5. Kết cấu của luận văn
3.2.3. Nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội Chi nhánh Quảng Ninh
3.2.3.1. Nhận diện các dấu hiệu của khoản tín dụng thể hiện nguy cơ quá hạn tại Ngân hàng TMCP Quân đội - Chi nhánh Quảng Ninh
- Trong tất cả các khoản tín dụng mà MB Quảng Ninh tài trợ, phê duyệt về việc yêu cầu quản lý bao giờ cũng có việc kiểm tra định kỳ và các yêu cầu này đều được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng hay hợp đồng thế chấp, cụ thể như sau: việc kiểm tra sau giải ngân đối với khoản vay giải ngân tiền mặt là 15 ngày, giải ngân chuyển khoản là 10 ngày, kiểm tra định kỳ hàng tháng đối với tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng, kiểm tra bất động sản được thực hiện hàng năm, máy móc thiết bị và phương tiện vận tải là 06 tháng/lần; hàng tồn kho định kỳ hàng tháng…. Qua đó, khách hàng có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin cần thiết như tờ khai thuế, báo cáo tài chính, báo cáo hàng tồn kho hàng tháng…, và tạo điều kiện cho ngân hàng kiểm tra thực tế. Tuy nhiên thực tế xảy ra ở một số khách hàng quá hạn, như Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Hữu Nghị, DNTN Thanh Thu, công ty CP 12-11 thì kế toán trưởng luôn tìm cách trì hoãn và gây khó khăn, trở ngại đối với ngân hàng trong quá trình theo dõi định kì hoặc đột xuất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không có sự giải thích minh bạch, thuyết phục. Đó là một trong những dấu hiệu đầu tiên thường thấy của một khoản vay có nguy cơ chuyển sang quá hạn.
- MB Quảng Ninh sau khi cho vay luôn phải bám sát hoạt động kinh doanh của khách hàng, đặc biệt là về nguồn vốn cho vay có được sử dụng đúng mục đích, theo đúng phương án đề nghị vay vốn hay không. Bởi một bài học sau hơn 9 năm hoạt động của ngân hàng, đó là việc không kiểm soát tốt việc sử dụng tiền vay đúng mục đích của các khách hàng cá nhân, dẫn tới hậu quả là khoản vay bị quá hạn do không được sử dụng đúng mục đích. Bởi một
thực tế hiện nay là các khoản vay cá nhân chủ yếu là giải ngân bằng tiền mặt, không thể theo dõi, đối chiếu kế toán như các doanh nghiệp, nên rất khó để kiểm soát. Các khách hàng quá hạn như Đỗ Hữu Tiến, Nguyễn Thị Linh, Lê Văn Tịnh…. đều có mục đích vay thể hiện trên hồ sơ tín dụng là để thanh toán chi phí sửa chữa nhà cửa, mua sắm đồ dung gia đình, với phương thức giải ngân bằng tiền mặt. Tuy nhiên việc khách hàng sử dụng số tiền giải ngân có đúng mục đích cho vay và phương án vay vốn của khách hàng hay không lại không được kiểm soát tốt. Khách hàng Đỗ Hữu Tiến sử dụng tiền vay để phục vụ sản xuất kinh doanh hộ cá thể nên khi việc sản xuất kinh doanh gặp khó khăn thì nguồn trả nợ cũng suy giảm. Khách hàng Nguyễn Thị Linh chỉ sử dụng một phần vốn vay đúng mục đích là để sửa chữa nhà cửa, phần vốn vay còn lại khách hàng dùng để cho vay lại, nhằm chiếm dụng vốn của ngân hàng hưởng lãi suất chênh lệch. Đây là những bài học kinh nghiệm sâu sắc cho MB Quảng Ninh trong việc thẩm định khách hàng cũng như kiểm soát tiền vay sau giải ngân. Như vậy, dấu hiệu thường thấy của một khoản vay được sử dụng không đúng mục đích là dự toán của khách hàng bất hợp lý, khách hàng yêu cầu giải ngân một lần không theo tiến độ của phương án kinh doanh, không đồng ý giải ngân chuyển khoản cho nhà cung cấp, khách hàng và nhà cung cấp có mối quan hệ với nhau, khách hàng không bổ sung được các hóa đơn đầu vào trước và sau giải ngân…
- Các dấu hiệu phát sinh nợ quá hạn còn xảy ra trong chính tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng. Hiện nay, tình hình thị trường bất động sản vẫn chưa có dấu hiệu tan băng, các dự án, công trình tiếp tục ngừng hoạt động ngày càng nhiều, dẫn tới hàng loạt các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực cung cấp vật liệu xây dựng gặp khó khăn, với các biểu hiện như giá trị hàng tồn kho và khoản phải thu của khách hàng tăng cao … Các công ty CP
sản xuất vật liệu xây dựng Hữu Nghị, công ty CP cung ứng vật tư Tiến Thành là các công ty bị quá hạn trong bối cảnh khó khăn như vậy. Ngoài ra còn có một số các công ty đang gặp khó khăn và có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn trong thời gian tới nếu như tình hình kinh tế không có xoay chuyển như công ty CP thép Thăng Long Kansai, công ty CP vận tải thủy. Công ty CP thép Thăng Long Kansai được MB Quảng Ninh tài trợ từ năm 2012, dư nợ đến nay là 120 tỷ đồng. Đây có thể nói là một trong những khách hàng lớn của ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian gần đây, tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng xấu đi rất nhiều, bởi phôi thép, thành phẩm bán ra nhưng không thu hồi được nợ. Trong các đối chiếu công nợ mà doanh nghiệp cung cấp thì riêng khoản phải thu từ Công ty CP Sông Đà đã lên tới 78 tỷ đồng. Hàng tồn kho của doanh nghiệp tiếp tục giảm mạnh. Theo số liệu mà công ty cung cấp cho ngân hàng thì hàng tồn kho cuối tháng 6 năm 2014 là 54 tỷ đồng nhưng qua kiểm tra thực tế ngày 17/07/2015 chỉ còn lại là 12 tỷ đồng. Như vậy khách hàng đã không cung cấp đúng số liệu chuẩn xác cho ngân hàng. Bên cạnh đó số dư tiền gửi của khách hàng tại MB Quảng Ninh cũng giảm. Doanh thu chuyển về tài khoản tiền gửi là không có, các hợp đồng tiền gửi của khách hàng khi đến hạn tất toán đều được chuyển sang để thu nợ đến hạn hàng tháng. Tất cả các hiện tượng trên đều là những dấu hiệu quan trọng cho thấy khoản vay có nguy cơ chuyển quá hạn cao.
- Dấu hiệu cơ bản nhất của khoản vay có nguy cơ chắc chắn chuyển quá hạn là khách hàng nhiều lần chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn, đề nghị gia hạn, điều chỉnh kì hạn nợ nhiều lần không rõ lý do hoặc thiếu căn cứ thuyết phục. Tất cả các khách hàng quá hạn đều có các dấu hiệu này. Tính tới 31/12/2015, số lượng các khách hàng được chuyển nợ quá hạn là 13 khách hàng, số các khách hàng đề nghị được cơ cấu lại nợ là 05 khách hàng.
Dự tính của chi nhánh trong năm 2016 sẽ thu được nợ của tất cả các khách hàng đã được cơ cấu và nơ quá hạn của Công ty CP sản xuất vật liệu xây dựng Hữu Nghị, khách hàng cá nhân Đỗ Hữu Tiến, Nguyễn Thị Linh. Số lượng khách hàng dự kiến vẫn chưa thể thu hồi nợ là 12 khách hàng, với dư nợ quá hạn là 29,7 tỷ đồng.
- Một trong những dấu hiệu cần lưu ý đối với cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân là khách hàng rất khát vốn, tìm vốn ở nhiều nguồn khác nhau, không phải để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh mà để trang trải cho các khoản nợ khác đến hạn của mình. Đó là bài học rút ra từ DNTN Thanh Thu. Đây là doanh nghiệp phân phối các mặt hàng rượu bia, thuốc lá đã từng hoạt động rất tốt và có tiếng trên địa bàn TP Hạ Long. Nhưng do giám đốc công ty mượn vốn của ngân hàng, bị thua lỗ vì sử dụng vốn phục vụ lợi ích riêng, tiếp tục vay vốn của ngân hàng khác để trả nợ cho dư nợ ngân hàng hiện tại. Quá trình này đã diễn ra cho tới khi doanh nghiệp không tìm được nguồn vốn tài trợ nữa. MB Quảng Ninh cũng đã là một trong các ngân hàng cung cấp vốn cho doanh nghiệp. Các dấu hiệu phát sinh từ phía chủ doanh nghiệp, thường xuyên thay đổi ban điều hành cũng là những dấu hiệu cần lưu ý.
3.2.3.2. Thực trạng nợ xấu
Nợ xấu trong kinh doanh tín dụng của các NHTM tại Việt Nam hiện nay là vấn đề thời sự. Đứng trước bối cảnh khó khăn của nền kinh tế, mặc dù so với các Ngân hàng trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh và trên hệ thống, MB Quảng Ninh có tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp so với trung bình (theo số liệu từ ngân hàng nhà nước, hết năm 2015, nợ xấu trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 2.6%, còn MB Quảng Ninh là 0.54%), nhưng trong những năm gần đây, tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng dần hàng năm và trong thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro tín dụng dẫn tới nợ quá hạn, gây ra rất nhiều khó khăn cần giải quyết. Cụ thể:
Bảng 3.9: Tình hình nhóm nợ của MB Quảng Ninh qua các năm
Đơn vị: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Năm 2014 /2013 (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Năm 2015 /2014 (%) Tổng dư nợ 1.392,80 100.00 1.986,94 100.00 143 2.032,07 100.00 2 Nhóm 1 1,387.01 99.58 1,979.62 99.63 143 1,996.71 98.26 101 Nhóm 2 4.58 0.33 2.47 0.12 -46 24.38 1.20 887 Nhóm 3 0.40 0.03 1.19 0.06 198 3.25 0.16 173 Nhóm 4 0.81 0.06 2.85 0.14 252 6.30 0.31 121 Nhóm 5 - - 0.81 0.04 1.42 0.07 176 Nợ quá hạn 5.79 0.42 7.32 0.36 26 35.36 1.74 383 Nợ xấu 1.21 0.09 4.85 0.24 301 10.97 0.54 126
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của Ngân hàng MB Quảng Ninh)
Qua bảng số liệu trên ta thấy tình hình nợ quá hạn có chiều hướng gia tăng nhanh, năm 2014 tăng 26% so với năm 2013, nhưng tới năm 2015 đã tăng lên 383%, đặc biệt là nợ nhóm 2 - Nợ cần chú ý tăng lên đáng kể 24,26 tỷ đồng, tăng 887% là một con số đáng báo động bởi khoảng cách thời gian để chuyển nợ từ nhóm 2 - nhóm nợ cần chú ý lên nhóm nợ xấu là quá gần, đây chính là cảnh báo về sự gia tăng nợ xấu trong thời gian tới, nếu như ngân hàng không có những biện pháp ngăn chặn và phòng ngừa kịp thời.
Đơn vị: tỷ đồng
Biểu đồ 3.6: Tỷ lệ nợ xấu của MB Quảng Ninh qua các năm
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của MB Quảng Ninh)
Tổng dư nợ, Năm 2013, 1,392.80 Tổng dư nợ, Năm 2014, 1,986.94 Tổng dư nợ, Năm 2015, 2,032.07 Nợ quá hạn, Năm 2013, 5.79 Nợ quá hạn, Năm 2014, 7.32 Nợ quá hạn, Năm 2015, 35.36 Tổng dư nợ Nợ quá hạn
Nếu nghiên cứu kỹ theo cơ cấu, tình hình nợ xấu cũng phản ánh thực trạng khách hàng theo thành phần, đồng thời cũng thể hiện khả năng xử lý, thu hồi, mức độ rủi ro của ngân hàng.
* Theo thành phần kinh tế
Bảng 3.10: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế năm 2015
Đơn vị: tỷ đồng Thành phần kinh tế dư nợ Tổng Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn/ Dư nợ (%) % Nợ quá hạn/Tổng nợ quá hạn (%)
Doanh nghiệp nhà nước 837,82 7,78 0,93 22
Doanh nghiệp NQD 875,70 23,68 2,70 67
Tư nhân, cá thể 418,55 3,90 0,93 11
Tổng cộng 2.132,07 35,36 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của MB Quảng Ninh năm 2015)
Tại thời điểm 31/12/2015, nợ quá hạn của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần như là chủ yếu (67% tổng nợ quá hạn), tiếp đến khối doanh nghiệp nhà nước, nợ quá hạn chiếm 22% tổng nợ quá hạn, còn dư nợ quá hạn của các nhân, hộ kinh doanh là 11%.
Đơn vị: tỷ đồng
Biều đồ 3.7: Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế theo các năm
Về tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ xấu trên tổng dư nợ của khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh lại cũng chiếm tỷ lệ cao hơn, sau đó tới doanh nghiệp nhà nước và kinh doanh tư nhân, cá thể. Các khoản nợ quá hạn tập trung chủ yếu ở khu vực thành phố, thị xã, thị trấn, với đối tượng khách hàng rất đa dạng, phức tạp, khó giải quyết. Số khách hàng thực sự khó khăn khá lớn, trong đó có nhiều người không còn vốn và phương tiện kinh doanh, tài sản bảo đảm đã bị xử lý nhưng không đủ trả nợ. Đặc biệt là các khoản nợ tài trợ cho ngư dân nuôi trồng thủy hải sản. Vụ mất tôm vào tháng 7 năm 2015, đã khiến cho khoản vay của 02 khách hàng cá nhân lập tức chuyển quá hạn và khả năng khôi phục kinh doanh là rất khó. Đáng chú ý là hiện tượng lừa đảo, trây ỳ có chiều hướng tăng đáng lo ngại. Đối với doanh nghiệp nhà nước và tư nhân, cá thể thì tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ là chỉ 0.93%. Các doanh nghiệp nhà nước đang quan hệ tín dụng hiện nay chưa có nhiều nợ quá hạn nhưng khả năng phát sinh tương đối lớn do tình hình sản xuất kinh doanh của khách hàng đã có biểu hiện không thể trả nợ đúng hạn như: kinh doanh thua lỗ, tiêu thụ sản phẩm kém. Bên cạnh đó là do dư nợ cho vay đối với khối doanh nghiệp nhà nước còn chiếm tỷ lệ lớn và các doanh nghiệp này còn quá ỷ lại vào nhà nước trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm nên nguồn trả nợ của ngân hàng còn thấp. Điểm đáng lưu ý là dư nợ đối với khối doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm tỷ lệ cao và lại có tỷ lệ nợ quá hạn rất cao. Chứng tỏ chất lượng cho vay đối với khối này còn đáng phải lưu tâm. Đối tượng khách hàng là tư nhân, cá thể có tỷ trọng nợ quá hạn không cao, bởi sự sáng suốt trong lựa chọn khách hàng của đội ngũ chuyên viên quan hê khách hàng cá nhân. Bộ phận khách hàng cá nhân đã có nhiều nỗ lực và vươn lên xếp hạng tốt trong tập thể chi nhánh, đạt được mục tiêu và kỳ vọng đặt ra, bởi khả năng tăng dư nợ và kiểm soát tốt được thực trạng nợ quá hạn.
* Theo thời gian
Bảng 3.11: Nợ quá hạn theo thời gian cho vay
Đơn vị: tỷ đồng. Chỉ tiêu 2013 2014 2015 Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ NQH (%) Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ NQH (%) Tổng dư nợ Nợ quá hạn Tỷ lệ NQH (%) Dư nợ Ngắn hạn 434.3 3.9 67.36 804.9 5.21 71.17 1042.9 28.7 81 Dư nợ trung hạn 790 1.2 20.73 978.74 1.5 20.49 917.81 5.7 16 Dư nợ dài hạn 168.5 0.69 11.92 203.3 0.61 8.33 171.36 0.96 3 Tổng cộng 1392.8 5.79 100 1986.94 7.32 100 2132.07 35.36 100
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh MB Quảng Ninh năm 2013- 2015)
Qua bảng trên ta thấy, mặc dù tổng nợ quá hạn tăng qua các năm nhưng tỷ trọng nợ quá hạn của dư nợ trung và dài hạn lại giảm dần qua các năm. Đáng chú ý là tỷ trọng nợ quá hạn trong dư nợ trung và dài hạn giảm đáng kể. Trong năm 2013, tỷ trọng nợ quá hạn trên tổng nợ quá hạn của dư nợ trung hạn là 20,73% thì đến năm 2015, tỷ lệ này chỉ còn 16%, giảm 4,73%, và đáng chú ý hơn là tỷ trọng nợ quá hạn trong tổng nợ quá hạn của dư nợ dài hạn giảm rất nhiều, từ 11.92% xuống 3%. Điều này thể hiện sự dịch chuyển tỷ trọng cho vay theo thời hạn. Bên cạnh đó tỷ nợ quá hạn trong dư nợ cho vay ngắn hạn tăng lên nhanh chóng. Năm 2013 dư nợ quá hạn chỉ là 3.9 tỷ đồng, tới năm 2015 đã tăng lên 28.7 tỷ đồng, tăng 24.8 tỷ đồng, tương đương 86,41 %. Nguyên nhân là do chính sách tín dụng của MB Quảng Ninh là tập trung nhiều hơn vào cho vay ngắn hạn mà công tác triển khai thu hồi nợ của ngân hàng chưa được tốt cộng thêm việc xử lý tài sản đảm bảo còn chậm. Chính điều đó đã làm cho các khoản cho vay ngắn hạn luôn có tỷ lệ nợ quá hạn cao. Bên cạnh đó, sự gia tăng của nợ quá hạn trong cho vay ngắn hạn biểu hiện vòng quay thu hồi vốn của nền kinh tế nói chung cũng như các khách hàng vay của MB Quảng Ninh nói riêng đang bị kéo dài. Trên thực tế cho thấy thị trường bất động sản đang đóng băng, thị trường