CQT tăng cường các hoạt động giám sát, thường xuyên rà soát kiểm tra các website có liên quan đến các hoạt động kinh doanh qua mạng, bán hàng online. Bằng việc định kỳ thông qua các website sẽ tổng hợp và phân tích dữ liệu về giao dịch từ các tổ chức trung gian thanh toán, các chủ trang giao dịch TMĐT, cơ quan thuế sẽ thống kê và chỉ ra được các loại hình giao dịch cũng như các phương thức thanh toán từ đó phát hiện ra các vấn đề, nghi vấn tồn đọng. Bên cạnh đó các dữ liệu từ các tổ chức vận chuyển và các đại lý quảng cáo như 1 kênh thông tin quan trọng. Từ đó nhận diện, nghiên cứu và phân loại NNT theo các loại hình TMĐT điển hình để việc quản lý trở nên hiệu quả
“Trong trường hợp không có các thông tin liên lạc sẵn có trên website, cán bộ thuế sẽ tiến hành thu thập thông tin thông qua các cách sau:
+ Gửi thông báo tới ngân hàng có liên quan, nếu thông tin về số tài khoản ngân hàng của cá nhân/DN thể hiện trên website;
+ Tìm kiếm địa chỉ của đối tượng liên lạc trên tên miền thông qua website kiểm tra tên miền;
+ Yêu cầu các ngân hàng cung cấp các số tài khoản được sử dụng để thanh toán các giao dịch TMĐT nhằm nhận diện các nhà cung cấp dịch vụ TMĐT;
+ Thử thực hiện mua sắm để nhận email từ người bán để nhận diện;
Bên cạnh đó, cần phải có quy định yêu cầu DN khi muốn mở tài khoản tại ngân hàng phải nộp một bản sao giấy đăng ký kinh doanh nhằm phục vụ cho việc xác minh thông tin. Các quy định này đã giúp nâng cao tính tuân thủ trong đăng ký kinh doanh của các cá nhân kinh doanh không phải là pháp nhân.”
Ngoài việc tổng hợp và thống kê đối với các tài liệu có sẵn, ngành Thuế Việt Nam có thể tham khảo kinh nghiệp của Nhật Bản trong việc xây dựng một chương trình với hệ thống dò tìm tự động trên mạng internet để thu thập thông tin từ các trang điện tử. Hệ thống cho phép người sử dụng tìm được tên và địa chỉ URL của các trang điện tử dựa trên các “key word” tìm kiếm cụ thể đồng thời thu thập đường dẫn, hình ảnh và thông tin hữu ích khác trên trang điện tử đó để nhận diện những NNT không xác định. Điều này giúp giảm nguồn lực thu thập thông tin và nâng cao hiệu quả so với việc tìm kiếm thủ công thông qua các trang như Google, Yahoo....
- Kiểm tra tính xác thực của thông tin giá trị giao dịch nhận được từ hoạt động TMĐT
Sau khi tiến hành xong công tác thu thập dữ liệu liên quan từ hoạt động TMĐT, CQT có thể sử dụng các biện pháp để kiểm tra, so sánh và đối chiếu để xác thực của thông tin đã thu thập:
+Thông qua tài khoản ngân hàng sẽ kiểm tra việc có kê khai sai doanh thu hay không khi thanh toán hoặc đơn giản hơn là tiến hành đặt 1 đơn hàng và sau đó thực hiện kiểm tra tính chính xác giao dịch tài chính này.
+Nhận biết doanh thu, thu nhập của doanh nghiệp có hoạt động TMĐT bằng các phương thức đối chiếu với công ty, cơ quan đối tác: đối chiểu dữ liệu của tổ
chức vân chuyển với dữ liệu doanh thu doanh nghiệp cần kiểm tra; so sánh tổng giá trị mua hàng của NNT với doanh thu của người bán; kiểm tra tổng giá trị nhập khẩu tại cơ quan Hải quan với tổng giá trị nhập khẩu của NNT; đối chiếu bảng kê tổng hợp mua hàng của NNT với việc nộp thuế đối với các khoản thuế được khấu trừ theo quy định;
- “Sử dụng dữ liệu phân tích khách hàng: Các doanh nghiệp TMĐT xây dựng CSDL về tất cả các giao dịch, thông tin cá nhân về khách hàng như họ tên, tuổi tác, lịch sử mua hàng, địa chỉ và xu hướng mua hàng để tặng các điểm thưởng cho khách hàng nếu số lượt tham gia đạt số lượng nhất định. Vì vậy, có thể sử dụng điểm thưởng và giá chiết khấu làm CSDL tính thuế.” (Lý Phương Duyên, 2015)
- Sử dụng và kiểm tra dữ liệu trên Máy chủ (Database Server): Hầu hết các doanh nghiệp hoạt động trong TMĐT đều có máy chủ lưu trữ CSDL. Máy chủ sẽ quản lý và tích hợp toàn bộ thông tin về người sử dụng TMĐT, thông tin thanh toán và lịch sử mua hàng, do đó tiến hành kiểm tra tra soát thông tin trên máy chủ của NNT đối với cơ quan thuế là điều cần thiết.
3.2.3. Đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thuế đối vớihoạt động TMĐT