2.1.2.1. Tình hình về kinh tế
Cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn, là vùng xung yếu về an ninh quốc phòng thuộc phía Tây Bắc của Tổ quốc, vùng biên giới còn tiềm ẩn những diễn biến phức tạp, truyền học đạo trái pháp luật vẫn còn diễn ra. Định hướng cho việc phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thủ tướng chính phủ đã có Quyết định 1584/QĐ-TTg, ngày 04/11/2008 về việc phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế – xã hội huyện Sốp Cộp tỉnh Sơn La đến năm 2020. Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững huyện
Sốp Cộp năm 2009- 2020: Hỗ trợ đầu tư ổn định dân cư, phát triển xản xuất, an sinh xã hội; với mục tiêu đưa huyện Sốp Cộp dần thoát khỏi tình trạng khó khăn, trở thành một huyên có kinh tế khá trong tỉnh.
Hiện nay được sự quan tâm chỉ đạo của Chính phủ và các Bộ ngành Trung ương, tỉnh uỷ, HĐND-UBND tỉnh, Ban chỉ đạo thực hiện các đề án của tỉnh, các Sở ngành, sự cố gắng, nỗ lực phấn đấu của cán bộ chiến sỹ lực lượng vũ trang, nhân dân các dân tộc trong toàn huyện; huyện Sốp Cộp đã tập chung lãnh đạo, chỉ dạo có trọng tâm trong điểm các công việc, quan tâm thực hiện công tác xoá đói giảm nghèo gắn với nhiệm vụ quốc phòng an ninh. Do đó kinh tế từng bước được phát triển, quốc phòng an ninh được giữ vững, kết cấu hạ tầng được tăng cường, đời sống nhân dân từng bước được cải thiện. Hệ thống thuỷ lợi, giao thông từ huyện trung tâm huyện đến trung tâm xã được đầu tư xây dựng. Trụ sở làm việc Huyện uỷ, HĐND-UBND, một số công trình thiết yếu trung tâm hành chính huyện đã được đầu tư; Nhân dân đã được hỗ trợ sản xuất kinh doanh, khai hoá phục hoá, đưa giống cây trồng, vật nuôi có hiệu quả, chất lượng vào sản xuất.
Tuy nhiên còn có một số tồn tại hạn chế: Do nguồn vốn có hạn nên đa số các dự án đang thi công dở dang, giao thông từ trung tâm huyên đến trung tâm một số xã gặp khó khăn. Các hộ sản xuất nông nghiệp thu nhập thấp chiếm đa số, các hộ sản xuất kinh doanh giỏi chưa có nhiều và chưa được nhân ra diện rộng.
Thế mạnh kinh tế của huyện: Diện tích tự nhiên 148.088 ha, trong đó đất chưa sử dụng còn trên 81.700ha, có thể sử dụng đưa vào sản xuất nông nghiệp (7.000ha) và sản xuất lâm nghiệp (62.000ha). Lực lượng lao động nông nghiệp của huyên dồi dào, thời gian nông nhàn còn nhiều. Có đường biên giới với nước CHDCND Lào, trong tương lai thuận lợi cho việc
đầu tư xây dựng các khu trung tâm kinh tế cửa khẩu (cửa khẩu Lạnh Bánh) giao lưu buôn bán, liên doanh liên kếthợp tác phát triển với nước bạn.
Những ngành nghề phát triển kinh tế tại huyện
+ Nông nghiệp: Được xác định là ngành trọng tâm của huyện trong một số lĩnh vực trồng cây nông nghiệp, cây ăn quả: Lúa, ngô, sắn, lạc, xoài, nhãn, cam... và đầu tư vào phát triển chăn nuôi đàn đại gia súc: Trâu, bò, ngựa, dê....nhận khoán chăm sóc bảo vệ rừng trồng rừng và một số cây công nghiệp như: Cà phê, sa nhân tím...
+ Công Nghiệp và dịch vụ: Đang dần chú trọng, tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ cả về loại hình và quy mô, tổ chức tốt hệ thống lưu thông, phân phối đối với các loại hàng hóa, dịch vụ. Do vậy, hàng hoá trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng nhu cầu các mặt hàng thiết yếu phục vụ nhân dân trong toàn huyện. Các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn huyện đảm bảo lưu thông và phục vụ vận chuyển hành khách an toàn
2.1.2.2. Tình hình về văn hóa – xã hội
Giáo dục, đào tạo: Giai đoạn 2015 – 2020 sự nghiệp giáo dục trên địa bàn huyện Sốp Cộp tiếp tục được sự quan tâm của cấp ủy Đảng, chính quyền và Nhân dân; huyện Sốp Cộp đã được công nhận hoàn thành chuẩn phổ cập giáo dục đúng độ tuổi, đã có 5/8 xã đạt chuẩn phổ cập bậc trung học. Bên cạnh hệ thống giáo dục chính quy, huyện đã chủ động đến công tác xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh công tác khuyến học, huy động mọi nguồn lực để chăm lo đến sự nghiệp giáo dục đào tạo; 8/8 xã đã thành lập các trung tâm học tập cộng đồng và đang hoạt động có hiệu quả.
Y tế và chăm sóc sức khỏe: Hoạt động y tế trên địa bàn huyện luôn được quan tâm, với việc áp dụng công nghệ mới trong chẩn đoán và điều trị, đội ngũ y bác sỹ thường xuyên được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình
độ; Bệnh viện đa khoa huyện và các trạm y tế đã được đầu tư xây dựng mới. Tuy nhên điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện khám chữa bệnh vẫn còn thiếu thốn và lạc hâu chưa đáp đáp ứng được việc chăm sóc sức khỏe cho người dân.
Dân số và dân tộc: Huyện Sốp Cộp có 7.128 hộ với 39.160 nhân khẩu có 6 dân tộc sinh sống (dân tộc Thái 62,2%, dân tộc Mông 17,8%, dân tộc Khơ Mú 6,1%, dân tộc Lào 11,3%, dân tộc Kinh 2,4%), dân cư huyện phân bố không đồng đều chủ yếu tập trung ở các xã vùng thấp có điều kiện tự nhiên thuận lợi. HuyệnSốp Cộp cũng đã tập trung giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân bằng nhiều biện pháp: Dự án vay vốn và giải quyết việc làm, khuyến khích và tạo môi trường thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển, đẩy mạnh xuất khẩu lao động từ đó đời sống nhân dân đã ngày được cải thiện và ổn định hơn.
Văn hóa và truyền thống: Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc” huyện Sốp Cộp đã từng bước thực hiện một cách nghiêm túc, đầy đủ đến các xã trên địa bàn huyện; tích cực triển khai phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa cơ sở chuẩn nông thôn mới.
2.1.3. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội có ảnh hưởng đến công tác quản lý ĐTXDCBqua kho bạc Nhà nước tại huyện Sốp Cộp
2.1.3.1. Thuận lợi
Thứ nhất,diện tích tự nhiên, trong đó đất chưa sử dụng còn trên
2/3 tổng diện tích là điều kiện tốt đểsử dụng vào sản xuất nông nghiệp và sản xuất lâm nghiệp. Có đường biên giới với nước CHDCND Lào, thuận lợi cho việc đầu tư xây dựng các cửa khẩu giao lưu buôn bán, liên doanh liên kết hợp tác phát triển với nước bạn Lào.
sinh hoạt của nhân dân; có khí hậu, đất đai với 2 vùng đặc trưng rõ ràng có điều kiện phát triển kinh tế đa dạng. Vùng thấp đất đai khá bằng phẳng và màu mỡ, nguồn lao động dồi dào, thời gian nông nhàn lớn có kinh nghiệm trong truyền thống canh tác, trồng trọt, chăn nuôi; là vùng có tiềm năng phát triển nông nghiệp thâm canh cao. Vùng cao có những diện tích đất màu mỡ chưa sử dụng đến thuận lợi cho việc phát triển trồng cây công nghiệp kết hợp với chăn thả đàn gia súc với số lượng lớn.
Thứ ba, nguồn nguyên vật liệu xây dựng mỏ đất, mỏ đá phục vụ cho
việc làm các nhà máy gạch, ngói và khai thác đá xây dựng từ đó tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng cũng như phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống.
Thứ tư,cơ cấu kinh tế khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản đã
chuyển dịch đúng hướng trên nền tảng đảm bảo an ninh lương thực. Các cây lương thực, cây ăn quả, cây công nghiệp luôn được chú trọng phát triển và tìm được chỗ đứng trên thị trườn; tiếp tục phát huy thế mạnh địa phương là trồng cây ăn quả trên đất dốc theo chủ trương của tỉnh đã đề ra trong giai đoạn tới.
Thứ năm,các ngành dịch vụ đã có tỷ trọng tăng dần và chuyển
hướng đúng sang các ngành có giá trị gia tăng cao, tuy nhiên hiện tại các ngành dịch vụ của huyện phát triển còn khiêm tốn chưa tương xứng với định hướng đề ra với việc tập trung phát triển ngành công nghiệp- dịch vụ trên địa bàn.
Thứ sáu,một trong những điều kiện thuận lợi quan trọng trong sự
nghiệp 15 năm xây dựng và phát triển huyện Sốp Cộp là quốc phòng, an ninh tiếp tục được giữ vững tạo điều kiện cho các hoạt động được đảm bảo phát triển; nguồn nhân lực lao động nói chung, nguồn nhân lực quản lý Nhà nước nói riêng có sự chuyển biến tích cực rõ rệt; có trình độ và
được đào tạo, có chuyên môn nâng cao qua các năm. Bên cạnh đó, chính là sự chung tay đoàn kết, chung sức, tâm huyết và quyết liệt của tập thể Chính quyền và Nhân dân huyện Sốp Cộp vì mục đích phát triển kinh tế - xã hội của toàn huyện.
2.1.3.2. Khó khăn
Thứ nhất,nền kinh tế của huyện chủ yếu là nông nghiệp, trong sản
xuất nông nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, vùng trồng lúa chủ yếu là ruộng bậc thang khó khăn trong việc đưa cây trồng, đưa nước vào đồng ruộng và thu hoạch;cây ăn quả, cây công nghiệp thường hay bị thiếu nước do địa hình đồi núi dốc cao, địa hình chia cắt khó khăn trong canh tác, sản xuất và thu hoạch sản phẩm.
Thứ hai,huyện Sốp Cộp là một trong 62 huyện nghèo theo Nghị
quyết 30A/2008 của Thủ tướng chính phủ, nguồn thu Ngân sách trên địa bàn rất thấp (từ 6-8% hàng năm) chủ yếu là từ điều tiết, bổ sung từ Ngân sách cấp trên, đời sống nhân dân gặpnhều khó khăn, chưa đáp ứng được yêu càu phát triển.
Thứ ba,nền kinh tế huyện Sốp Cộp có tốc độ tăng trưởng thấp, chủ
yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp; sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, hoạt động ở quy mô nhỏ lại phân bố không đồng đều, chưa có nguồn thu ổn định; quy hoạch các vùng kinh tế trong huyện chưa hợp lý.
Thứ tư,tình hình thu Ngân sách Nhà nước hàng năm trên địa bàn
chưa đảm bảo nhu cầu chi của địa phương, tỷ trọng vốn đầu tư XDCb trên địa bàn huyện còn phụ thuộc vào Ngân sách cấp trên, chưa chủ động được nguồn Ngân sách cho đầu tư phát triển.
Thứ năm,số người lao động thất nghiệp, thiếu việc làm, thu nhập
thấp đã được quan tâm nhưng vẫn còn chiếm số lượng lớn cần có những chê độ, chính sách để giải quyết việc làm, tạo thu nhập cho người dân kịp
thời. Sốp Cộp là huyện có biên giới dài, an ninh chính trị phức tạp, thế lực thù địch bên ngoài dình dập; trình độ dân trí còn thấp, đồng bào dân tộc ở vùng sâu vùng xa vẫn còn những hủ tục lạc hậu, tệ nạn xã hội luôn là vấn đề nhức nhối, từ đó dẫn tới việc đưa các chính sách của Đảng, Nhà nước đến người dân để phát triển kinh tế xã hội gặp rất nhiều khó khăn.