Các biện pháp khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 112 - 114)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.4. Các biện pháp khác

4.2.4.1. Tổ chức phân tích nợ quá hạn theo định kỳ

Việc phân tích nợ quá hạn trước hết phải đạt được các yêu cầu sau: - Phải tiến hành thường xuyên hàng tháng, hàng quý, từ đó luôn phục vụ tốt cho việc xử lý các khoản nợ quá hạn.

- Phân tích rõ nguyên nhân và thực trạng nợ quá hạn của từng loại khách hàng, loại cho vay và từng khoản vay, tránh thực hiện chung chung, chiếu lệ.

- Từng phòng tổ và từng cán bộ tín dụng đều phải tiến hành phân tích các khoản nợ quá hạn do mình phụ trách.

- Việc phân tích nợ quá hạn phải thực hiện theo nhiều cách, dựa trên nhiều tiêu thức khác nhau như: Phân loại theo thành phần kinh tế, theo phương thức cho vay (cho vay trực tiếp, cho vay qua tổ nhóm...); Theo thời gian quá hạn, nguyên nhân quá hạn (chủ quan, khách quan...); Theo tài sản bảo đảm (có đảm bảo, không có đảm bảo, giá trị tài sản đảm bảo, khả năng xử lý tài sản...) và khả năng thu hồi các khoản nợ quá hạn .

Thông qua phân tích nợ, phải đề ra được hướng giải quyết và biện pháp xử lý thích hợp đối với từng nhóm khách hàng và từng món vay cụ thể.

4.2.4.2. Thành lập và duy trì hoạt động của ban thu nợ

Khi nợ quá hạn hình thành, nhiệm vụ của ban thu nợ là rất lớn bởi ban thu nợ là các chuyên viên trực tiếp tiếp cận khách hàng, chuyên viên thẩm định khách hàng và các chuyên viên quản lý hồ sơ khoản vay của khách hàng.

- Thành phần và tổ chức của các Ban thu nợ phải bảo đảm có đủ khả năng ,thẩm quyền giải quyết, xử lý các món nợ lớn, phức tạp, có khả năng xảy ra tổn thất...vượt quá thẩm quyền của Giám đốc các chi nhánh

- Ban thu nợ phải được giao nhiệm vụ, trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng (cụ thể tới từng thành viên), có kế hoạch, chương trình hành động cụ thể trong từng thời kỳ, có phân công, phân nhiệm rõ ràng.

- Ban thu nợ phải trực tiếp tham gia phân tích nợ quá hạn và trực tiếp thực hiện các biện pháp xử lý nợ quá hạn đã được đề ra một cách đều đặn, có hiệu quả.

4.2.4.3. Áp dụng các hình thức bảo hiểm cho tài sản và đối tượng có liên quan trong kinh doanh tín dụng

- Đối với các tài sản thế chấp, cầm cố, tài sản hình thành từ vốn vay thuộc loại bắt buộc phải mua bảo hiểm như ô tô, tàu thuyền, xe máy, hàng tồn kho, máy móc thiết bị..., khách hàng bắt buộc phải mua bảo hiểm và chuyển quyền thụ hưởng bảo hiểm sang cho ngân hàng trong suốt thời gian vay vốn.

- Đối với các tài sản không bắt buộc phải mua bảo hiểm: ngân hàng tăng cường vận động và có ưu tiên đối với các khách hàng có mua bảo hiểm trong thời gian quan hệ tín dụng.

- Tăng cường vận động, mở rộng hình thức bảo hiểm cho bản thân người vay vốn, hàng hoá, cây trồng, vật nuôi...(đối tượng cho vay của ngân hàng), đặc biệt áp dụng với các khoản vay tín chấp, đảm bảo bằng lương.

- Phối hợp chặt chẽ với Công ty bảo hiểm trong việc xử lý bồi thường khi khách hàng bị rủi ro. Hiện nay Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Ninh đang bán chéo sản phẩm bảo hiểm với Công ty CP Bảo hiểm Quân đội MIC. Các sản phẩm bảo hiểm được thực hiện với thủ tục gọn nhẹ, nhanh chóng và mức độ giải quyết rủi ro nếu có được xử lý kịp thời.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 112 - 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)