5. Kết cấu của luận văn
1.2.2. Kinh nghiệm của Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPbank)
Tính đến cuối năm 2015, tổng tài sản của VPBank đạt 193,876 tỷ đồng, tương đương 95% kế hoạch; huy động khách hàng và phát hành giấy tờ có giá đạt 152,131 tỷ đồng, vượt 9% kế hoạch; dư nợ cấp tín dụng bao gồm cho vay và trái phiếu đạt 131,000 tỷ, vượt kế hoạch hơn 10%. Cùng với mức tăng trưởng như vậy, VPBank duy trì tỷ lệ nợ xấu 2.7% tại thời điểm kết thúc năm 2015, tăng nhẹ so với 2014.
Lý do nợ xấu năm 2015 của ngân hàng tăng so với năm 2014 bởi VPBank đã tham gia vào một số phân khúc cho vay có độ rủi ro cao hơn như tín dụng tiêu dùng, cho vay tín chấp, hay cho vay một số doanh nghiệp vừa và nhỏ. Để đảm bảo tỷ lệ này dưới phạm vi cho phép là 3%, VPBank đã xây dựng một hệ thống kiểm soát và quản lý rủi ro: VPBank thực hiện hạn chế rủi ro tín dụng thông qua: Mô hình tổ chức hạn chế rủi ro tín dụng (bao gồm các các văn bản chỉ đạo hoạt động tín dụng, bộ máy hạn chế rủi ro tín dụng) và Quy trình hạn chế rủi ro tín dụng (nhận diện rủi ro tín dụng, đo lường rủi ro tín dụng, hạn chế RRTD, xử lý nợ có vấn đề). VPBank xây dựng các văn bản chỉ đạo hoạt tín dụng khá đầy đủ đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng theo đúng định hướng phát triển của Hội đồng quản trị ngân hàng, đúng quy định của Ngân hàng Nhà nước, của Chính phủ và hạn chế rủi ro ở mức hợp lý. Bộ máy hạn chế rủi ro tín dụng gồm nhiều Khối, Phòng, Ban khác nhau: khối quản trị rủi ro, khối tín dụng, khối vận hành, khối kiểm toán, ban quản lý tín
dụng tại các chi nhánh, bộ máy phê duyệt cấp tín dụng, đơn vị trực tiếp thẩm định khách hàng. Tất cả các bộ phận trên đều là yếu tố quan trọng cấu thành nên hệ thống kiểm soát rủi ro tín dụng tại VPBank.
VPbank cũng tích cực mua bán nợ với các TCTD khác, như một giải pháp giữ nợ luôn "sạch" trên sổ sách. Công ty AMC được thành lập với nhiệm vụ chính là quản lý tài sản và chuyên môn hóa trong xử lý nợ. Tuy nhiên, về bản chất, các giao dịch mua bán nợ chỉ là "đổi chủ" nợ, còn thực tế ngân hàng vẫn phải giám sát, xử lý thu hồi nợ theo đúng tư cách pháp nhân. Đến hết quý II/2015, VPbank phải thu tiền bán nợ lớn và đang ẩn nấp trong số 5.658 tỷ đồng khoản phải thu từ hợp đồng mua bán nợ, chứng khoán… Ngược lại, VPBank phải trả tiền cho các đối tác giao dịch mua bán nợ (nằm trong số 2.840 tỷ đồng khoản phải trả khác). Khi nợ xấu tăng rất nhanh và không được xử lý dứt điểm, VPBank phải đối mặt với nguy cơ giảm lợi nhuận, ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của bản thân ngân hàng.
1.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra cho MB Quảng Ninh
Từ kinh nghiệm xử lý nợ xấu của các ngân hàng thương mại, một số bài học được rút ra trong công tác xử lý nợ xấu của MB Quảng Ninh như sau: Quyết liệt trong việc xử lý dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ có khả năng mất vốn. Đầu tiên, cần rà soát lại toàn bộ các khoản nợ, để phân loại các khoản nợ, từ đó sử dụng linh hoạt các biện pháp: cơ cấu lại thời hạn trả nợ, giãn nợ, xử lý tài sản thu hồi nợ vay…
Nâng cao nghiệp vụ thẩm định của cán bộ tín dụng, nhằm sàng lọc khách hàng ngay từ khi tiếp nhận hồ sơ. Trong quá trình thẩm định hay hoàn thiện các thủ tục giải ngân, cần tuân thủ các điều kiện phê duyệt, tuân thủ quy định cấp tín dụng của MB và của NHNN, tăng trưởng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng các khoản nợ.
Cân nhắc khi thực hiện mua bán nợ: Việc bán nợ giúp cho MB Quảng Ninh “dọn" các khoản nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán, làm sạch số liệu quyết toán. Tuy nhiên, phí mua bán và phí trả cho công ty mua bán nợ tương đối cao khi khoản nợ được thu hồi, trong khi ngân hàng vẫn phải quản lý và bám sát việc đòi nợ khách hàng.
Chương 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Xuất phát mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là đánh giá thực trạng nợ xấu trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội - CN Quảng Ninh từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu của ngân hàng, đề tài sẽ phải làm rõ và trả lời được các câu hỏi sau:
- Thực trạng nợ xấu trong hoa ̣t đô ̣ng kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh trong những năm qua như thế nào?
- Các nhân tố tác động đến nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh như thế nào?
- Để hạn chế chế nợ xấu trong hoa ̣t đô ̣ng tín du ̣ng, tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh cần có những giải pháp có tính khả thi và hiệu quả nào?
2.2. Phương pháp nghiên cứu
Để xác định được các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa phương pháp định lượng và phương pháp định tính là thống kê và so sánh nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về tình hình biến động của tỷ lệ nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu. Phương pháp này được thực hiện theo các trình tự sau: trước tiên, đề tài sẽ tiến hành lược khảo các lý thuyết liên quan đến vấn đề nghiên cứu; Sau đó, đề tài sẽ phân tích mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập thông qua thống kê và so sánh số liệu nghiên cứu. Những dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu được thể hiện theo dữ liệu bảng, đó là các số liệu tài chính được thu thập từ các báo cáo tài chính và báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Quân Đội Chi nhánh Quảng Ninh qua các năm 2013 - 2015.
Trên cơ sở phân tích các dữ liệu, tác giả đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm hạn nợ xấu.
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp:
+ Số liệu được thu thập từ báo cáo hàng năm của Ngân hàng Nhà Nước và các số liệu trực tiếp từ Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh: Các báo cáo kết quả kinh doanh, biểu lãi suất, bảng cân đối tài sản, các báo cáo về tình hình huy động, tín dụng và dư nợ tại Ngân hàng TMCP Quân Đội - Chi nhánh Quảng Ninh, các văn bản pháp quy, định hướng phát triển của Ngân hàng.
+ Ngoài ra, luận văn còn tham khảo thêm các thông tin từ các sách, báo, website và tạp chí liên quan đến ngân hàng về nợ xấu và ha ̣n chế nợ xấu.
2.2.2. Phương pháp phân tích
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau:
- Phương pháp so sánh: bao gồm cả phương pháp so sánh bằng số tương đối và phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối.
+ Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.
∆y = y1 - y0 Trong đó: y0: Chỉ tiêu quý trước
y1: Chỉ tiêu quý này
∆y: Là phần chênh lệch tăng giảm của chỉ tiêu
Luận văn đã sử dụng phương pháp so sánh tuyệt đối để so sánh các chỉ tiêu về hoạt động kinh doanh của chi nhánh gồm chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận, chỉ tiêu về phân tích tín dụng như chỉ tiêu dư nợ, nợ quá hạn, nợ
xấu,.. thông qua số liệu từ năm 2013 đến năm 2015 tại MB Quảng Ninh và được so sánh đánh giá theo từng năm xem các chỉ tiêu này biến động như thế nào và tìm ra các nguyên nhân để khắc phục.
+ Phương pháp so sánh bằng số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu phân tích so với chỉ tiêu gốc, là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu. Phương pháp này dùng để làm rõ tình hình biến động mức độ của các chỉ tiêu trong thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của chỉ tiêu giữa các thời kỳ và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu từ đó tìm ra nguyên nhân và cách khắc phục.
∆y = y1
y0 x 100% − 100%
Trong đó: y0: Chỉ tiêu năm trước y1: Chỉ tiêu năm này
∆y: Biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu
Luận văn đã sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối để làm rõ tình hình biến động của các chỉ tiêu nợ xấu trong từng năm và so sánh các chỉ tiêu đó qua từng năm thông qua phân tích số liệu của MB Quảng Ninh từ năm 2013 đến năm 2015.
- Phương pháp thống kê mô tả: là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu được ứng dụng bằng cách rút ra những kết luận dựa trên những số liệu và thông tin được thu thập trong điều kiện không chắc chắn. Thống kê mô tả được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của những dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả sử dụng các phương pháp:
+ Biểu diễn dữ liệu nợ xấu của MB Quảng Ninh bằng đồ thị
+ Biểu diễn dữ liệu các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh, chỉ tiêu nợ xấu của MB Quảng Ninh thành các bảng số liệu tóm tắt.
2.2.3. Tổng hợp và xử lý thông tin
2.3. Chỉ tiêu phân tích
2.3.1. Chỉ tiêu định tính
+ Quy trình, thủ tục vay vốn
+ Trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ nhân viên + Cơ sở vật chất, công nghệ của ngân hàng
2.3.2. Chỉ tiêu đo lường nợ xấu
- Tỷ lê ̣ nơ ̣ xấu = Dư nợ xâ ́u
Tô ̉ng dư nợ x 100
Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.
- Tỷ lê ̣ nơ ̣ khó đòi/ Dư nợ quá ha ̣n = Dư nợ khố đồi
Dư nợ quấ hận x 100
Tỷ lệ nợ xấu cho biết, trong 100 đồng tổng dư nợ thì có bao nhiêu đồng là nợ xấu. Tỷ lệ nợ xấu là một chỉ tiêu cơ bản đánh giá chất lượng tín dụng của Ngân hàng. Nợ xấu phản ánh khả năng thu hồi vốn khó khăn, vốn của ngân hàng lúc này không còn ở mức độ rủi ro thong thường mà là nguy cơ mất vốn.
2.3.3. Chỉ tiêu đánh giá hiê ̣u quả hoạt động kinh doanh
- Chỉ tiêu Tiền gửi tổ chức kinh tế và cá nhân - Chỉ tiêu tổng dư nơ ̣ cho vay
- Chỉ tiêu lơ ̣i nhuận trước thuế
- Chỉ tiêu ROA: ROA = Lợi nhuâ ̣n thuâ ̀n
Tô ̉ng tầi sẩn
ROA cho người phân tích thấy được tình hình bao quát của ngân hàng trong việc tạo ra thu nhập từ tài sản Có. Nói cách khác, ROA giúp xác định hiệu quả kinh doanh của một đồng tài sản Có. ROA cao khẳng định hiệu quả kinh doanh tốt, ngân hàng có cơ cấu tài sản Có hợp lý, có sự điều động linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản Có trước những biến động của nền kinh tế.
Nếu ROA quá cao đồng nghĩa với việc rủi ro luôn song hành với lợi nhuận. Vì vậy, việc so sánh ROA giữa các kỳ hoạch toán, đối chiếu với sự di chuyển của tài sản Có, từ đó có thể rút ra nguyên nhân thành công hoặc thất bại của ngân hàng. Trong chừng mực nào đó, ROA còn là một sự phản ánh chiến lược kinh doanh, khả năng và cách thức cảm nhận, phản ánh của Ban lãnh đạo ngân hàng đối với sự biến động trong chính sách tiền tệ và tài chính của Nhà nước, của thị trường.
- Chỉ tiêu ROE: ROE =Lợi nhuâ ̣n thuâ ̀n
Vô ́n chủ sở hữu
ROE đo lường hiệu quả sử dụng một đồng vốn tự có. Đo lường khả năng lành mạnh của ngân hàng. Nếu ROE quá lớn so với ROA chứng tỏ vốn tự Có chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy động vốn nhiều để cho vay. Trong trường hợp đó, một sự điều chỉnh lại vốn tự có theo một tỷ lệ hợp lý với vốn huy động sẽ là cần thiết để đảm bảo tính vận hành nghiêm túc của ngân hàng.
Chương 3
THỰC TRANG NỢ XẤU TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH QUẢNG NINH
3.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Ninh
3.1.1. Khái quát về Ngân hàng TMCP Quân Đội
3.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quân Đội
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MB) được thành lập năm 1994 với số vốn điều lệ khi thành lập chỉ có 20 tỷ đồng, sau nhiều lần tăng vốn hiện nay vốn điều lệ của MB là 16.000 tỷ đồng, MB có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Hà Nội, 02 chi nhánh tại Lào và Campuchia và hơn250 Chi nhánh và điểm giao dịch tại các tỉnh thành trên cả nước với hơn 3000 cán bộ nhân viên. Trong vòng nhiều năm qua, MB liên tục được NHNN Việt Nam xếp hạng A - Tiêu chuẩn cao nhất do NHNN Việt Nam ban hành và luôn nhận được nhiều giải thưởng quan trọng trong nước do các cơ quan, tổ chức có uy tín trao tặng.
Trải qua hơn 21 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh. Hiện nay tổng tài sản của MB không ngừng gia tăng, xét về tổng tài sản và vốn điều lệ, MB là một trong những Ngân hàng TMCP trong nước có quy mô lớn đạt 221.042 tỷ đồng tính đến thời điểm 31/12/2015.
Với dịch vụ và sản phẩm đa dạng (kinh doanh ngân hàng theo quy định của Thống đốc NHNN Việt Nam; cung ứng các sản phẩm phái sinh theo quy định của pháp luật, đại lý bảo hiểm và các dịch vụ liên quan khác theo quy định của pháp luật; kinh doanh trái phiếu và các giấy tờ có giá khác theo quy định của pháp luật) MB ngày càng phát triển mạnh mẽ và nhanh chóng mở rộng hoạt động của mình ra các phân khúc thị trường mới bên cạnh thị trường truyền thống ban đầu.
3.1.1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Quân đội
MB với phương châm hoạt động kinh doanh trong giai đoạn hiện nay là “tăng trưởng hợp lý, tái cơ cấu, hiệu quả” nên các định hướng, chính sách, chỉ đạo, điều hành từ Hội đồng quản trị đến Ban điều hành đều gắn với phương châm này. Sự chủ động, kiên trì trong thực thi định hướng kinh doanh; đặc biệt là sự đồng thuận, nhất quán cao trong chỉ đạo, triển khai điều hành từ Hội đồng quản trị, Ban điều hành đến các đơn vị đã giúp MB vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt kết quả kinh doanh, tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao so với toàn ngành cũng như nhóm các Ngân hàng TMCP đồng hạng.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh MB 2013 - 2015
Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Tăng trưởng 2014 so với 2013 (%) Năm 2015 Tăng trưởng 2015 so với 2014 (%) 1. Quy mô vốn Vốn điều lệ 11.246 11.594 103 16.000 138 Tổng tài sản có 180.381 200.489 111 221.042 110 2. Kết quả HĐKD
Tiền gửi TCKT và cá nhân 136.089 167.609 123 181.565 133 Tổng dư nợ cho vay 87.743 100.569 115 121.349 121