Hoàn thiện môi trường pháp lý

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 66)

Xem xét lại các văn bản pháp luật thuế hiện hành để có kịp thời hoàn thiện, sửa đổi cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như sự phát triển hoạt động của các kinh doanh TMĐT. Ngoài ra, để tăng cường tính răn đe đối với các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực TMĐT có hành vi cố tình trốn thuế, tránh thuế, cơ quan ban ngành quản lý cần nghiên cứu, ban hành một số hướng dẫn và quy định phù hợp để giúp công tác quản lý thuế đối với hoạt động này được diễn ra hiệu quả cụ thể như sau.

- Quy định doanh nghiệp nước ngoài cần đăng ký thuế tại Việt Nam trước khi cung cấp dịch vụ cho người tiêu dùng Việt Nam.

Theo quy định của Luật quản lý thuế, “các tổ chức kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải kê khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh. Các doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam cung cấp hàng hoá, dịch vụ cho tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân là người mua này cần phải khai thuế theo từng lần phát sinh và khấu trừ nộp thay thuế cho doanh nghiệp nước ngoài”. Theo nguyên tắc, người mua không phải là NNT đối với các loại thuế GTGT, TNDN nhưng do người cung cấp ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nên công tác yêu cầu đăng ký thuế sẽ bị hạn chế. Vì vậy, cơ quan quản lý cần xem xét và bổ sung quy định: trước khi cung cấp dịch vụ, bán hàng hóa qua biên giới, tố chức nước ngoài cần đăng ký thuế (có thể thông qua mạng Internet) cho CQT Việt Nam và nộp thuế cho thu nhập phát sinh khi người mua thanh toán cho hàng hóa hay dịch vụ theo quy định. Chính sách này nếu được ban hành và thực thi tốt sẽ giúp cho công tác quản lý thuế trở nên hiệu quả đối với tổ chức hay doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực TMĐT ở nước ngoài, trở nên công bằng bình đẳng đối với tổ chức trong nước.

- Ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết chính sách thuế đối với một số hoạt động TMĐT đặc thù

Năm 2013, trò chơi điện tử Flappy Bird là ví dụ cho trường hợp thu nhập hàng tỷ đồng được chia từ các tổ chức cung cấp dịch vụ quảng cáo gắn liền với với trò chơi điện tử của ông Nguyễn Hà Đông được coi là “cha đẻ” của trò chơi này. Điều này là vấn đề cần được giải quyết trong việc quản lý thuế đối với một số loại hình TMĐT đặc thù có phát sinh thu nhập lớn. Trong những trường hợp như vậy do chưa có quy định quản lý thuế cụ thể đối với hình thức kinh doanh dịch vụ đặc thù cho nên Cơ quan thuế còn xử lý một cách bị động. Vì vậy, trong thời gian tới, Bộ Tài chính cần nghiên cứu, ban hành Thông tư hướng dẫn chi tiết thực hiện chính sách về quản lý thuế đối với một số loại hình kinh doanh TMĐT đặc thù như bán tài sản ảo ,game, mua, quảng cáo dịch vụ hàng hóa online.... Thông tư hướng dẫn cần xác định nghĩa vụ thuế ,trách nhiệm, cách thức kê khai tính thuế, khấu trừ thuế tại nguồn, nộp tiền thuế vào ngân sách nhà nước đối với từng đối tượng cụ thể: “doanh nghiệp nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt nam”, doanh nghiệp nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam; doanh nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam; cá nhân người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không cư trú tại Việt Nam; cá nhân người Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực TMĐT. Ngoài ra, Thông tư cần hướng dẫn về quy trình thanh tra, kiểm tra đối với hoạt động TMĐT.

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 65 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w