Định hướng hoạt động tín dụng của MB Quảng Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 98)

5. Kết cấu của luận văn

4.1. Định hướng hoạt động tín dụng của MB Quảng Ninh

4.1.1. Dự báo môi trường kinh doanh trong giai đoạn tới

Mục tiêu tổng quát hướng tới năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020 đã được xác định là: “Tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế nhanh và

bền vững, đẩy nhanh tối đa và sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn lực, tạo bước chuyển biến rõ rệt về cơ cấu kinh tế, giảm chi phí sản xuất nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của các sản phẩm, chủ động tham gia

hội nhập kinh tế, đẩy mạnh xuất khẩu đi đôi với khai thác tốt thị trường trong nước.Các cấp, các ngành tập trung đẩy mạnh hoạt động dịch vụ theo chỉ đạo của Đảng và nhà nước tạo điều kiện để hội nhập khu vực và quốc tế” .

Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế xã hội đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh; định hướng phát triển và hoạt động của MB Quảng Ninh năm 2016, kế hoạch chiến lược giai đoạn 2015- 2020 và tầm nhìn đến năm 2025 của MB, mục tiêu định hướng đề án tái cơ cấu đến năm 2010, kế hoạch phát triển thể chế, kế hoạch kinh doanh 3 năm 2015- 2018, dự kiến mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ, trọng tâm, chương trình và các giải pháp của toàn hệ thống năm 2015 và tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh năm 2016, chi nhánh đề ra mục tiêu sau:

4.1.2. Mục tiêu triển khai KHKD năm 2016 của MB Quảng Ninh: An toàn- Chất lượng - Hiệu quả Chất lượng - Hiệu quả

Cùng với toàn ngành tập trung hoàn thành tốt công tác cổ phần hoá và chuyển đổi mô hình tổ chức thành lập tập đoàn Tài chính Ngân hàng. Quyết tâm tăng tốc, tạo ra các bước bứt phá thực hiện cao nhất kế hoạch kinh doanh

năm 2016 tạo bước chuyển biến trong hoạt động kinh doanh phù hợp với mô hình tổ chức mới của tập đoàn tài chính ngân hàng, đồng thời tiếp tục duy trì quy mô, chất lượng, hiệu quả tăng trưởng theo mục tiêu kế hoạch 5 năm đề ra.

4.1.3. Định hướng hoạt động kinh doanh tín dụng tới năm 2020

* Một số lĩnh vực đầu tư chủ yếu

- Danh mục đầu tư chủ yếu: MB Quảng Ninh tập trung đầu tư vào các lĩnh vực như: Bưu chính, viễn thông, giao thông vận tải (hàng không, đường sắt); Công nghiệp khai khoáng (đặc biệt là Tập đoàn than và khoáng sản Việt Nam); chế biến nông sản thực phẩm, thuỷ - hải sản xuất khẩu; sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu; năng lượng, dầu khí; du lịch và các khu công nghiệp trọng điểm.

* Giới hạn tín dụng cho các ngành, sản phẩm

Trên cơ sở định hướng tín dụng, giới hạn tín dụng, xu hướng phát triển , nhu cầu vốn, mức độ rủi ro của ngành, nghề, lĩnh vực, sản phẩm và khả năng cung ứng vốn… MB Quảng Ninh xác định giới hạn tín dụng đối với một số ngành cụ thể đến cuối năm 2020 là:

+ Dư nợ tối đa cho ngành dầu khí trong tổng dư nợ: 8% + Dư nợ tối đa cho ngành điện trong tổng dư nợ: 10%

+ Dư nợ tối đa cho ngành sản xuất xi măng trong tổng dư nợ:8% + Dư nợ tối đa cho ngành bưu chính viễn thông trong tổng dư nợ: 5% + Dư nợ tối đa cho ngành than và khoáng sản trong tổng dư nợ: 5% + Các ngành khác, dư nợ tối đa cho mỗi ngành trong tổng dư nợ: 3% * Chênh lệch lãi suất bình quân đầu ra- đầu vào tối thiểu 2% /năm. * Định hướng hoạt động tín dụng ngân hàng tại một số vùng kinh tế: + Vùng kinh tế trọng điểm phía bắc: Đầu tư theo hướng thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế: tập trung phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, ít gây ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng hoá có khả năng thay thế hàng nhập khẩu và tiến tới xuất khẩu phần lớn; phát triển công nghiệp chế biến gắn liền với phát triển các vùng nguyên liệu(chăn nuôi, trồng rừng, nuôi trồng thuỷ sản); đầu tư vào một số sản phẩm chủ yếu(xi măng, sành sứ, thép..).

+ Vùng kinh tế trọng điểm phía nam: Tập trung vốn phát triển ngành công nghiệp có hàm lượng kĩ thuật cao, phát triển mạnh khai thác thuỷ sản, chú trọng phát triển cơ sở hạ tầng, các khu chế xuất, khu đô thị, chung cư.

+ Vùng kinh tế miền núi phía Bắc: Từng bước chuyển dịch cơ cấu, chuyển dịch khách hàng, đa dạng hoá sản phẩm, vùng, ngành, sản phẩm truyền thống; mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân cá thể

+ Vùng kinh tế đồng bằng, trung du Bắc Bộ: Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông sản, đẩy mạnh các loại hình dịch vụ xuất khẩu hàng nông sản; tập trung đầu tư các doanh nghiệp nhỏ và vừa.

+ Vùng kinh tế Tây Nguyên: Chú trọng đầu tư các dự án chế biến, bảo quản rau quả và cây công nghiệp; đầu tư một số dự án sản xuất công nghiệp gắn liền với phát triển mạnh lâm nghiệp.

+ Vùng kinh tế duyên hải Trung Bộ: Từng bước mở rộng các dự án nuôi trồng thuỷ sản theo hướng đa dạng hoá phương thức đầu tư và các loại sản phẩm; tiếp cận và thực hiện cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

+ Vùng đồng bằng sông Cửu Long: Tập trung đầu tư phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản nhất là công nghiệp bảo quản và chế biến sau thu hoạch lúa, trái cây và thuỷ sản cả về quy mô, sản lượng cũng như công nghệ; đẩy mạnh các loại hình dịch vụ xuất khẩu hàng nông, thuỷ, hải sản…

4.2. Giải pháp hạn chế nợ xấu trong kinh doanh tín dụng của MB Quảng Ninh Quảng Ninh

4.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng

4.2.1.1. Thực hiện nghiêm túc quy trình tín dụng

Quy trình cấp tín dụng luôn là kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của các ngân hàng. Quy trình này đã được Ngân hàng TMCP Quân đội nghiên cứu cẩn thận qua những kinh nghiệm thực tế ngân hàng. Việc thực hiện tốt quy trình tín dụng là bước căn bản đầu tiên giúp giảm thiểu những rủi ro tín dụng, đặc biệt là nợ quá hạn. Bởi trong quy trình luôn quy định rõ nội dung của từng khâu công việc, trách nhiệm cụ thể của các cán bộ liên quan trong những khâu thẩm định, kiểm soát và xét duyệt cho vay.

Cán bộ QHKH trực tiếp nhận hồ sơ của khách hàng, có trách nhiệm phải đối chiếu danh mục hồ sơ, kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của từng hồ sơ, xem xét, tính toán, thẩm định và báo cáo Trưởng phòng QHKH, Lãnh đạo đơn vị cấp tín dụng

Cấp có thẩm quyền xem xét, kiểm tra lại hồ sơ và báo cáo thẩm định, tái thẩm định để quyết định cho vay hay không cho vay, sau đó cho phép thực hiện các công việc tiếp theo (thông báo cho khách hàng, giải ngân...).

Các món vay vượt mức phân cấp phán quyết, Hội đồng tín dụng các cấp phải xem xét để trình Giám đốc quyết định.

CV. Hỗ trợ nghiệp vụ sau khi nhận được phê duyệt của cấp có thẩm quyền, thực hiện soạn thảo, giải ngân và kiểm soát thu nợ sau khi cho vay.

Mục đích của việc thành lập các bộ phận riêng biệt trong cho vay tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quân đội là nhằm giảm thiểu rủi ro, khi phân chia nhỏ nhiệm vụ và trách nhiệm trong các khâu cho vay. Vấn đề đặt ra là các bộ phận cần nâng cao tinh thần trách nhiệm của mình, thực hiện theo đúng các quy định của ngân hàng, kiểm soát tối đa rủi ro bên cạnh việc tối đa hóa lợi ích cho ngân hàng.

Để giảm bớt sự quá tải của cán bộ tín dụng, tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền và các tổ chức đoàn thể, cần đẩy mạnh hình thức cho vay qua tổ nhóm tín chấp. Tuy nhiên, để bảo đảm an toàn vốn cần đặc biệt lưu ý: Trình tự, thủ tục pháp lý, quy ước hoạt động...của từng tổ phải chặt chẽ, hợp lệ, hợp pháp; Không giải ngân, thu nợ qua trung gian mà phải thực hiện trực tiếp đến khách hàng.

- Thực hiện phân cấp phán quyết cho vay hợp lý. Trên cơ sở quy định của MB, việc phân cấp tới các chi nhánh trực thuộc cần bảo đảm hợp lý, linh hoạt trên cơ sở: Phù hợp với mạng lưới hoạt động, trình độ quản lý, quy mô và chất lượng tín dụng của chi nhánh; Đặc điểm, tính chất phức tạp của từng loại khách hàng; Đảm bảo cho vay nhanh, chính xác, phát huy tính chủ động của cơ sở; Quản lý chặt chẽ, hạn chế đến mức thấp nhất khả năng rủi ro.

- Xử lý nghiêm túc các trường hợp vi phạm, làm sai quy trình, thủ tục đầu tư, cho vay vượt mức phán quyết được phân cấp...Đặc biệt cần tránh xu hướng buông lỏng các điều kiện tín dụng trong cạnh tranh để nhằm lôi kéo, thu hút khách hàng dẫn tới không bảo đảm chất lượng đầu tư, tăng nguy cơ rủi ro.

4.2.1.2. Tăng cường nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng

Trong tất cả các lĩnh vực, yếu tố con người là yếu tố quan trọng nhất, quyết định trực tiếp đến sự thành bại. Đặc biệt đối với hoạt động tín dụng thì yếu tố con người lại càng đóng một vai trò quan trọng, nó quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ, hình ảnh của ngân hàng và từ đó quyết định đến hiệu quả tín dụng của ngân hàng.

Ngay buổi đầu gia nhập MB, các chuyên viên quan hệ khách hàng sẽ được đào tạo các kỹ năng và nghiệp vụ cơ bản như: kỹ năng giao tiếp khách hàng, phân tích tài chính, năng lực thẩm định, định giá tài sản đảm bảo, nhận biết tài sản đảm bảo thật, các buổi hội thảo chuyên sâu về từng nghiệp vụ cho vay/bảo lãnh như: Cho vay bổ sung vốn lưu động, cho vay tiêu dùng, cho vay xuất khẩu, cho vay tài trợ dự án...

MB Quảng Ninh luôn cập nhật kiến thức nghiệp vụ và tập huấn các quy định pháp luật mới. Thực tại, Ngân hàng TMCP Quân đội có rất nhiều hình thức đào tạo kỹ năng, chuyên môn cho toàn thể cán bộ công nhân viên. Ngoài đào tạo trực tiếp, các nhân viên ngân hàng có thể học trực tuyến, học online trên webside đào tạo của ngân hàng. Tất cả các bài học đều có bài test kiểm tra đánh giá các nội dung đã được chuyển tải và đúc kết lại cho học viên các kiến thức cơ bản. Giảng viên của các khóa học đó là các chuyên gia kinh tế, các lãnh đạo ngân hàng - những người thực sự có chuyên môn và thực tiễn, hiểu rõ tình hình kinh tế cũng như hoạt động của MB, nên kết quả đạt được của những khóa học theo thống kê luôn đạt hiệu quả cao và đã giải đáp được những khó khăn, vướng mắc trong quá trình công tác của toàn thể cán bộ công nhân viên tại MB.

Các cán bộ tín dụng - chuyên viên quan hệ khách hàng luôn được coi là lực lượng nòng cốt trong chiến lược phát triển kinh doanh của ngân hàng. Việc nâng cao tiếng nói của cán bộ tín dụng, đảm bảo ngoài các kỹ năng làm việc và chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng đều phải là những con người có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Cán bộ ở bất kỳ vị nào trong ngân hàng cũng phải có tinh thần trách nhiệm, tính kỷ luật và ý thức gương mẫu thực hiện. Bởi bên cạnh các chế độ đãi ngộ cho nhân viên xuất sắc (giấy khen của Tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Quân đội, thưởng 2 tháng lương cơ bản, mức độ thưởng trong năm tăng 10%, chế độ nghỉ dưỡng dành cho nhân viên xuất sắc, đề bạt lên chức vụ cao hơn…), MB còn có các quy chế phạt, hình thức kỷ luật nghiêm đối với các trường hợp vi phạm về đạo đức nghề nghiệp (phê bình trước chi nhánh, giảm thưởng trong năm, điều chuyển vị trí, buộc chấm dứt hợp đồng lao động trước kỳ hạn….). Có như vậy thì kỷ cương trong hoạt động cấp tín dụng, uy tín của ngân hàng sẽ ngày càng được nâng cao và chất lượng tín dụng chắc chắn sẽ được cải thiện đáng kể. Trên cơ sở đó, hàng năm ngân hàng luôn tiến hành chọn lọc đội ngũ cán bộ hiện có, loại bỏ những cán bộ không đủ tiêu chuẩn ra khỏi dây chuyền tín dụng. Đồng thời, tuyển chọn, bổ sung cán bộ trẻ, có đủ tiêu chuẩn, nâng tỷ trọng cán bộ làm công tác tín dụng lên 50% biên chế của ngân hàng.

4.2.1.3. Nâng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Trong các bước của quy trình tín dụng thì bước thẩm định tín dụng là bước quan trọng đầu tiên, quyết định tới chất lượng tín dụng, tránh được những quyết định cho vay sai lầm. Quá trình thẩm định cần đáp ứng được yêu cầu về chất lượng phân tích và thời gian ra các quyết định, đảm bảo sự cẩn trọng hợp lý trên cơ sở phân tích lợi nhuận và rủi ro cũng như đáp ứng được các yêu cầu về chất lượng phục vụ khách hàng

Tuân thủ đầy đủ và chặt chẽ các vấn đề thuộc về nguyên tắc, các vấn đề mấu chốt, tránh thẩm định tuỳ tiện, sơ sài hoặc không chính xác, từ đó nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác thẩm định, tái thẩm định đầu tư.

Bước đầu tiên của việc thẩm định tín dụng là việc thu thập, đánh giá chính xác các chỉ tiêu tài chính và phương án kinh doanh của khách hàng. Các thông tin cần thu thập đó là thông tin tài chính, thông tin tài sản, thông tin mục đích sử dụng vốn, hồ sơ pháp lý…. Việc thu thập các thông tin trên sẽ giúp ngân hàng có cái nhìn tổng thể về tình hình tài chính, chất lượng kinh doanh và đánh giá triển vọng phát triển của doanh nghiệp để nhận thấy những rủi ro của doanh nghiệp. Các khách hàng vay không chỉ vay tại một ngân hàng mà còn có dư nợ tín dụng tại các ngân hàng khác, và vay nợ bên ngoài. Việc xác định được giới hạn tín dụng cấp cho khách hàng, nằm trong giới hạn chịu nợ của khách hàng đối với hệ thống MB là điều khó nhất của thẩm định tín dụng, và yêu cầu quan trọng trong kết quả của thẩm định là phải đưa ra được các yêu cầu quản lý khoản vay, đó có thể là yêu cầu chuyển doanh thu, yêu cầu về tài sản bảo đảm, yêu cầu về quản lý kiểm tra kiểm soát khoản vay…. Thực hiện tốt những yêu cầu trên sẽ góp phần tích cực giảm thiểu rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng.

Để thực hiện tốt khâu thẩm định tín dụng này, ngân hàng cần chú trọng đến phân tích định lượng, lượng hóa mức độ rủi ro của khách hàng qua đánh giá các số liệu, đồng thời kết hợp với phân tích định tính (phân tích môi trường vi mô, vĩ mô, phân tích ngành, lịch sử quan hệ tín dụng với ngân hàng….) để nhận ra những rủi ro tiềm tàng và khả năng kiểm soát, hạn chế những rủi ro đó của ngân hàng. Trong phân tích định lượng, ứng dụng và hoàn thiện hệ thống cho điểm và xếp hạng tín dụng khách hàng, hệ thống này cần được thường xuyên điều chỉnh cho phù hợp với thực tế và điều kiện kinh tế Việt nam, không nên cứng nhắc theo những tính toán của các nước có điều kiện không tương đồng và những điều kiện kinh tế đã qua. Thông qua việc sử dụng các mô hình định lượng, mức độ rủi ro sẽ được lượng hóa hợp lý, phản ánh một cách rõ ràng hơn mức độ rủi ro của các khoản vay dự kiến và xây dựng những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trước khi cấp tín dụng với khách hàng. Nỗ lực xác định giới hạn tín dụng hợp lý sẽ giúp cho ngân hàng luôn ở thế chủ động và có giải pháp kiểm soát rủi ro tín dụng một cách hiệu quả.

4.2.1.4. Thực hiện đầy đủ quy trình về bảo đảm tiền vay

Các biện pháp bảo đảm tiền vay cũng là một trong những yếu tố quan trọng, giúp ngân hàng có thể giảm thiểu được rủi ro khi khoản vay có chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)