Đối với Nhà nước và các Bộ, Ngành liên quan

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 85)

Thứ nhất, Nhà nước cần sớm sửa đổi Luật Quản lý thuế hướng tới mục tiêu tạo khung pháp lý để áp dụng phổ biến quản lý thuế điện tử; quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, theo các thông lệ quốc tế, nhất là trong hoạt động với các cá nhân, tổ chức nước ngoài cụ thể chi tiết phù hợp dựa trên tình hình kinh doanh về TMĐT đang diễn ra tại hiện tai. Đồng thời, chú ý rà soát lại các thông tư liên tịch hiện hành về trao đổi thông tin với các bộ, ngành có liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước về thương mại điện tử để phục vụ hiệu quả cho công tác quản lý thuế.

Thứ hai, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, khi xây dựng chính sách cần chú ý đến các thông lệ quốc tế (hiện nay vẫn theo các quy định của OECD) nhất là trong hoạt động với các cá nhân, tổ chức nước ngoài. Hơn nữa nước ta tăng cường phối hợp, hợp tác quốc tế trong quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử với các nước không chỉ nhằm quản lý thuế tốt hơn đối với hoạt động thương mại điện tử, hạn chế tối đa tình trạng trốn thuế, góp phần lành mạnh hóa môi trường kinh doanh.

Thứ ba, Nhà nước ta đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dùng nhằm thay đổi thói quen dùng tiền mặt của người dân sang hình thức thanh toán phi tiền mặt, trong đó có thanh toán di động. Đồng thời ban hành thêm cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân ứng dụng thanh toán di động trong sản xuất, kinh doan. Từ đó giúp cơ quan thuế dễ dàng hơn trong việc quản lý và kiểm soát một cách hiệu quả, chính xác.

Bên cạnh đó, các Bộ, ngành liên quan cần ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác quản lý thuế trong hoạt động kinh doanh TMĐT. Chình vì vậy tăng

cường hợp tác với các CQT từ trung ương đến địa phương đảm bảo công tác quản lý thuế đối với hoạt động trở nên có hiệu quả và dần dần đi vào nề nếp.

3.3.2. Đối với Cơ quan thuế

Thứ nhất, CQT cần nâng cấp các ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) để các cá nhân kinh doanh, bán hàng qua Facebook có thể kê khai thuế qua mạng, giống như cơ quan thuế đang áp dụng đối với doanh nghiệp hiện nay. Thực tế cho thấy, hiện nay ngành Thuế đã và đang nâng cấp rất nhiều ứng dụng CNTT vào công tác quản lý thuế. Mặt khác, thành lập đơn vị chuyên trách để quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Bên cạnh đó, cần phát triển công cụ tìm kiếm để thu thập thông tin xử lý các nhóm rủi ro khác nhau. Ngoài ra, cần đẩy mạnh việc triển khai đồng bộ và rộng rãi các dịch vụ thuế điện tử như khai thuế, nộp thuế điện tử, hoá đơn điện tử để tạo điều kiện cho TMĐT phát triển.

Thứ hai, xây dựng các chương trình đào tạo chuyên sâu nhằm trang bị cho công chức thuế các kiến thức về TMĐT và công nghệ thông tin; Đào tạo về kỹ năng khai thác dữ liệu điện tử để phục vụ hoạt động thanh tra, giảm thời gian thanh tra tại các cơ sở kinh doanh; Tổ chức đào tạo ngoại ngữ, công nghệ thông tin và kỹ năng thanh tra, kiểm tra bằng phương pháp máy tính cho các công chức; để nâng cao năng lực quản lý cho các cán bộ công tác quản lý thuế trong lĩnh vực TMĐT.

Thứ ba, CQT cần linh hoạt mềm dẻo với các đối tượng NNT để có công tác quản lý thuế có hiệu quả. Cụ thể đối với người nộp thuế là những doanh nghiệp có rủi ro lớn về thuế, cần tăng cường thanh tra, kiểm tra; Đối với người nộp thuế là các cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ tham gia vào các giao dịch nhỏ lẻ, số lượng lớn và giá trị giao dịch thấp, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để họ chấp hành pháp luật thuế đầy đủ.

KẾT LUẬN

TMĐT đã sự xuất hiện ở Việt Nam gần hai mươi năm qua, có tác động quan trọng đến đời sống người dân cũng như định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp. về phía người tiêu dùng, TMĐT giúp cho công việc mua sắm trở nên nhanh chóng thuận tiện và tiết kiệm thời gian, đây là lựa chọn tối ưu phù hợp với nhịp sống nhanh của cuộc sống hiện đại ngày nay. Về phía doanh nghiệp, cá nhân cung cấp hàng hóa, dịch vụ, TMĐT giúp họ tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng hơn, mở rộng thị trường vươn ra quốc tế. Mặc dù số lượng doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ TMĐT ở Việt Nam tăng lên nhanh chóng về số lượng cũng như quy mô, nhưng phần đóng góp vào ngân sách nhà nước của các tổ chức này không nhiều. Điều này xuất phát từ nhiều nguyên nhân, trong đó lí do chúng ta có thể thấy rõ nhất đó là thiếu cơ sở pháp lý về thuế khi tiến hành điều chỉnh hoạt động TMĐT làm cho cơ quan thuế gặp nhiều trở ngại khi xác định nghĩa vụ thuế cho một số loại hình kinh doanh TMĐT mới; một số NNT lợi dụng tính chất của TMĐT như “giao dịch trên môi trường ảo” và “dễ dàng xóa bỏ giao dịch” để trốn thuế hoặc khai báo không đúng giá trị giao dịch kinh doanh và bản thân cán bộ quản lý thuế chưa có đủ hành trang chuẩn bị đầy đủ kiến thức cũng như kinh nghiệm t quản lý hiệu quả đối tượng này.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm thực tế quản lý thuế đối hoạt động TMĐT của một số nước và xem xét tình hình phát triển TMĐT cũng như điều kiện quản lý thuế tại Việt Nam, người viết đã đưa ra một số gợi ý về giải pháp để tăng cường hiệu quả quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT. Các giải pháp đã đề xuất tập trung vào việc nâng cao năng lực cho cơ quan quản lý thuế trên cả hai mặt mặt: hoàn thiện chính sách thuế và thực thi chính sách thuế. Để việc quản lý thuế diễn ra có hiệu quả, cơ quan quản lý thuế cần thành lập bộ phận quản lý thuế chuyên biệt về hoạt động TMĐT. Ngoài ra, do đặc thù tính chất của TMĐT là các giao dịch được thực hiện trên nền tảng công nghệ, dữ liệu giao dịch được lưu giữ điện tử, do đó, các cán bộ trực tiếp quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT không chỉ cần trang bị tốt kiến thức, kỹ năng về quản lý thuế mà còn cần có trình độ công nghệ thông tin tốt, có kỹ năng thanh tra, kiểm tra các giao dịch kinh doanh trên nền tảng công nghệ. Bên cạnh đó,

việc tăng cường, phối hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan quản lý nhà nước liên quan khác và cơ quan thuế nước ngoài cũng góp phần quan trọng vào việc nâng cao hiệu quả quản lý thuế TMĐT.

Việc nghiên cứu về vấn đề quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT nhằm hướng đến mục tiêu đối xử công bằng về thuế đối với tất cả các loại hình kinh doanh trong xã hội đặc biệt giữa mô hình thương mại thông thường với TMĐT. Đồng thời, cơ quan thuế cũng cần có cái nhìn tổng thể về quản lý nhà nước đối với hoạt động TMĐT, theo đó, cần hài hòa giữa mục tiêu đảm bảo số thu ngân sách và tạo điều kiện cho hoạt động TMĐT phát triển. Bên cạnh việc thu thuế còn chú trọng đến nuôi dưỡng nguồn thu, thông qua tạo điều kiện thuận lợi cho NNT với thủ tục kê khai, nộp thuế nhanh chóng, đơn giản, đưa ra mức thuế suất hợp lý, qua đó góp phần vào sự phát triển chung của nền kinh tế.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 180/2010/TT-BTC hướng dẫn giao dịch điện tử trong lĩnh vực thuế, ban hành ngày 10/11/2010.

2. Bộ Tài chính (2013), Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn luật thuế thu nhập cá nhân, ban hành ngày 18/05/2013.

3. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân ước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, ban hành ngày 6/8/2014.

4. Bộ Tài chính (2014), Thông tư số 92/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam, ban hành ngày 15/6/2015.

5. Chính phủ (2013), Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về TMĐT, ban hành ngày 16/5/2013.

6. Chính phủ (2013), Nghị định số 209/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT, ban hành ngày 18/12/2013.

7. Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế TNDN, ban hành ngày 26/12/2013.

8. Quốc hội (2005), Luật số 51/2005/QH11 Luật giao dịch điện tử, ban hành ngày 29/11/2005.

9. Quốc hội (2006), Luật số 78/2006/QH11 Luật quản lý thuế, ban hành ngày 29/11/2006.

10. Quốc Hội (2007), Luật số 04/2007/QH12 Luật Thuế Thu nhập cá nhân, ban hành ngày 21/11/2007.

11. Quốc Hội (2008), Luật số 14/2008/QH12 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, ban hành ngày 03/06/2008.

12. Cục thuế TP Hà Tĩnh (2017), Thông báo số 2502/TB-CT về hướng dẫn đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với họat động kinh doanh TMĐT, ngày 03/11/2017.

13. Bộ Công Thương (2019), IDEA: Tổng kết công tác năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019, Hà Nội.

14. Cục Viễn thông - Bộ Thông tin và Truyền thông (2019), Dữ liệu thông kê, Hà Nội.

15. Trung tâm Thông tin Công nghiệp & Thương mại (VITIC) - Bộ Công Thương

(2013), Lịch sử hình thành Thương mại điện tử, Hà Nội.

16. Nguyễn Văn Hồng, Nguyễn Văn Thoan (2012), Giáo trình Thương mại điện tử,

Nhà Xuất bản Đại học Ngoại Thương, Hà Nội.

17. Vũ Văn Cương (2012), “Pháp luật quản lý thuế trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, Luận án tiến sĩ Luật, Trường Đại

học Luật.

18. Lê Thị Thu Thảo (2013), “Một số vấn đề quản lý thuế liên quan thương mại điện

tử”, Luận văn cử nhật luật, Trường Đại học Cần Thơ.

19. Nguyễn Xuân Tú (2016), “Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động TMĐT tại

Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý thuế giai đoạn 2016-2020”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành Thuế, Hà Nội.

20. Thời báo Ngân hàng (2015), ‘Mô hình sinh thái Thương mại điện tử tại Việt Nam’, truy cập ngày 15/4/2019 tại: http://thoibaonganhang.vn/mo-hinh-sinh-

thai-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-34339.html

21. Lê Hoàn (2015), ‘Thực trạng TMĐT ở Việt Nam và một số giải pháp điều hành’, Bộ Kế hoạch và đầu tư, truy cập ngày 20/4/2019 tại

http://www.ncif.gov.vn/Pages/NewsDetail.aspx?newid=17158

22. Lý Phương Duyên (2015), ‘Trốn thuế thương mại điện tử: Nhận diện các hành

vi và giải pháp xử lý’, Tạp chí tài chính, truy cập ngày 15/4/2019 tại

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/tron-thue- thuong-mai-dien-tu-nhan-dien-cac-hanh-vi-va-giai-phap-xu-ly-100332.html

23. Mai Phương (2016), ‘Để thúc đẩy thanh toán điện tử’, Báo điện tử Đại biểu Nhân dân, truy cập ngày 15/4/2019 tại

http://www.daibieunhandan.vn/default.aspx?tabid=75&NewsId=3 82001

24. Văn Chiến (2017), ‘Hướng dẫn người kinh doanh qua mạng thực hiện đăng ký,

kê khai thuế’, Cổng thông tin giao tiếp điện tử, truy cập ngày 16/4/2019 tại

https://hanoi.gov.vn/tintuc sukien/-

mang-thuc-hien-ang-ky-ke-khai-thue.htmlj sessionid=6jUBY - gPIg9sh1FqVV15d0hH,app2

25. Thanh Lê (2017) , “Uber bị truy thu thuế gần 67 tỷ đồng”, VnExpress, truy cập ngày 16/4/2019 tại http s://vnexpre ss.net/kinh- doanh/uber-bi-truy-thu-thue -gan-

67-ty-dong-3645695.html

26. Hà Nguyễn (2018), ‘Thanh toán di động đến thời bùng nổ?’, Thời báo Ngân hàng, truy cập ngày 16/4/2019 tại http://thoibaonganhang.vn/thanh-toan-di-

dong-den-thoi-bung-no-73763.html

27. Nguyễn Thị Cúc (2018), ‘Giải pháp quản lý thuế đối với kinh doanh thương mại điện tử’, Tạp chí tài chính, truy cập ngày 18/4/2019 tại

http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--trao-doi/trao-doi-binh-luan/giai-phap-quan- ly-thue-doi-voi-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-68229.html

28. Trần Anh Thư, Lương Thị Minh Phương (2018), ‘Quản lý thuế thương mại điện tử tại một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam’, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 16/4/2019 tại http://tapchitaichinh.vn/tai-chinh-kinh-doanh/phat-trien-

thuong-mai-dien-tu-o-viet-nam-trong-boi-canh-kinh-te-so- 138944.html?mobile=true

29. Lê Quang Thuận, Trần Thị Hà (2018), ‘Quản lý thuế thương mại điện tử tại một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam’, Tạp chí Tài chính, truy cập ngày 19/4/2019 tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/nghien-cuu-dieu-

tra/quan-ly-thue-thuong-mai-dien-tu-tai-mot-so-nuoc-va-kinh-nghiem-cho-viet- nam-145776.html

30. Trần Thị Kim Phượng (2018), ‘Phát triển thương mại điện tử tại Việt Nam’, Tạp chí tài chính, truy cập ngày 9/5/2019 tại http://tapchitaichinh.vn/nghien-cuu--

trao-doi/trao-doi-binh-luan/phat-trien-thuong-mai-dien-tu-tai-viet-nam-

142802.html

31. Đỗ Doãn - Nhật Minh - Tố Uyên (2018), ‘Quản lý thuế kinh doanh thương mại điện tử: Cách nào hiệu quả?’, Thời báo Tài chính Việt Nam, truy cập ngày 10/5/2019 tại http ://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2018-

04-02/quan-ly-thue-kinh-doanh-thuong-mai-dien-tu-cach-nao-hieu-qua- 55626.aspx

32. Bích Phương (2018), “Doanh nghiệp ngày càng theo xu hướng thương mại điện tử”, Cổng thông tin điện tử chính phủ, truy cập ngày 15/4/2019 tại

http://thanglong.chinhphu.vn/doanh-nghiep-ngay-cang-theo-xu-huong-thuong- mai-dien-tu

33. Phương Nga (2018), ‘Ngành TMĐT Việt Nam vừa chứng kiến cuộc soán ngôi ngoạn mục: Shopee và Tiki đánh bật Lazada xuống hạng 3, chia nhau ngôi nhất nhì về số lượng truy cập quý 4/2018’, CafeCiz, truy cập ngày 9/5/2019 tại

http://cafebiz.vn/nganh-tmdt-viet-nam-vua-chung-kien-cuoc-soan-ngoi-ngoan- muc-shopee-va-tiki-danh-bat-lazada-xuong-hang-3-chia-nhau-ngoi-nhat-nhi-ve- so-luong-truy-cap-quy-4-2018-20190118160618421.chn

34. Mạnh Bôn (2018), ‘Hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016 - 2020’, Báo Đầu tư chứng khoán, truy cập ngày 20/04/2019 tại

https://tinnhanhchungkhoan.vn/dau-tu/hien-thuc-hoa-muc-tieu-tang-truong-kinh- te-giai-doan-2016-2020-246056.html

35. Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (2019), ‘Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2019∖ Hà Nội

36. Iprice.vn

Tài liệu nước ngoài

1. Internet World Stats, Top 20 countries with the highest number of Internet Users truy cập ngày 26/04/2019 tại

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1:

Thông báo số 2502/TB-CT về hướng dẫn đăng ký, kê khai, nộp thuế đối với họat động kinh doanh TMĐT của Cục thuế TP Hà Tĩnh ban hành ngày 03/11/2017.

TÒNG cục THUỆ CỌNG HÒA XÃ HỘI CHÙ NGHĨA VIỆT NAM

CỤC THUE TlNH HA TtNH Đôc lập - Tir do - Hạnh phúc

SÔ:<\.^52/TB-C I Tĩnh' ngày bỉ) tháng 11 năm 2017

THÔNG BÁO

Hướng dẫn đăng ký, kê khai, nộp thuế đối vói hoạt động kinh doanh thUOng mại điện tử

Thực hiện Công văn số 2623/TCT-CS ngày 26/6/217 cùa Tồng cục Thuế về việc tăng cường công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh thương mại điện từ (TMĐT), Cục Thue tỉnh Hà Tĩnh thông báo đen các tổ chức, cá nhân có hoạt động mua, bán, quảng cáo hàng hóa, dịch vụ qua các Website, mạng xã hội như Facebook, Zalo, Instagram... thực hiện đăng ký, kê khai thuế theo quy định.

Đê hỗ trợ các tổ chức, cá nhân hiêu rõ trách nhiệm theo quy định của pháp

Một phần của tài liệu Thực trạng quản lý thuế đối với hoạt động thương mại điện tử tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 73 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(85 trang)
w