Tình hình hoạt động của các website thương mại điện tử

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 50)

“Các website cung cấp dịch vụ TMĐT tham gia khảo sát bao gồm ba loại hình website: nhóm sàn giao dịch TMĐT với tỷ lệ 88%; nhóm website khuyến mại trực tuyến chiếm 16%; và nhóm website đấu giá trực tuyến là 2%. Nhóm 5 mặt hàng được giao dịch nhiều nhất trên các website cung cấp dịch vụ TMĐT bao gồm: thời trang (44%); máy tính và mạng (43%); quần áo, giày dép, mỹ phẩm (43%); điện thoại (41%); hàng điện lạnh, thiết bị gia dụng (25%). Trong số doanh nghiệp sở hữu website cung cấp dịch vụ TMĐT được khảo sát, khoảng 30% website đã hỗ trợ và tích hợp chức năng thanh toán trực tuyến. 27% chấp nhận thanh toán qua thẻ Visa, Master Card, 25% qua đơn vị thanh toán trung gian và 10% tin nhắn SMS. 45% website hỗ trợ dịch vụ giao hàng và thu tiền sau (Cash on delivery - COD). Hình thức chấp nhận thanh toán khi mua hàng trực tiếp tại công ty là phổ biến, chiếm 75%. Trong khi đó, hình thức thanh toán bằng chuyển khoản vẫn được nhiều doanh nghiệp triển khai với tỷ lệ là 77%.” (Trần Thị Kim Phượng, 2018)

Hiện nay trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến, không thể không kể đến một số nhà bán lẻ trực tuyến nổi tiếng như Shopee, Tiki, Lazada hiện đang không ngừng cạnh tranh quyết liệt với tham vọng sẽ dẫn đầu trong nền kinh tế số.

Với số liệu từ Statista, năm 2018 ngành TMĐT Việt Nam đã đạt doanh thu 2,269 tỉ USD, tăng tới 29,4% so với năm 2017. Trong đó, số lượng khách mua hàng trên các sàn TMĐT đạt 49,8 triệu lượt, tăng 2,6%. trong đó xu hướng mua sắm trên di động chiếm đến 72%. Trong số các sàn TMĐT tại Việt Nam, 4 cái tên thường được nhắc tới là Lazada, Shopee, Tiki, Sendo và đều nằm trong Top 10 sàn TMĐT có lượng truy cập cao nhất thị trường Đông Nam Á trong năm vừa qua.

Hình 2.7: Top 10 website TMĐT quý 1 năm 2019

Nguồn: Iprice. vn

Trong quý I/2019 là tin tức chấn động nhất của ngành có lẽ là sự đóng cửa của thương hiệu thời trang trực tuyến Robins.vn. Trước khi ngừng hoạt động, Robins.vn là website TMĐT trong ngành hàng thời trang có lượt truy cập cao nhất tại Việt Nam với hơn 965.000 lượt mỗi tháng theo số liệu của iPrice và vẫn tăng trưởng đều đặn. Từ đó ta có thấy được sự khốc liệt và khó lường của thị trường TMĐT ở Việt Nam.

Để tham gia và cuộc rượt đuổi và cạnh tranh không ngừng nghỉ giữa những sàn TMĐT ở thị trường Việt Nam thì đơn vị chủ quản như VNG đã đầu tư 122 tỷ đồng, sau đó là khoản đầu tư từ JD lên đến 44 triệu USD (gần 1.000 tỷ đồng) vào sàn TMĐT Tiki. Cũng trong năm 2018, Tiki để lại dấu ấn mạnh mẽ với chiến dịch truyền thông khi có sự góp mặt của Nhã Phương và Trường Giang mang tên "Trời ơi, tin được không" với truyền tải thông điệp giao hàng nhanh trong 2 tiếng và sale 91%.

Tương tự, với Sendo cũng đã tiến hành đưa hình ảnh chị đại Sen Đỏ Mỹ Tâm bao phủ rộng khắp trên các phương tiện truyền thông, sau khi nhận thêm 51 triệu USD từ 8 nhà đầu tư, dẫn đầu bởi SBI Holdings của Nhật Bản.

STT Ngày bàn hành Văn bản pháp luật Nội dung

1 29/11/2005 “Luật 51/2005/QH11” “Luật Giao dịch điện tử”

Shopee Việt Nam đã có cuộc soán ngôi ngoạn mục vươn lên vị trí đầu bảng về lượng truy cập năm 2018 khi nhận thêm 50 triệu USD đầu tư từ SEA. Bên cạnh đó không thể không kể đến việc Shopee mời hàng loạt những gương mặt nổi tiếng, có sức ảnh hưởng lớn như các thành viên đội tuyển U23 Việt Nam hay Bảo Anh để đẩy mạnh hoạt động quảng bá, truyền thông của mình.

Lazada Việt Nam tiếp tục trụ vững trên thị trường TMĐT năm vừa qua là nhờ Alibaba đầu tư thêm 2 tỉ USD vào Lazada Đông Nam Á. Về các hoạt động truyền thông, Lazada có vẻ im hơi lặng tiếng hơn so với đối thủ. Và vào tháng 11/2018 với sự kiện "đại tiệc mua sắm" đã gây hiệu ứng tốt trên các kênh offline, mang Lazada đến gần hơn với người tiêu dùng (Phương Nga, 2019)

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w