Mở rộng tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp nông sản với các ngành

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 82)

3.2. Giải pháp nhằm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng nông sản Việt

3.2.5. Mở rộng tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp nông sản với các ngành

khác trên toàn khu vực và thế giới

Quy mô các tổ chức kinh doanh vẫn còn rất hạn chế tuy số lượng tổ chúc kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay khá lớn. Vì vậy, cần phải tạo ra mối liên kết giữa các doanh nghiệp nông sản trong và ngoài nước để cải thiện phát triển vị thế sản phẩm nông sản tại thị trường EU và thị trường nông sản trên toàn cầu. Tìm kiếm thông tin, chia sẻ bài học kinh nghiệm, tạo liên kết thông tin giữa các tổ chức kinh doanh, bao gồm những nguồn nguyên liệu đầu vào, các doanh nghiệp có thể liên kết để tìm kiếm các nguồn hàng có chất lượng tốt, hãy ký một hợp đồng nhập khẩu nguyên liệu với sổ lượng lớn để được hưởng chiết khấu, tiết kiệm chi phí cho

doanh nghiệp là những hoạt động các doanh nghiệp trong ngành có thể giúp đỡ nhau trong việc. Các tổ chức kinh doanh cần đặc biệt để tâm liên kết và thu mua từ các nhà cung cấp trong nước khi liên quan đến việc thu mua nguyên liệu đầu vào tại quốc gia mình. Có như thế, các doanh nghiệp mới có thể chủ động hơn trong việc giám sát chất lượng và số lượng nguyên phụ liệu đã mua, và giảm bớt tình hình không ổn định về chất lượng. Hơn nữa, trong công tác logistics vận tải từ Việt Nam đến EU cũng rất quan trọng, chủ yếu hiện nay nước ta vận chuyển hàng nông sản bằng đường biển vì số lượng lớn và tiết kiệm chi phí chính vì thế hàng nông sản sẽ đi trong thời gian khá dài, đòi hỏi khâu vận chuyển hết sức quan trọng và đặc biệt khó khăn khi bảo quản hàng hóa hàng tháng trời. Bởi lẽ đó, muốn phát triển tăng sản lượng xuất khẩu nông sản sang EU yêu cầu không chỉ riêng ngành nông sản mà còn là sự kết hợp của các doanh nghiệp thuộc những ngành khác nhau.

Không những chú trọng trong việc đẩy mạnh phát triển hợp tác với các tổ chức kinh doanh trong quốc gia mình, những tổ chức kinh doanh đó cũng nên quan tâm tới sự thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp quốc tế bởi vì sau khi có sản phẩm, thì khâu phân phối cũng rất quan trọng đặc biệt là khi phân phối mạnh mẽ vào thị trường EU. Để đạt được điều này, không chỉ kết nối từ các nhà thương nhân lớn, nhà nhập khẩu lớn, các kênh phân phối, hiện đại lớn để duy trì được kim ngạch XKNS mà còn gọi vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI ở khu vực này. Liên kết này không những giúp các doanh nghiệp tìm hiểu được công nghệ sản xuất và hệ thống quản lý, khoa học công nghệ hiện đại mà còn giúp các tổ chức kinh doanh Việt Nam nắm bắt được tri thức về hiểu biết thị trường cũng như chính sách điều chỉnh trong thương mại của EU.

Một phần của tài liệu Rào cản đối với hàng nông sản việt nam vào thị trường EU thực trạng và giải pháp,khoá luận tốt nghiệp (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(96 trang)
w