Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Hội sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 116 - 121)

5. Kết cấu của luận văn

4.3.3. Đối với Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội Hội sở

- Tổ chức nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh tín dụng dài hạn cho toàn ngành

- Không ngừng hoàn thiện các quy định về cho vay đối với khách hàng. - Ban hành văn bản hướng dẫn thẩm định, tái thẩm định trong cho vay đối với khách hàng theo từng loại cho vay, từng loại khách hàng, ngành nghề.

- Ban hành các tiêu chuẩn về cán bộ trong hệ thống, đặc biệt là cán bộ làm công tác tín dụng.

- Cần đầu tư thích đáng để nâng cao một bước về trang bị kỹ thuật, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động kinh doanh.

- Thường xuyên tổ chức các hội nghị để nghiên cứu, phân tích tình hình nợ quá hạn để bàn biện pháp giảm nợ qua hạn trong toàn hệ thống

- Cần xem xét tăng mức phí hoa hồng nhờ cơ quan pháp luật giúp đỡ ngân hàng thu nợ.

- Tìm biện pháp có hiệu quả để xử lý tài sản bảo đảm nợ vay.

- Tăng phân quyền xử lý nợ cho các chi nhánh gắn liền với công tác kiểm tra và trách nhiệm của từng cấp tín dụng ngân hàng.

Tóm lại, thông qua việc nghiên cứu giải pháp hạn chế nợ quá hạn trong kinh doanh tín dụng của các NHTM nói chung trong nền kinh tế thị trường, căn cứ vào các quy định, chế độ thể lệ hiện hành, có thể xây dựng được cho ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Ninh một hệ thống các giải pháp tương đối đầy đủ nhằm giải quyết, hạn chế nợ quá hạn, nâng cao chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả các giải pháp trên, Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Ninh cần chủ động giải quyết các vấn đề liên quan, đồng thời phải tranh thủ triệt để sự chỉ đạo, giúp đỡ một cách đồng bộ từ phía Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và MB.

KẾT LUẬN

Hạn chế và xử lý nợ xấu không phải là một vấn đề mới, tuy nhiên đây là vấn đề luôn luôn mang tính thời sự trong hoạt động kinh doanh của các NHTM. Do vậy, tìm giải pháp hạn chế nợ quá hạn luôn mang tính cấp thiết và có ý nghĩa quan trọng không phải chỉ cho ngân hàng mà cả cho nền kinh tế - xã hội, vì nó không những mang lại lợi ích cho ngân hàng mà còn phục vụ trực tiếp cho nền kinh tế đất nước phát triển.

MB Quảng Ninh trong giai đoạn 2013 - 2015 đã phần nào kiểm soát được nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu được duy trì ở mức thấp (0.54%) so với trung bình ngành trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (2.6%). Tuy nhiên hoạt động quản trị nợ quá hạn tại MB Quảng Ninh còn nhiều mặt hạn chế và biểu hiện ở việc như tỷ lệ nợ quá hạn đang có xu hướng tăng lên qua các năm là những đấu hiệu đáng lo ngại mà MB Quảng Ninh cần phải giải quyết ngay.

Trên cơ sở phân tích thực trạng nợ quá hạn tại MB Quảng Ninh, luận văn đã đưa ra các dấu hiệu của các khoản vay bị quá hạn. Dựa vào các dấu hiệu này ngân hàng sẽ nhận diện được các khoản vay có nguy cơ chuyển quá hạn cao. Các dấu hiệu này có thể xuất phát từ phía khách hàng hay trong chính nội bộ ngân hàng. Thực tế các dấu hiệu này đều không khó nhận để nhận biết và từ các dấu hiệu đó, ngân hàng có thể sớm đưa ra được các giải pháp nhằn hạn chế nợ xấu, điển hình như: Thực hiện tốt quy trình tín dụng; thực hiện tốt công tác kiểm tra, kiểm soát khoản vay, thành lập ban quản lý nợ và có những phương án xử lý, thu hồi nợ quá hạn hợp lý.

Tuy nhiên, để giải quyết một cách có hiệu quả vấn đề nợ xấu, đòi hỏi không chỉ có nỗ lực của bản thân ngân hàng mà cần có sự giúp đỡ của các cơ quan khác trong nền kinh tế. Có như vậy, việc hạn chế, ngăn ngừa và xử lý nợ xấu mới có hiệu quả, phục vụ tốt cho lợi ích của đất nước.

Những vấn đề đã đề cập trong luận văn này chỉ là một khía cạnh của hoạt động ngân hàng. Hy vọng rằng, qua luận văn này, những suy nghĩ của tác giả có thể đóng góp một phần nhỏ bé nhằm hạn chế, ngăn ngừa và xử lý hiệu quả nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Ninh. Song do thời gian nghiên cứu và tìm hiểu thực tế cũng còn có hạn chế nhất định, vì vậy bản luận văn này không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến quý báu của cơ quan, các thầy cô trong Hội đồng và của bất kỳ ai quan tâm đến đề tài này để luận văn có điều kiện hoàn thiện ở mức cao hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Anthony Saunder (1994), Financial Institutions Management - A modern

Perpective, Irwin McMraw - Hill.

2. Nguyễn Duệ (2001), Quản tri ̣ ngân hàng; Nhà xuất bản thống kê.

3. Nguyễn Hải Đăng (2011), Hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Chi nhánh Vũng Tàu, Luận văn thạc sĩ. 4. Edward I.Alman (2001), Managing credit risk: A chanllenge for the new

millennium.

5. Trần Huy Hoàng (chủ biên) (2007), Quản trị Ngân hàng thương mại,

Nhà xuất bản lao động xã hội, TP Hồ Chí Minh.

6. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng,

Nhà xuất bản tài chính, TP.Hồ Chí Minh.

7. Nguyễn Xuân Nhật (2007), Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh

doanh của Ngân hàng TMCP Nam Á đến năm 2015, Luận văn thạc sỹ

Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh.

8. Ngân hàng nhà nước (2011), Luật tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 do

Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 16/6/2010 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2011.

9. Ngân hàng nhà nước (2001), Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối

với khách hàng, ban hành theo quyết định số 1627/2001QĐ-NHNN ngày 31/12/2001.

10. Ngân hàng nhà nước (2010), Quy định về các tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Tổ chức tín dụng, ban hành theo thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010.

11. Ngân hàng nhà nước (2005), Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 25/4/2005 về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của các TCTD.

13. Ngân hàng Quân Đội (2008), Quyết định số 679/QĐ-MB-HĐQT ngày 25/9/2008 về việc “Ban hành chính sách dự phòng rủi ro tín dụng”, 2008.

14. Ngân hàng Quân Đội (2009), Thông báo số 4291/TB-MB-HS ngày 18/9/2009 về việc “phân loại nợ và trích lập dự phòng theo điều 7 QĐ 493”.

15. Ngân hàng Quân Đội (2008), Quyết định số 279/QĐ-NHQĐ-HS ngày 28/4/2008 về việc “Ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng, áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội”.

16. Nguyễn Văn Tiến (2005), Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,

Nhà xuất bản Thống kê, 2005.

17. Shelagh Heffernan (2005), Modern Banking, John Wiley & Sons Publication. 18. Trang web liên quan:

Trang web Luật Việt Nam: www.luatvietnam.com

Trang web của Ngân hàng TMCP Quân Đội: www.mbbank.com.vn. Trang web Thời báo kinh tế Việt Nam: www.vneconomy.com.vn Trang web Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: www.sbv.gov.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 116 - 121)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)