Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 34 - 37)

5. Kết cấu của luận văn

1.1.5. Nguyên nhân phát sinh nợ xấu

1.1.5.1. Các nguyên nhân xuất phát từ phía ngân hàng * Sự quản lý yếu kém của ngân hàng

Sự quản lý yếu kém của ngân hàng luôn đi đôi với tình trạng nợ quá hạn cao, từ đó dẫn tới tỷ lệ nợ xấu cao.Sơ hở trong khâu kiểm tra, xét duyệt hồ sơ khách hàng hoặc phân tích tín dụng dẫn đến chấp nhận các khách hàng rủi ro quá mức chắc chắn sẽ phải chấp nhận tỷ lệ nợ xấu cao vào một ngày nào đó. Điều này có thể nhận thấy rõ ràng khi ta thực hiện một phép phân tích đơn giản đối với danh mục tín dụng của Ngân hàng thương mại Việt Nam. Sự tập trung tín dụng quá mức vào một khu vực khách hàng, sự thiếu vắng các biện pháp điều chỉnh danh mục tín dụng trước các diễn biến kinh tế vĩ mô bất lợi, thiếu hệ thống các chuẩn mực đánh giá khách hàng và những rủi ro đạo đức tiềm năng chính là những yếu tố chủ yếu đẩy ngân hàng thương mại rơi vào tình trạng nợ quá hạn cao.

* Quy trình nghiệp vụ ngân hàng còn thiếu chặt chẽ, thiếu đồng bộ

Do quy trình nghiệp vụ thiếu chặt chẽ dẫn đến việc khách hàng lợi dụng lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng. Chính sách cho vay không phù hợp với đặc điểm thực trạng nên kinh tế có thể dẫn đến hậu quả tỷ lệ nợ quá hạn tăng cao.Thực tế cho thấy, sự hoạt động của một ngân hàng dựa trên cơ sở chính sách tín dụng, nhất quán hợp lý có hiệu quả hơn là dựa vào kinh nghiệm và trao quyền quyết định cho một cá nhân lãnh đạo. Một chính sách cho vay không đồng bộ, thiếu tính thống nhất có thể là nguyên nhân tiềm ẩn rủi ro cho ngân hàng.

Ngoài ra, sự chậm trễ trong việc sửa đổi các quy định tín dụng chưa hoặc không còn phù hợp với điều kiện thực tế cũng làm cho ngân hàng gặp phải khó khăn khi xử lý tài sản đảm bảo cho các khoản vay. Ví dụ, đối với các khoản cho vay dựa trên tài sản đảm bảo là bất động sản, việc định giá tài sản cao hơn giá trị thị trường thì việc xử lý tài sản đảm bảo khó khăn, thời gian kéo dài, phát sinh nhiều tốn kém cho ngân hàng.

Với chính sách mở rộng hoạt động kinh doanh để thu hút khách hàng, các Ngân hàng thương mại có thể đơn giản hoá các thủ tục cho vay, hạ thấp các tiêu chuẩn đánh giá khách hàng, tìm cách lách hàng rào kiểm soát nên dễ gặp phải rủi ro.

* Cơ chế trích lập và sử dụng quĩ dự phòng rủi ro không hợp lý

Sự bất hợp lý trong việc trích lập và sử dụng quỹ dự phòng rủi ro của Ngân hàng thương mại là một trong những nguyên nhân quan trọng làm cho các khoản nợ xấu không được xử lý dứt điểm. Mặc dù đã có cơ chế trích lập dự phòng rủi ro cụ thể nhưng để tăng lợi nhuận của mình, các ngân hàng luôn tìm cách trì hoãn việc trích lập hay trích lập không đúng theo quy định.Điều đó dẫn tới tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của các Ngân hàng thương mại vẫn tiềm ẩn ở mức cao so với các số liệu mà ngân hàng đã công bố.

* Trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng ngân hàng còn non kém

Cán bộ tín dụng ngân hàng chưa được đào tạo đầy đủ, không am hiểu thực tế thị trường, không đủ năng lực thẩm định một cách đầy đủ, toàn diện và khoa học dẫn đến xác định sai hiệu quả của dự án, khả năng trả nợ của người vay. Việc không am hiểu về pháp luật cũng có thể dẫn đến các khoản vay không bảo đảm yếu tố pháp lý, không bảo đảm được quyền lợi cho ngân hàng khi xảy ra tranh chấp trước pháp luật.Các cán bộ ngân hàng thường chú trọng đến tài sản đảm bảo hơn là hiệu quả kinh doanh hay khả năng trả nợ của khách hàng.

1.1.5.2. Các nguyên nhân xuất phát từ phía khách hàng

Năng lực quản lý kinh doanh của khách hàng còn kém, trình độ người quản lý còn bị hạn chế nhiều mặt như học vấn, kiến thức và kinh nghiệm thực tế. Hiệu quả của các phương án kinh doanh của khách hàng chỉ mang tính chất lý thuyết, thiếu thực tế nên khi thị trường biến động sẽ dẫn đến thua lỗ và mất khả năng trả nợ.

Ý thức trả nợ của khách hàng chưa tốt, vẫn còn hiện tượng chây ỳ, không trả nợ đúng hạn nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng. Khách hàng vay ké, vay hộ nên vẫn còn tồn tại.

Bên cạnh đó, năng lực tài chính của doanh nghiệp còn nhiều yếu kém và hoạt động chưa có hiệu quả. Trong điều kiện nền kinh tế mở của các thành phận kinh tế của Việt Nam phát triển mạnh nhưng chưa có những tập đoàn kinh tế đủ vốn, đủ sức mạnh để chiếm lĩnh thị trường hoạt động sản xuất kinh doanh. Các mô hình Tổng công ty, 90, 91 thì từng đơn vị thành viên cũng tự đi lo vốn sản xuất kinh doanh cho mình. Thực tế cho thấy các doanh nghiệp nhà nước chỉ có từ 5%-10% vốn để hoạt động, còn lại là vay ngân hàng để sản xuất kinh doanh, đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh thì tỷ lệ đi vay ngân hàng cũng chiếm tới 70%-80% vốn kinh doanh. Trong khi đó thì cơ chế quản lý doanh nghiệp còn nhiều sơ hở và bất cập, năng lực quản lý yếu kém, kinh nghiệm quản lý có những nơi có chỗ vừa thiếu lại vừa yếu, công nghệ lạc hậu, máy móc cũ, hàng hóa không đủ sức cạnh tranh dẫn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh thấp và đây cũng là gánh nặng trong môi trường đầu tư của ngân hàng.

Nhóm nguyên nhân khác bất khả kháng đối với Bên vay như: Biến động thị trường, thay đổi lãi suất, tỷ giá, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế khu vực, biến động chính trị và những thay đổi về chính sách vĩ mô ... Các yếu tố này dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm hoặc mất khả năng trả nợ.

1.1.5.3. Các nguyên nhân khác

Ngoài ra, có rất nhiều các nguyên nhân vượt quá sự kiểm soát của Bên vay và ngân hàng: như suy thoái chung của nền kinh tế và khuynh hướng giảm sút trong một số ngành nghề; thị trường vốn bị đình trệ dẫn đến chậm hoàn thành các dự án và triển khai các chương trình; các chính sách của chính phủ, thuế hải quan và xuất nhập khẩu thay đổi thường xuyên gây ảnh hưởng tới nhiều đơn vị; các thể thức hạ tầng cơ sở chưa thích hợp, đặc biệt là việc đưa ra quyền hạn và các điều kiện cần thiết khác; các biến động chính trị, người lao động không yên tâm, đóng cửa, bãi công…

Bên cạnh đó còn có sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong hệ thống ngân hàng. Các ngân hàng có quy mô nhỏ bé sẽ không có điều kiện: vốn, mạng lưới… để cải tiến, áp dụng khoa học công nghệ hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo hay thu hút các nhân viên có năng lực nên rủi ro cao dễ phát sinh nợ quá hạn.

Môi trường pháp lý chưa đầy đủ: Kẽ hở trong luật sẽ tạo điều kiện cho khách hàng tìm cách lừa đảo, chiếm dụng vốn của ngân hàng, chây ỳ không trả nợ hoặc gây khó khăn cho quá trình xử lý nợ xấu của ngân hàng. Kinh tế thị trường ngày càng phát triển, nhiều lĩnh vực ngành nghề luật còn chưa đề cập tới hoặc còn đang dự thảo nên gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng. Nhiều luật còn gây tranh cãi khiến các cơ quan có thẩm quyền đứng ra xét xử còn lúng túng, chưa minh bạch… Hệ thống pháp luật chưa đầy đủ và đồng bộ, vừa thiếu vừa không ổn định đôi khi lại không rõ ràng nên đôi khi có kết luận rồi mà vẫn không áp dụng được, gây khó khăn cho ngân hàng. Chính sách cơ chế không ổn định, hay thay đổi trong thời gian chuyển đổi nền kinh tế từ tập trung quan liêu sang cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước với những biện pháp vừa làm vừa sửa đã gây rủi ro lớn cho Ngân hàng thương mại và các con nợ.

Hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm và chịu tác động trực tiếp từ những biến động của nền kinh tế thị trường. Bối cảnh kinh tế gặp khó khăn chung sẽ ảnh hưởng đến tất cả các hoạt động ngân hàng, biểu hiện của sự ảnh hưởng đó là hiện tượng nợ quá hạn, nợ xấu sẽ có chiều hướng gia tăng nhanh chóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)