Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt độngTMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 58)

a. Đăng ký thuế

Vào tháng 6/2017, theo khảo sát trên địa bàn Thành phố Hà Nội có khoảng 13.422 tài khoản facebook tham gia kinh doanh qua mạng. Trong đó chỉ có 1.950 cá nhân đã tiến hành đăng ký thuế với CQT. Những đối tượng còn lại được xác định là chưa đăng ký thuế dù có kinh doanh trên facebook. Cục Thuế TP. Hà Nội đã tiến hành gửi thông báo đến các chủ tài khoản này, đề nghị kê khai và đăng ký thuế.

Còn tại Cục thuế TP Hà Tĩnh đã đưa thông báo số 2502/TB-CT ban hành ngày 03/11/2017 về “Hướng dẫn đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với họat động kinh doanh TMĐT” trong đó có hướng dẫn cụ thể về việc đăng ký thuế:

* Đối tượng đăng ký

- “Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân có hoạt động TMĐT thực hiện đăng ký doanh nghiệp (đăng ký thuế và đăng ký kinh doanh) tại cơ quan đăng ký kinh doanh (sau đây gọi là Doanh nghiệp).

- Tổ chức, Hộ gia đình, cá nhân kinh doanh TMĐT đăng ký thuế trực tiếp với CQT

* Các trường hợp có địa chỉ kinh doanh trên MXH không phải đăng ký thuế bao gồm:

- Các DN, tổ chức, cá nhân kinh doanh địa chỉ cụ thể đã đăng ký thuế, sử dụng MXH để dùng cho hoạt động kinh doanh.

- Các cá nhân sử dụng MXH với mục đích bán hàng nhưng không còn tiếp tục hoạt động”

(Xem chi tiết Thông báo số 2502/TB-CT ở Phụ lục 1 kèm theo) b. Kê khai, nộp thuế

Hiện nay, hệ thống khai và nộp thuế điện tử đã được triển khai trên phạm vi toàn quốc và bảo đảm được hạ tầng cung cấp dịch vụ cho NNT thực hiện nghĩa vụ kê khai của mình. Cụ thể, bắt đầu triển khai từ năm 2009, phần mềm hỗ trợ khai thuế qua Internet được tập trung tại Tổng cục Thuế. NNT tại các Chi cục Thuế và Cục Thuế đã thực hiện việc khai thuế qua mạng và có riêng phần mềm “Hỗ trợ kê khai” để thực hiện khai thuế theo yêu cầu. Hơn nữa, Tổng cục Thuế cũng tích cực đẩy mạnh việc cung cấp dịch vụ nộp thuế điện tử. Đây là dịch vụ thông qua cổng thông tin điện tử của CQT cho phép người nộp thuế lập Giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước và được Ngân hàng thương mại xác nhận kết quả giao dịch nộp thuế, giúp các cơ quan, doanh nghiệp có thể nộp thuế tại bất kỳ địa điểm nào có kết nối Internet, truy cập Cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế để xem, in, tải về các thông báo, giấy nộp tiền điện tử. “Tính đến tháng 4/2016, hệ thống nộp thuế điện tử đã triển khai cho 63 tỉnh, thành phố, số lượng doanh nghiệp đã đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ với cơ quan Thuế trên 506 nghìn doanh nghiệp, đạt tỷ lệ 95,38% so với tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. Tổng số hồ sơ khai thuế điện tử đã tiếp nhận đạt trên 31 triệu hồ sơ, tổng số giao dịch nộp tiền vào ngân sách nhà nước đạt trên 968 nghìn lượt giao dịch và tổng số tiền đã nộp ngân sách nhà nước đạt trên 149 nghìn tỷ đồng” (Nguyễn Xuân Tú, 2016).

Tuy nhiên, các quy định về nghĩa vụ thuế tại “Thông tư số 103/2014/TT- BTC” được hướng dẫn chung cho tất cả các nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài có phát sinh nghĩa vụ thuế mà chưa có văn bản hướng dẫn đặc thù trong quản lý, kê khai, thu nộp, quản lý thuế riêng cho hoạt động kinh doanh TMĐT: Trò chơi điện tử trực tuyến (game online), quảng cáo trực tuyến, sàn giao dịch TMĐT... nên trong thực tế còn gặp nhiều khó khăn. “Đối với DN kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến (game online), quảng cáo trực tuyến; đăng ký nộp thuế giá trị giá tăng theo phương pháp khấu trừ thuế thì theo chế độ hiện hành; DN phải nộp thuế GTGT theo thuế suất 10% và nộp thuế thu nhập DN theo thuế suất là 22%. Riêng DN có doanh thu không quá 20 tỷ đồng/năm, áp dụng thuế suất thuế thu nhập DN là 20%. Đối với cá nhân kinh doanh trò chơi điện tử trực tuyến (game online), quảng cáo trực tuyến thực hiện nộp thuế GTGT theo mức thuế suất 5% trên doanh thu; nộp thuế thu nhập cá nhân theo mức thuế suất 2% trên doanh thu. Đối với trường hợp cá nhân có mức

doanh thu không quá 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế GTGT và thuế thu nhập cá nhân.” (Nguyễn Thị Cúc, 2018)

Đối với việc kê khai thuế hoạt động TMĐT, tại CQT TP. Hồ Chí Minh đã gửi 14.543 giấy mời trên 15.528 tài khoản facebook và trang web của đối tượng kinh doanh TMĐT; cùng với việc xác định được số liệu 3.990 tổ chức có kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT. Đối với các trường hợp không tự giác thực hiện kê khai nộp thuế CQT yêu cầu khai bổ sung. Qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện hơn 575 tỷ đồng chưa kê khai thuế; đã truy thu thuế và xử phạt với tổng số tiền là hơn 19 tỷ đồng. (Đỗ Doãn, 2018)

c. Quản lý thông tin người nộp thuế

Quản lý tốt thông tin người nộp thuế TMĐT là một yêu cầu quan trọng để quản lý thuế tốt hoạt động TMĐT. Bước đầu tiên là tổng hợp thông tin NNT trong lĩnh vực TMĐT. Tổng cục Thuế đã thành lập Tổ công tác nghiên cứu quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT và bộ phận thường trực tại Hà Nội và Sài Gòn. Tổ công tác có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu thông tin về các loại hình kinh doanh TMĐT nhằm nhận diện các đơn vị có tham gia trong hoạt động TMĐT tại Việt Nam; sau đó xây dựng hồ sơ để thực hiện công tác phân tích rủi ro đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm đối với các tổ chức có rủi ro cao với số doanh thu lớn.

d. Kiểm tra, thanh tra người nộp thuế

Tổng cục Thuế cũng đẩy mạnh việc thanh tra kiểm tra đối với các doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thương mại điện tử nhằm đưa công tác quản lý thuế đối với hoạt động này vào nề nếp. Kết quả hoạt động thanh tra, kiểm tra người nộp thuế có hoạt động TMĐT như sau:

- Năm 2015, Tổng cục Thuế đã hướng dẫn Cục Thuế TP. Hà nội truy thu khoảng 3 tỷ đồng tiền thuế GTGT và TNCN của một cá nhân có thu nhập từ hoạt động kinh doanh cho thuê game để đặt quảng cáo, game được tải miễn phí trên các chợ ứng dụng Apple Store, Google Play...

- Tại một số địa phương, sau khi triển khai đã phát hiện nhiều đối tượng không kê khai, trốn thuế. Tiêu biểu là việc Cục thuế TP. HCM đã phát hiện hành vi

gian lận của bà Cao Thị Thùy Dung, có hoạt động kinh doanh qua MXH facebook từ năm 2013 - 2016 chưa kê khai nộp thuế, theo điều tra số thu sau khi kê khai là gần 450 tỷ đồng nên phải truy thu thuế và phạt chậm nộp hơn 9,1 tỷ đồng; từ năm 2014 - 2016 Công ty TNHH Thương mại Mây Mây có doanh thu bán hàng qua mạng khoảng 70 tỷ đồng chưa kê khai nộp thuế, nên đã bị truy thu 7,5 tỷ đồng...

- “Năm 2017, Cục Thuế đã cưỡng chế và truy thu gần 67 tỷ đồng tiền thuế từ Công ty TNHH Uber (Uber). Thời kỳ thanh tra được xác định kể từ lúc Uber B.V bắt đầu hoạt động tại thị trường Việt Nam đến tháng 6/2017. Sau thanh tra, Cục thuế TP HCM đã ra quyết định hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả với Uber B.V, cụ thể truy thu thuế với số tiền gần 51,48 tỷ đồng, đồng thời phạt tiền về hành vi kê khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp gần 10,3 tỷ đồng. Trong số thuế bị truy thu, có hơn 14,6 tỷ đồng thuế TNCN khấu trừ nộp thay, hơn 26,3 tỷ đồng là thuế GTGT khấu trừ nộp thay và gần 10,5 tỷ thuế TNDN với nhà thầu nước ngoài. Ngoài ra, theo quyết định của Cục Thuế TP HCM, Uber phải nộp thêm số tiền chậm nộp tính đến ngày 31/8/2017 là hơn 4,9 tỷ đồng. Như vậy tổng cộng Uber B.V phải nộp số tiền truy thu, phạt và tiền chậm nộp là hơn 66,68 tỷ đồng”. (Thanh Lê, 2017)

Những động thái này thể hiện sự quyết tâm của ngành thuế, góp phần chống thất thu thuế cho Nhà nước.

2.3. Đánh gía thực trạng trong công tác quản lý thuế đối với hoạtđộng TMĐT tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w