Đối với ứng viên

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty may tùng chi,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 90)

a. Ứng viên cần tìm hiểu kĩ về doanh nghiệp trước khi ứng tuyển

Trước khi quyết định nộp hồ sơ ứng tuyển vào công ty, ứng viên cần tìm hiểu kĩ các thông tin về công ty cũng như vị trí muốn ứng tuyển để biết được công ty và vị trí đó có phù hợp với mong muốn và khả năng của bản thân hay không. Việc tra cứu trước thông tin sẽ giúp ứng viên hiểu rõ hơn về công việc và cách thức làm việc, từ đó nâng cao khả năng trúng tuyển và nhà tuyển dụng cũng tiết kiệm được thời gian để lọc hồ sơ

b. Các thông tin trong hồ sơ cần được viết chính xác và đầy đủ

Các thông tin được ứng viên đưa vào hồ sơ là vô cùng quan trọng, nó giúp cho nhà tuyển dụng chọn lọc được những hồ sơ phù hợp.Các thông tin được đưa ra

cần phải đầy đủ và chính xác đặc biệt là những thông tin về họ tên, địa chỉ, bằng cấp, kinh nghiệm làm việc, số điện thoại và email liên hệ. Có nhiều trường hợp hồ sơ ứng viên được lựa chọn để thi tuyển vòng tiếp theo nhưng nhà tuyển dụng không thể liên hệ được với ứng viên do thông tin liên lạc để lại bị sai. Việc này sẽ khiến ứng viên mất đi cơ hội làm việc và cũng khiến cho công ty có thể tuột mất một ứng viên tiềm năng.

Chính vì điều đó, các ứng viên trước khi nộp hồ sơ đi cần kiểm tra kĩ lại thông tin một lần, đảm bảo rằng các thông tin đã được điền đầy đủ và chính xác, điều này sẽ góp phần làm cho việc tuyển dụng có hiệu quả hơn.

c. Ứng viên nên chủ động liên hệ với công ty khi cần thêm thông tin hoặc chưa nhận được thông tin phản hồi

Việc liên lạc với ứng viên đôi khi cũng gặp phải những cản trở, có thể do số điện thoại liên hệ bị sai. Vậy nên khi không nhận được thông tin phản hồi từ công ty, ứng viên nên chủ động liên hệ lại với nhà tuyển dụng. Điều này sẽ đảm bảo cho hiệu quả tuyển dụng được tốt nhất và có lợi cho cả ứng viên cũng như công ty

d. Học hỏi thêm kinh nghiệm và kĩ năng mềm để phục vụ cho công việc

Khi được ngồi trên ghế nhà trường, ứng viên sẽ được cung cấp những kĩ năng cơ bản để có thể hoàn thành công việc. Nhưng trong thực tế, nếu chỉ có kiến thức nền tảng ứng viên khó thể lưu lại ấn tượng tốt cho nhà tuyển dụng, bên cạnh các kiến thức được trang bị, người lao động cần học hỏi và tích lũy cho mình những kinh nghiệm để có thể phục vụ cho công việc của mình.

3.3.2. Đối với Nhà nước

a. Nhà nước cần quan tâm hơn nữa và có những chính sách đối với ngành dệt may bao gồm cả những chính sách về nhân lực

Tại nước ta, Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc định hướng kinh doanh cho các doanh nghiệp. Trong thời kì nền kinh tế cạnh tranh và hội nhập ngày càng sâu rộng, nếu có sự quan tâm và can thiệp đúng lúc của Nhà nước , các doanh nghiệp sẽ tìm ra được phương hướng kinh doanh đúng đắn cho mình. Khi doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả góp phần nâng cao đời sống cho nhân dân và giảm bớt trách nhiệm xã hội

b. Nhà nước cần đầu tư và quan tâm nhiều hơn đến việc đào tạo nhân lực cho ngành may

Việc nhà nước quan tâm đầu tư nhiều hơn và đào tạo nhân lực cho ngành may mặc sẽ giúp nâng cao khả năng làm việc của người lao động. Khi tay nghề của người lao động được nâng cao và có một cơ cấu lao động hợp lý thì sẽ làm giảm tình trạng sinh viên ra trường làm trái ngành và cũng tránh tình trạng “ thừa thầy thiếu thợ ”.Khi người lao động làm trái ngành sẽ gây khó khăn trong quá trình làm việc và khi đó doanh nghiệp sẽ phải tốn chi phí và thời gian cho việc đào tạo nhân lực và nhân viên cũng sẽ phải mất thời gian để có thể tiếp nhận với công việc. Do đó nhà nước cần quan tâm nhiều hơn đến chất lượng đào tạo hiện tại của các cơ sở dạy nghề và trường đại học, cao đẳng ; mở thêm nhiều trung tâm đào tạo nghề cắt may chuyên sâu để thu hút thêm nhiều ứng viên tham gia. Việc này sẽ giúp nâng cao chất lượng lao động và giúp cho cơ cấu lao động được hợp lí hơn.

c. Cần có sự quản lý và giám sát chặt chẽ đối với những trung tâm giới thiệu việc làm

Hiện tại có khá nhiều các trung tâm môi giới việc làm, bên cạnh những trung tâm hoạt động đúng lĩnh vực thì cũng có nhiều những trung tâm “ma” lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của người lao động. Các trung tâm “ ma” này hoạt động chủ yếu ở những vùng nông thôn nơi trình độ của người dân không được cao. Nhà nước cần có những biện pháp quản lý,cấp phép hoạt động với các trung tâm này để nó thực sự trở thành cầu nối giữa doanh nghiệp và những người lao động.

d. Nhà nước cần quan tâm để nâng cao chất lượng đào tạo để tăng trình độ dân trí và đồng thời cung cấp cho xã hội những lao động có chất lượng

Nhà nước cần có sự đầu tư về cả cơ đội ngũ giáo viên giảng dạy và cơ sở vật chất. Nhà nước cũng cần tạo điều kiện và có những chính sách hỗ trợ để học viên có thể đi tham quan trực tiếp các doanh nghiệp may mặc để sớm có thể làm quen với môi trường làm việc thực tế để sau khi tốt nghiệp họ không bị lạ lẫm và có thể nhanh chóng làm quen với công việc

Trên đây là những khuyến nghị mà tôi đưa ra dựa trên những kiến thức đã được học trên ghế nhà trường và thực tế quan sát được tại công ty may Tùng Chi.

Hi vọng rằng những giải pháp này có thể được công ty cân nhắc và sớm áp dụng để có thể làm cho công tác tuyển dụng tại công ty được hoàn thiện hơn

KẾT LUẬN

Nguồn nhân lực đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi tổ chức. Bất kì một doanh nghiệp, tổ chức nào cũng sẽ không thể hiện thực hiện được mục tiêu, chức năng của mình nếu không có nguồn nhân lực. Quản trị nguồn nhân lực luôn là một công việc khó khăn, phức tạp đối với nhà quản trị. Để có thể tạo được lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần quản ly và sử dụng nguồn nhân lực một cách có hiệu quả, khai thác tối đa khả năng của người lao động. “Tuyển dụng nhân sự” là một khâu cơ bản trong công tác quản trị nhân sự. Nó cung cấp “đầu vào” cho các quá trình tiếp theo. Vì vậy,việc hoàn thành tốt công tác quản trị nhân sự sẽ tạo nên được một tiền đề vững chắc, là vấn đề cấp thiết mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm.

Trong bài khóa luận này, tôi đã trực tiếp thực tập và tìm hiểu về công tác tuyển dụng nhân sự tại công ty may Tùng Chi. Trong thời gian thực tập tại công ty, tôi đã đi sâu vào nghiên cứu để có thể thấy được những ưu và nhược điểm trong công tác tuyển dụng hiện tại của công ty đồng thời trên cơ sở những kiến thức đã được học, tôi đã đưa ra một số giải pháp để có thể giúp cho công tác tuyển dụng của công ty được hoàn thiện hơn.

Để có thể hoàn thành bài khóa luận này, tôi xin được gửi lời cảm ơn đến các cán bộ, nhân viên của công ty may Tùng Chi đặc biệt là các các bộ của phòng Nhân sự,nơi tôi trực tiếp thực tập. Đồng thời tôi cũng gửi lời tri ân sâu sắc đến các thầy cô của trường Học Viện Ngân Hàng đã dạy dỗ, giúp đỡ tôi trong thời gian học tập tại trường và đặc biệt là thầy giáo Phạm Vĩnh Thắng là người đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn cho tôi để hoàn thành bài khóa luận tốt nghiệp này

Chỉ tiêu Năm 2018 Năm 2017 Chênh lệch

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

19.065.428.822 25.131.929.902 6.066.501.080

2.Các khoản giảm trừ doanh thu

537.156.364 660.298.874 123.142.510

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Lưu, Q., 2018. 2018 đột biến ngành dệt may Việt Nam. Bộ Công Thương Việt Nam, Issue 2018.

Nguyễn, Đ. V. & Nguyễn, Q. N., 2010. Giáo trình Quản Trị Nhân Lực. Hà Nội: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

PGS.TS Nguyễn, T., 2007. Giáo trình tổ chức lao động. Hà Nội: NXB Lao Động - Xã Hội.

Bùi, H. T., n.d. Cơ cấu nhân sự công ty may Tùng Chi 2017,2018,2019.

Lưu, Q., 2018. 2018 đột biến ngành dệt may Việt Nam. Bộ Công Thương Việt Nam, Issue 2018.

Nguyễn, Đ. V. & Nguyễn, Q. N., 2010. Giáo trình Quản Trị Nhân Lực. Hà Nội: NXB Đại Học Kinh Tế Quốc Dân.

Nguyễn, H. T., 2018. Thực Trạng Và Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng Nhân Sự Tại Công Ty May Tinh Lợi. s.l.:s.n.

PGS.TS Nguyễn, T., 2007. Giáo trình tổ chức lao động. Hà Nội: NXB Lao Động - Xã Hội.

Phạm, N. V., n.d. Báo Cáo Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh Công Ty May Tùng Chi 2018.

Quyết định số 55/2001/QĐ - TTg của Chính phủ : Phê duyệt chiến lược phát triển và một số cơ chế, chính sách hỗ trợ thực hiện Chiến lược phát triển ngành dệt - may Việt Nam

Tài liệu nội bộ công ty May Tùng Chi

PHỤ LỤC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CÔNG TY MAY TÙNG CHI 2017-2018

3.Doanh thu thuần 18.528.272.458 24.471.631.028 5.943.358.570

4.Giá vốn hàng bán 10.363.916.794 10.482.008.531 118.091.737

5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

8.164.355.664 13.989.622.497 5.825.266.833

6.Doanh thu hoạt động tài chính

17.439.860 13.576.604 -3.863.256

7.Chi phí tài chính 56.601.657 275.738.465 219.136.808

Trong đó: Chi phí lãi vay 273.316.588 273.316.588 8.Chi phí quản lý doanh 1.070.103.346 1.439.985.972 369.882.626

nghiệp

9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

7.055.090.521 12.287.474.664 5.232.444.143

11.Chi phí khác 86.500.000 271.428.671 184.928.571

12.Lợi nhuận khác (4.681.818) 19.523.809 24.205.627

13.Tong lợi nhuận kế toán trước thuế

7.050.348.703 12.306.998.473 5.256.649.770

14.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

1.410.069.741 2.461.399.695 1.051.329.954

15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty may tùng chi,khoá luận tốt nghiệp (Trang 82 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w