Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty may tùng chi,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)

a. Yếu tố chính trị

Chính trị là yếu tố mang tính quốc gia bao trùm và ảnh hưởng đến tất cả lĩnh vực, hoạt động của quốc gia đó. Khi một quốc gia có tình hình chính trị ổn định;

nhà nước quan tâm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp sẽ giúp cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, phát triển và mở rộng kinh doanh. Điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải tuyển dụng thêm những lao động mới. Một đất nước có nền chính trị ổn định, con người có điều kiện để học tập và phát triển bản thân, trình độ dân trí được nâng cao. Đây là một dấu hiệu vô cùng đáng mừng cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp cần tuyển dụng nhân viên cho vị trí còn trống, sẽ có nhiều ứng viên có năng lực, trình độ cao cùng tham gia ứng tuyển. Sự cạnh tranh của các ứng viên giỏi sẽ giúp doanh nghiệp tìm được người phù hợp nhất.

b. Yếu tố văn hóa- xã hội

Văn hóa xã hội là một yếu tố quan trọng tác động đến công tác tuyển dụng. Một đất nước có nền văn hóa phát triển thì ý thức và phẩm chất con người cũng sẽ được nâng cao. Yếu tố này sẽ góp phần nâng cao chất lượng của các ứng viên tham gia vào quá trình tuyển dụng. Điều này sẽ ảnh hưởng tới chính sách, cách thức và mục tiêu tuyển dụng của doanh nghiệp, chúng sẽ cần phải phù hợp với mục tiêu phát triển của cả xã hội. Với những xã hội còn kém phát triển, tư duy của con người còn cổ hủ, lạc hậu thì con người sẽ dễ bị thụ động và khó thích ứng nhanh với những sự thay đổi, tiến bộ của nhân loại. Do vậy công tác tuyển dụng sẽ gặp phải những khó khăn, trở ngại.

Ý thức xã hội cũng là một yếu tố tác động đến công tác tuyển dụng của doanh nghiệp. Đối với những công việc được xã hội tôn trọng, ngưỡng mộ thì khả năng tuyển được những ứng viên giỏi sẽ cao. Ngược lại, khi xã hội có thành kiến với một nghề nghiệp nào đó thì sẽ gây cản trở đến việc tuyển dụng của công ty, khó có thể tuyển dụng được ứng viên phù hợp, đáp ứng được công việc của tổ chức hay doanh nghiệp mình.

c. Các quy định, chính sách của nhà nước về tuyển dụng

Luật lao động của nước ta đã được ban hành và áp dụng từ tháng 1 năm 1995. Luật pháp có ảnh hưởng lớn đến hoạt động tuyển dụng nhân lực. Các tổ chức cần tuân thủ luật pháp trong việc tuyển dụng, ký kết hợp đồng lao động.

d. Sự cạnh tranh của các tổ chức trên thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, các tổ chức không chỉ cạnh tranh về sản phẩm, hàng hóa dịch vụ mà còn cạnh tranh cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là tài sản quý giá nhất mà các tổ chức phải lo gìn giữ, duy trì và phát triển. Để thực hiện được điều đó, các tổ chức phải có chính sách nhân sự hợp lý, chế độ đãi ngộ tốt thì mới thu hút được nhân tài, giữ chân nhân viên ở lại với mình. Nguồn nhân lực giỏi chính là yếu tố quyết định sự thắng lợi của tổ chức trong điều kiện thị trường cạnh tranh khốc liệt. Tổ chức nào càng có sức mạnh cạnh tranh thì càng thu hút được nhân tài. Ngược lại, nếu chế độ đãi ngộ không tốt thì tổ chức dễ mất nhân tài mà việc tuyển dụng những người tương đương là không dễ dàng, tốn thời gian và tiền bạc

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Nhân sự là một yếu tố vô cùng quan trọng đối với bất cứ một doanh nghiệp, tổ chức nào. Công tác tuyển dụng nhân sự là chính là khâu đầu tiên, cung cấp “ đầu vào” cho doanh nghiệp,tạo cơ sở cho công tác quản trị nhân lực sau này. Vì vậy nó đóng vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển của tổ chức. Từ cơ sở lý luận tôi đã nêu ở chương 1, tôi sẽ tiến hành trình bày, phân tích thực trạng công tác tuyển dụng tại công ty may Tùng Chi dựa trên những gì đã tìm hiểu được trong quá trình thực tập tại công ty và đưa ra những giải pháp giúp hoàn thiện công tác tuyển dụng tại công ty.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC TUYỂN DỤNG TẠI CÔNG TY MAY TÙNG CHI

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng nhân lực tại công ty may tùng chi,khoá luận tốt nghiệp (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(90 trang)
w