Quy trình cho vay và quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 59 - 63)

5. Kết cấu của luận văn

3.2.1. Quy trình cho vay và quản lý tín dụng

Quy trình cho vay và quản lý tín dụng do Ngân hàng TMCP Quân đội ban hành với mục đích giúp cho quá trình cho vay diễn ra thống nhất, khoa học, hạn chế, phòng ngừa rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu vay vốn của khách hàng. Chính vì vậy, muốn đánh giá chính xác thực trạng nợ xấu trước hết ta phải xem quy trình cho vay và quản lý tín dụng của ngân hàng, được tóm tắt qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2: Quy trình cho vay của Ngân hàng TMCP Quân đội

(Nguồn: Quy trình tín dụng của Ngân hàng TMCP Quân đội)

Qua đánh giá, ta thấy quy trình tín dụng của chi nhánh được soạn thảo trên nguyên tắc tuân thủ các văn bản pháp lý hiện hành liên quan tới quy trình cho vay và quản lý tín dụng do Ngân hàng TMCP Quân đội ban hành, có thể xem xét quá một số bước cơ bản sau:

Bước 1: Tìm kiếm khách hàng, tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Địa bàn tỉnh Quảng Ninh có rất nhiều thế mạnh để phát triền kinh tế: công nghiệp,thương mại, du lịch dịch vụ,… Cụ thể: huyện Đông Triều mạnh về Sản xuất vật liệu xây dựng, thành phố Uông Bí và thành phố Cẩm Phả có thế mạnh về khai thác chế biến than, thành phố Hạ Long có thế mạnh về Du lịch, cảng biển, đóng tầu, sản xuất vật liệu xây dựng, khai thác chế biến than, thành phố Móng cái có thế mạnh về kinh tế cửa khẩu, du lịch, kinh doanh thương mại… Do đó, dựa trên định hướng kinh doanh và thực tế địa bàn, Ban lãnh đạo Chi nhánh tiến hành phân giao danh mục khách hàng mục tiêu cho Phòng QHKH (bao gồm phòng khách hàng doanh nghiệp lớn CIB, phòng khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ SME và phòng khách hàng cá nhân) và

Gặp gỡ khách hàng Tiếp nhận hồ sơ vay vốn Phân tích thẩm định KH và dự án ĐT, biện pháp bảo đảm tiền vay Dự kiến lợi ích của NH Phê duyệt khoản vay Kí kết Hợp Đồng Giải ngân Chấm điểm và xếp hạng KH Lập báo cáo thẩm định cho vay Kiểm tra giám sát khoản vay

tín dụng Xác định phương thức và nhu cầu vay Thu nợ gốc, lãi phí khoản vay

các phòng giao dịch, từ đó triển khai phân giao cho từng QHKH để tìm kiếm, tiếp cận các khách hàng có nhu cầu vay vốn theo đúng phân khúc khách hàng mục tiêu. Từ đó, QHKH thu thập các hồ sơ cần thiết(hồ sơ tài sản đảm bảo, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý, thông tin CIC…), lập tờ trình cấp tín dụng và trình cấp có thẩm quyền.

Bước 2: Thẩm định khách hàng, quyết định cho vay

Chuyên viên QHKH tiến hành thẩm định hồ sơ khách hàng và tình hình kinh doanh thực tế, phối hợp định giá tài sản đảm bảo, thực hiện xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng để lập tờ trình cấp tín dụng và trình cấp có thẩm quyền.

Khi khoản vay được phê duyệt hoặc từ chối cấp tín dụng, CV QHKH đều lập thông báo để thông báo cho khách hàng.

Bước 3: Ký kết hợp đồng và hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo

Khi có quyết định cấp tín dụng cho khách hàng, bộ phận Hỗ trợ nghiệp vụ thực hiện lập các Văn kiện tín dụng (Hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm…) để tiến hành ký kết giữa khách hàng và ngân hàng, sau đó tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý về tài sản đảm bảo (công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch đảm bảo, mua bảo hiểm (nếu có)…) trước khi tiến hành giải ngân khoản vay.

Bước 4: Giải ngân, lưu trữ hồ sơ, trích lập dự phòng chung

Khi tiến hành giải ngân, CV QHKH và CV HTNV cần đảm bảo tuân thủ theo đúng phê duyệt và quy trình cho vay. CV HTNV đóng vai trò quan trọng trong bước thực hiện cấp tín dụng này. CV HTNV kiểm soát hồ sơ giải ngân thực tế so với các điều kiện cấp tín dụng đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; sau giải ngân thực hiện lưu trữ hồ sơ thực hiện theo đúng quyết định số 708/QĐ-MB-HS ngày 12/02/2010 của Tổng giám đốc ngân hàng TMCP Quân đội. Nội dụng cơ bản của quyết định này là ban hành Quy định lập và quản lý

hồ sơ khách hàng; Quy trình lập và quản lý hồ sơ khách hàng. Trong đó là các nội dung về lập và cập nhật hồ sơ khách hàng, quản lý hồ sơ khách hàng, trách nhiệm của các đơn vị liên quan trong quá trình lập và quản lý hồ sơ khách hàng, xử lý và tổ chức thực hiện khi phát hiện hồ sơ khách hàng bị thất thoát, hư hỏng, lộ bí mật, không phù hợp với thực tế cà các trường hợp rủi ro khác.

Phòng Kế toán dịch vụ tiến hành trích lập dự phòng chung theo quy định của pháp luật và của MB.

Bước 5: Quản lý, giám sát sau giải ngân

Để đảm bảo nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi đúng hạn, ngân hàng phải tiến hành kiểm soát sau khi cho vay. CV QHKH cần thường xuyên kiểm tra hoạt động kinh doanh của khách hàng (định kỳ hàng tháng, lập báo cáo đánh giá), kiểm tra tài sản đảm bảo (đối với TSBĐ là bất động sản kiểm tra định kỳ 12 tháng/lần, máy móc và phương tiện vận tải kiểm tra định kỳ 6 tháng/lần, khoản phải thu và hàng tồn kho sẽ được kiểm tra 01 tháng/lần), kiểm tra mục đích sử dụng vốn của khách hàng (đối với giải ngân tiền mặt là 10 ngày sau khi giải ngân, còn giải ngân chuyển khoản là 15 ngày), quản lý dòng tiền của khách hàng, thực hiện chăm sóc khách hàng và bán chéo sản phẩm khác cho khách hàng sử dụng… Việc kiểm tra định kỳ sản xuất kinh doanh được tiến hành hàng tháng,

Các bước cơ bản trên đã phần nào thể hiện quy trình tín dụng theo Quyết định 3533/QĐ-MB-HS ngày 08/7/2010 về việc “Ban hành quy trình tín dụng”. Những nội dung của quy trình cho vay đã được bổ sung để phù hợp với những luật, quy định mới của các cấp có thẩm quyền và yêu cầu thực tế nhằm càng hoàn thiện và nâng cao quản lý rủi ro, chất lượng tín dụng trong toàn hệ thống, phải kể đến các quyết định bổ sung như: Quyết định số 278/QĐ-HĐQT-NHQĐ ngày 28/4/2008 về việc “phê duyệt kết quả sử dụng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính thức áp dụng hệ thống XHTDNB trên toàn hệ thống” - theo quyết định này tất cả các khách hàng được thẩm định sẽ được đánh giá theo những thang điểm được xây dựng chung, từ đó

xếp hạng khách hàng để đưa ra quyết định cho vay và lãi suất cũng như chính sách áp dụng cho khách hàng; Quyết định số 279/QĐ-NHQĐ-HS ngày 28/4/2008 về việc “Ban hành chính sách quản lý rủi ro tín dụng, áp dụng trong toàn hệ thống ngân hàng TMCP Quân Đội” - theo chính sách này thì các khâu trong quy trình tín dụng được thắt chặt hơn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân thực hiện được phân chia cụ thể.

Tuy nhiên, trong mỗi khâu của quá trình vẫn còn bộc lộ nhiều yếu kém, có sự trùng lặp. Các khoản vay được đi qua nhiều phòng ban độc lập, như Phòng QHKH, BP Hỗ trợ, BP KTDV, ngoài việc kiểm soát rủi ro tốt hơn thì thời gian xử lý hồ sơ cũng bị kéo dài.

Một quy trình tín dụng bao giờ cũng có những điểm mạnh và tồn tại những điểm thiếu sót. Thực hiện tốt cơ bản quy trình tín dụng, dung hòa giữa lợi ích của khách hàng, của chi nhánh và kiểm soát được rủi ro là phương châm mà Ban lãnh đạo ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Ninh đặt ra trong quá trình tác nghiệp giữa các bộ phận.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 59 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)