà nước cần có biện pháp giám sát chất lượng của sản phẩm và quy trình sản xuất. Hơn nữa, cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa chính phủ cùng các ban, ngành và doanh nghiệp với nhau để giám sát chất lượng hàng xuất khẩu nhằm đạt được chính xác nhất những mặc định về tiêu chuẩn đã quy định.

Những quy định trong nước áp dụng cho hàng nông sản cần được nhà nước tích cực xây dựng và cải thiện để đồng bộ hóa với thể chế tiêu chuẩn của EU đưa ra và dựa trên hệ thống các quy định về chất lượng, tiêu chuẩn môi trường, quy tắc xuất xứ, ghi nhãn hàng hóa của thị trường EU. Trong thu thập thông tin cần phải

xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quốc gia hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế, quyết liệt xây dựng kế hoạch thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin trong dự báo tình hình thị trường, từ đó đưa ra các tư vấn và cung cấp các cách điều tiết hoạt động phù hợp với nhu cầu thịt rường cho các doanh nghiệp để họ tránh mua với tình trạng bị cưỡng giá. Có như vậy, không những xây dựng chính sách cho các sản phẩm hàng nông sản dễ dàng mà còn đơn giản hóa việc thực hiện các quy định hơn đối với các doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập thị trường EU cũng như các thị trường khác trên toàn cầu.

Thay đổi các thể chế, tạo ra các chính sách giúp đỡ nhằm phát triển ngành nông sản

Việc đổi mới quy định và hệ thống pháp luật đối với nền kinh tế thế giới trong bối cảnh đã và đang không ngừng phát triển như hiện nay, là điều cần thiết để theo kịp sự thay đổi của thương mại quốc tể. Với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhà nước Việt Nam cần xem xét lại các nguồn luật, loại bỏ các tài liệu lỗi thời, không đầy đủ, không phù hợp. Để giúp giảm chi phí, thời gian chờ đợi cho doanh nghiệp, những cơ quan quản lý nhà nước cũng cần đẩy mạnh cải tạo, cải cách các thủ tục kiểm tra chuyên ngành và thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, Nhà nước cũng cần tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nông sản trong vay vốn để đổi mới công nghệ sản xuất nhằm thu hút đầu tư và cải thiện khả năng đáp ứng những hàng rào thương mại của EU.

Về cơ chế tín dụng ưu đãi cho doanh nghiệp cũng cần có sự ưu tiên giúp đỡ từ phía nhà nước như: giảm bớt thắt chặt các quy định về nguồn vay; đề xuất ra những ưu đãi trong lãi suất tạo các chính sách gọi vốn đầu tư FDI. Hơn nữa, Chính phủ cũng cần thực hiện các chính sách như hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu máy móc nhằm hỗ trợ về các nguồn liên quan cho các thực thể kinh doanh về nông sản đồi mới công nghệ, bên cạnh nhà nước cũng có thể hỗ trợ doanh nghiệp liên doanh với các công ty nước ngoài để thu hút công nghệ mới, cải tiến trong quá trình gia công, công nghệ hiện đại tiên tiến; giảm bớt thuế nhập khẩu, đơn giản hóa thủ tục hải quan để Doanh Nghiệp dễ dàng tiếp cận với môi trường quốc tế hơn. Ngoài ra, việc cấp bách và vô cùng cần thiết hiện nay là cần đầu tư vào việc nghiên cứu và phát

triển các công nghệ sản xuất hiện đại trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm phát triển khả năng trong năng lực sản xuất các sản phẩm hàng nông sản của Việt Nam.

Tập trung phát triển các hoạt động xúc tiến thương mại

Giúp tổ chức kinh doanh đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng, mở rộng mạng lưới hoạt động kinh doanh thì đây là một công tác cực kỳ quan trọng. Hiện tại, vẫn còn khá hạn chế đối với nguồn lực của ngành nông sản Việt Nam cho hoạt động xúc tiến thương mại bởi vì nó vẫn chưa đem lại hiệu quả cho các doanh nghiệp thuộc ngành này. Chính vì thế, trong giai đoạn tiếp theo, cần phải thực hiện một cách tập trung và chủ chốt đối với các hoạt động của xúc tiến thương mại. Nhà nước nên chủ động hỗ trợ các thông tin liên quan đến thị trường EU cho các thực thể kinh doanh nông sản thông qua những ban về xúc tiến thương mại để giúp đỡ các tổ chức kinh doanh gây dựng và nâng cao giá trị thương hiệu.

Nhấn mạnh để phát triển chức năng của những cơ quan đại diện hợp pháp của Việt Nam tại EU là việc nhà nước cần phải làm hiện tại. Bởi vì, tại đây sẽ cung cấp thông tin về thị trường EU, cập nhật những thay đổi trong chính sách thương mại của EU cho các doanh nghiệp nông sản Việt Nam một cách nhanh chóng và kịp thời, hơn nữa khi có tranh chấp xảy ở EU thì đây cũng chính là nơi sẽ hỗ trợ đắc lực cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc kiện tụng, quy chiếu các nguồn luật...

Ngoài ra, nhằm quảng bá sản phẩm chất lượng cùng thương hiệu nông sản của Việt Nam, việc tạo ra những cuộc triển lãm, trưng bày, quảng cáo trong hội chợ thương mại cũng cần được Chính phủ thúc đẩy mạnh mẽ để giới thiệu sản phẩm tới khắp các bạn bè trên toàn thế giới. Bên cạnh đó, nâng cao hơn nữa trong việc quảng bá sản phẩm NSVN trên các kênh phương tiện truyền thông nổi tiếng của EU như Deutsche Welle của Đức, Le Monde của Pháp hay La Stampa của Ý... để thu hút và gây dựng niềm tin cho người tiêu dùng ở EU.

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w