Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 110 - 112)

5. Kết cấu của luận văn

4.2.3. Thực hiện các biện pháp xử lý nợ thích hợp

4.2.3.1. Cơ cấu lại các khoản nợ

- Gia hạn nợ: trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn (gốc, lãi) và có đơn đề nghị, ngân hàng có thể xét cho gia hạn nợ để tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ. Số lần gia hạn nợ không khống chế, nhưng không được vượt quá chế độ quy định về thời gian được gia hạn. Các khoản vay được xem xét gia hạn nợ là các khoản vay mà khách hàng đang tạm thời khó khăn trong giai đoạn hiện tại, có phương án sản xuất kinh doanh, có nguồn thu dòng tiền cụ thể trong giai đoạn tới. Khách hàng cần chứng minh cho ngân hàng nguồn thu trên và khách hàng cần là những cá nhân, pháp nhân có chữ tín, có trách nhiệm cũng như ý thức trả nợ.

- Điều chỉnh kỳ hạn nợ: trường hợp khách hàng có nợ quá hạn hoặc không trả được nợ đến hạn do các khó khăn khách quan, khó khăn trong sản xuất kinh doanh hoặc do ngân hàng định kỳ hạn nợ quá ngắn, đối tượng trung dài hạn nhưng cho vay ngắn hạn..., nếu xác định lại kỳ hạn nợ, khách hàng có thể ổn định được sản xuất, trả được nợ thì ngân hàng có thể xem xét, điều chỉnh lại kỳ hạn nợ (gốc, lãi).

- Miễn giảm tiền lãi vay: đối với khách hàng bị tổn thất tài sản hình thành từ vốn vay do các nguyên nhân khách quan, nhằm giảm bớt khó khăn về tài chính cho khách hàng, tạo điều kiện cho khách hàng trả được nợ gốc và phần lãi còn lại, có điều kiện lập lại quan hệ tín dụng bình thường. Đây cũng là phương án mà MB Quảng Ninh muốn giảm thiểu gánh nặng tài chính cho khách hàng, giúp khách hàng vượt qua khó khăn. Các phương án miễn giảm lãi cần được tính toán dựa trên khả năng của khách hàng và lợi ích của ngân hàng (ngân hàng cần chú ý lãi suất sau khi miễn giảm phải lớn hơn lãi suất mua vốn của khoản vay để tránh bị thua lỗ đối với việc cho vay khoản tín dụng đó).

4.2.3.2. Khai thác các tài sản bảo đảm nợ vay

- Trước hết, ngân hàng cần phải rà soát lại toàn bộ hồ sơ, thủ tục bảo đảm tiền vay của các khoản nợ quá hạn, từ đó có biện pháp bổ sung, hoàn chỉnh, bảo đảm hợp lệ, hợp pháp, đầy đủ để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý. Đặc biệt, các tài sản thế chấp là nhà, đất trong những năm qua có nhiều thay đổi trong quy định cấp giấy tờ sở hữu, quyền sử dụng, cần có biện pháp quản lý, bổ sung khi khách hàng đã xin đổi, cấp lại giấy tờ theo mẫu mới, tránh để xảy ra lợi dụng, lừa đảo hoặc thiếu cơ sở xử lý tài sản.

- Hiện tại, đi kèm với các hợp đồng thế chấp tài sản, MB Quảng Ninh còn yêu cầu khách hàng thực hiện hợp đồng ủy quyền về việc xử lý tài sản bảo đảm cho ngân hàng khi bên vay vi phạm các nghĩa vụ trả nợ nêu trong hợp đồng tín dụng và hợp đồng thế chấp đã được dẫn chiếu cụ thể tới hợp đồng ủy quyền. Theo hợp đồng ủy quyền này Ngân hàng có toàn quyền xử lý tài sản khi bên vay vi phạm, ngay cả khi bên thế chấp vắng mặt.

- Tiến hành các bước và các biện pháp xử lý tài sản phù hợp với thực trạng từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở các quy định tại Nghị định 178 và các văn bản hướng dẫn có liên quan.

- Nếu khách hàng cố tình không giao tài sản cho ngân hàng xử lý theo các biện pháp trên, không thực hiện các yêu cầu chính đáng của ngân hàng, cố tình tranh chấp, chây ỳ..., ngân hàng cần khởi kiện ra toà án và xử lý tài sản theo bản án có hiệu lực.

- Việc xử lý tài sản bảo đảm cần tiến hành khẩn trương, kiên quyết nhằm nhanh chóng giải quyết vốn vay bị khê đọng.

- Cần đề ra các biện pháp xử lý thích hợp trong các trường hợp tài sản đã được xử lý xong nhưng không đủ thu hồi nợ. Về phía khách hàng, phải yêu cầu nhận nợ số còn thiếu và phải cam kết, lập kế hoạch trả nợ cụ thể.

- Trong quá trình xử lý tài sản, đặc biệt là quyền sử dụng đất và các tài sản gắn liền với đất, ngân hàng cần tranh thủ sự giúp đỡ của các cấp chính quyền và các cơ quan chức năng (đặc biệt là cơ quan địa chính, toà án...) để bảo đảm cho việc xử lý tài sản nhanh, đúng luật, có hiệu quả, các thủ tục chuyển nhượng, sang tên được tiến hành nhanh với chi phí thấp.

4.2.1.4. Xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro

MB Quảng Ninh luôn xác định rõ chất lượng tín dụng của mình để có những tỷ lệ trích lập dự phòng hợp lý, đảm bảo rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng.

- Ngân hàng luôn thực hiện nghiêm túc và chính xác việc phân loại tài sản “có”, trích lập quỹ dự phòng theo đúng quy định.

- Định kỳ hàng tháng, CV Hỗ trợ tiến hành rà soát kỹ các khoản nợ khó đòi có khả năng tổn thất để xác định đúng các khoản nợ thuộc đối tượng được xử lý bù đắp rủi ro, áp dụng triệt để các biện pháp tận thu; lập hồ sơ xử lý bảo đảm đầy đủ, chính xác, hợp pháp hợp lệ, đúng thời gian quy định. Việc lập và hoàn thiện hồ sơ phải tiến hành thường xuyên trong suốt quá trình quản lý, xử lý các khoản nợ quá hạn. Mặt khác, cần xử lý bù đắp rủi ro theo đúng quy định và thẩm quyền giải quyết của từng cấp.để làm căn cứ xử lý nợ sau này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm hạn chế nợ xấu tại ngân hàng TMCP quân đội chi nhánh quảng ninh (Trang 110 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)