5. Bố cục của luận văn
1.6.1. Kinh nghiệm thực tế về quản lý thuế ở Chi cục thuế Ninh Bình
Tại thời điểm tháng 5 năm 2010 Chi cục Thuế thành phố Ninh Bình, thuộc Cục Thuế tỉnh Ninh Bình quản lý 3288 hộ kinh doanh nộp thuế thƣờng xuyên hàng tháng, chiếm 24% tổng số hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, trong đó chỉ có 135 hộ mở sổ sách kế toán, đƣợc nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khấu trừ và phƣơng pháp trực tiếp trên doanh thu, còn lại tới 96% số hộ nộp thuế giá trị gia tăng theo phƣơng pháp khoấn thuế, ổn định 6 tháng hoặc 12 tháng. Tuy nhiên số thuế thu đƣợc thông qua các hộ kinh doanh chƣa tƣơng xứng với mức độ kinh doanh thực tế. Công tác thu tuy
đã có những chuyển biến tích cực song thực tế vẫn còn bị thất thu cả về số hộ và doanh thu kinh doanh. Nguyên nhân qua tìm hiểu của bản thân một phần do công tác lãnh đạo, chỉ đạo có những mặt còn hạn chế chƣa tìm ra những biện pháp hữu hiệu để chống thất thu; việc điều chỉnh doanh thu còn thiếu kịp thời, nên doanh số ấn định chƣa thật sự sát, đúng với doanh thu thực tế kinh doanh. Mặt khác ý thức tuân thủ pháp luật về thuế của một số hộ kinh doanh chƣa cao, một số hộ kinh doanh ở một số ngành hàng nhƣ: vận tải, thuốc tân dƣợc, thƣơng mại . . .đang mƣợn danh nghĩa là thành viên góp vốn, là cửa hàng, cửa hiệu trực thuộc các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế, trong khi đó sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan thuế còn thiếu chặt chẽ và đồng bộ, nên việc phát hiện và xử lý vi phậm chƣa đƣợc nghiêm túc và kịp thời.
Để nâng cao hiệu quả quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn, đƣợc sự quan tâm chỉ đạo của Cục Thuế tỉnh Ninh Bình, Chi cục Thuế thành phố đã chủ động thực hiện một số biện pháp sau:
- Tăng cƣờng phổ biến chính sách, pháp luật thuế, nhất là các chính sách, luật mới và sử đổi, bổ sung nhƣ Luật thuế TNCN, Luật thuế GTGT, Luật thuế TNDN...; duy trì và nâng cao hiệu quả của chuyên mục thuế trên sóng đài phát thanh của thị xã và của các xã, nhằm nâng cao hiểu biết pháp luật, chính sách thuế của các hộ kinh doanh cũng nhƣ của ngƣời dân trên địa bàn.
- Tổ chức tốt của phòng giao dịch một cửa, tạo điều kiện thuận lợi cccho ngƣời nộp thuế đến làm thủ tục đăng ký, kê khai và đƣợc giải đáp các vƣớng mắc về thuế khi có yêu cầu.
- Thực hiện nghiêm túc các quy trình quản lý thuế của ngành đề ra; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan và UBND các xã, thị trấn rà soát, nắm vững số hộ kinh doanh thực tế trên địa bàn, quy mô kinh doanh, đƣa hết các hộ đang kinh doanh vào quản lý, đăng ký và chứng nhận đăng ký thuế cho tất cả các hộ kinh doanh, phát hiện kịp thời các hộ mới ra kinh doanh đôn đốc kê khai, đăng ký thuế.
- Tổ chức phân loại hộ kinh doanh theo quy mô và ngành nghề kinh doanh để áp dụng biện pháp quản lý phù hợp theo hƣớng chuyển đổi các hộ kinh doanh nộp thuế theo phƣơng pháp kê khai, hận chế hộ nộp thuế theo phƣơng pháp khoán, điều chỉnh kịp thời doanh thu của các hộ nộp thuế khoán, kiên quyết xử lý các vi phạm về thuế theo đúng quy định.
- Tăng cƣờng công tác kiểm tra, quản lý, sử dụng hoá đơn, chứng từ của các hộ kinh doanh theo đúng quy định.
Đến nay mặc dù mới qua một thời gian ngắn nhƣng công tác quản lý và thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn thành phố Ninh Bình đã có những chuyển biến tích cực, thực sự trở thành đầu tầu về thu thuế hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.
1.6.2. Kinh nghiệm thực tế về quản lý thuế ở Chi cục thuế Đông Hưng – Thái Bình
Năm 2010 Chi cục Thuế thành phố Đông Hƣng – Thái bình đã thu từ khu vực kinh tế hộ kinh doanh tăng 23% so với dự toán, tăng 7,1% so với cùng kỳ.
Bƣớc vào năm 2011, Chi cục Thuế Đông Hƣng đã đề ra và thực hiện các biện pháp sau:
1- Lập, duyệt bộ thuế môn bài, thuế hộ kinh doanh và thông báo mức thuế môn bài, thuế khác hàng tháng của quý I tới từng hộ, cá nhân sản xuất kinh doanh, dịch vụ, tạo điều kiện để hộ các hộ chủ động nộp kịp thời vào NSNN.
2- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật thuế, đặc biệt là Luật thuế giá trị gia tăng, Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi và Luật thuế thu nhập cá nhân bằng nhiều hình thức, kết hợp với vận động thuyết phục nhân dân thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nƣớc.
3- Tranh thủ sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền các cấp, của ngành dọc cấp trên. Chủ động đề xuất với cấp uỷ chính quyền các biện pháp quản lý thu, chỉ đạo thu nhằm khai thác triệt để các nguồn thu.
4- Rà soát nắm vững số hộ thực tế kinh doanh trên địa bàn, quy mô kinh doanh của hộ, đƣa hết các hộ đang kinh doanh vào quản lý thuế, đăng ký và cấp mã số thuế cá nhân cho các hộ cá nhân kinh doanh. Tổ chức phân loại hộ kinh doanh theo quy mô và ngành nghề kinh doanh để xác định phƣơng thức mang lại hiệu hiệu quả cao.
5- Tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra. Kiên quyết xử lý vi phạm về thuế của hộ kinh doanh theo đúng quy định của luật Quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh núp bóng các Doanh nghiệp, các Tổ chức kinh tế nhằm mục đích trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
6- Phối hợp chặt chẽ với các ngành hữu quan, với UBND các xã, thị trấn trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh trên địa bàn; Rút kinh nghiệm công tác mở rộng uỷ nhiệm thu các khoản thuế và phí, lệ phí để tổ chức, chỉ đạo công tác uỷ nhiệm thu đạt hiệu quả cao.
Tuy nhiên, vẫn còn một số khiếm khuyết cần khắc phục đó là: hiện tƣợng thất thu thuế ở diện hộ và doanh thu tính thuế. Nguyên nhân là do một số cán bộ thuế, cán bộ uỷ nhiệm thu chƣa thực hiện tốt các quy trình nghiệp vụ quản lí thuế đối với hộ kinh doanh, chƣa đấu tranh mạnh mẽ với các hành vi chây ỳ không kê khai hoặc kê khai không đúng thực tế kinh doanh, vẫn còn một số hộ kinh doanh núp bóng các Doanh nghiệp, hợp tác xã các tổ chức kinh tế để trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế. Số đông các hộ kinh doanh chƣa thực hiện hoặc thực hiện chƣa đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn chứng từ nên phổ biến vẫn áp dụng biện pháp khoán doanh thu.
1.6.3. Bài học chung về quản lý thuế hộ kinh doanh
Thứ nhất: Phải tăng cƣờng công tác quản lý, đăng ký thuế, đồng thời phải tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, mục đích tiến tới quản lý đƣợc 100% các hộ kinh doanh trên địa bàn, nhƣng cũng cần ý thức đƣợc rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối
tƣợng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tƣợng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tƣợng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.
Thứ hai: Để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế quản lý thuế, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế quản lý thuế nhƣ điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tƣợng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị ...mặt khác thƣờng xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.
Thứ ba: Cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ chế quản lý thuế đƣợc thuận tiện nhƣ: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan nhƣ bộ luật Dân sự, luật Lao động, luật Thƣơng mại....; thu hẹp dần các trƣờng hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trƣờng hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tƣợng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cƣỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.
Thứ tƣ: Cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng, theo hƣớng: Quản lý nợ thuế; Kiểm tra, giám sát; và tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế.
Thứ năm: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả của ba công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế quản lý thuế.
Chƣơng 2
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nguyên tắc quản lý thuế đã trình bày ở các phần trên, câu hỏi nghiên cứu cho trƣờng hợp quản lý thuế hộ kinh doanh ở địa bàn thị xã Sông Công, Thái Nguyên gồm:
- Đặc điểm của các hộ kinh doanh ở Thị xã Sông Công?
- Thực trạng vấn đề quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh ở Thị xã Sông Công?
- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Sông Công?
- Cần có giải pháp gì để tăng cƣờng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại địa bàn Thị xã Sông Công?
2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin
* Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp:Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nƣớc. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế, về quản lý ngƣời nộp thuế trong các lĩnh vực. Những thông tin về tình hình quản lý, thu thuế cả nƣớc, của tỉnh và của thị xã Sông Công.
* Thu thập tài liệu và thông tin sơ cấp
Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với Chi cục thuế thị xã Sông Công, thu thập thông tin qua phỏng vấn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn thị xã Sông Công có tổng số 1040, nhƣng chỉ có 708 hộ thuộc diện nộp thuế GTGT và TNCN, còn lại 332 hộ không thuộc diện nộp thuế GTGT và TNCN ( hộ thu nhập thấp). Nhƣ vậy, với số lƣợng mẫu trong
tổng thể đã biết trƣớc là 708 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính nhƣ sau:
n = N/(1+N*e2)
Trong đó:
n : Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu
e: Sai số cho phép (trong trƣờng hợp số lƣợng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Do đó, n=708/(708*0,12
) = 87,62. Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 88.
Trong danh sách 88 hộ kinh doanh, số lƣợng hộ kinh doanh cần đƣợc chọn ra làm mẫu điều tra là 88 (hộ kinh doanh).
Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tƣợng điều tra. Chọn 88 hộ kinh doanh điều tra chia theo ngành nghề kinh doanh, những hộ này có thể đại diện cho từng ngành nghề kinh doanh nhƣ sản xuất, thƣơng nghiệp, vận tải,... đồng thời các hộ kinh doanh đƣợc điều tra ở các phƣờng, xã khác nhau trên địa bàn thị xã Sông Công đảm bảo đại diện đƣợc tính toàn diện của địa bàn... qua bảng 2.1
Tổng số phiếu điều tra các hộ kinh doanh là 88 phiếu, trong đó ngành nghề thƣơng nghiệp chiếm đa số 67,4%, sau đó là ngành nghề ăn uống chiếm 10,7% và ít nhất ngành nghề dịch vụ chiếm 6,4%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ các hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Sông Công hiện nay.
Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu theo ngành nghề kinh doanh STT Ngành nghề Tổng số hộ
kinh doanh (N)
Số lƣợng hộ kinh doanh điều tra (n)
Tỷ lệ % 1 Sản xuất 72 6 6,9 2 Thƣơng nghiệp 701 59 67,4 3 Vận tải 89 8 8,6 4 Dịch vụ 67 6 6,4 5 Ăn uống 111 9 10,7 Tổng cộng 1.040 88 100
2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu
Phân tổ thống kê: các số liệu điều tra thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài. Sử dụng phƣơng pháp thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu.
Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chƣơng trình Excel 2007 của Microsoft.
2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp phân tích thống kê
+ Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ kinh doanh, doanh nghiệp,...
+ Phƣơng pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tƣơng đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về tình hình thu thuế, thất thu thuế trong giai đoạn nghiên cứu.
- Phương pháp dự tính dự báo
Dự báo xu thế biến động của các hiện tƣợng kinh tế xã hội cho tƣơng lai. Đó là dự báo về chỉ tiêu thu nộp thuế, dự báo tỷ lệ truy thu thuế, thất thu thuế... trong năm.
2.3. Các chỉ tiêu phân tích
2.3.1. Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ tại Chi cục thuế TX Sông Công
- Trình độ văn hoá: Trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. - Trình độ tin học: Chứng chỉ.
2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh về quản lý thuế
- Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh nhƣ: Tình hình cấp mã số thuế, tình hình quản lý hộ, kết quả thu thuế đối với các hộ kinh doanh theo các quy trình nghiệp vụ...
- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ vi phạm của các hộ về thuế. - Các chỉ tiêu so sánh thực hiện nộp thuế với đăng ký nộp nhƣ:
+ Số thuế tự kê khai so với số thuế sau thẩm tra quyết toán của cơ quan thuế. + Số thuế thực nộp so với số thuế kê khai.
+ Doanh số kê khai so với doanh số thực tế điều tra.
- Kết quả thực hiện công tác quản lý thuế so với chỉ tiêu giao của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, HĐND-UBND TX Sông Công.
- Tình hình nợ đọng thuế theo đối tƣợng, theo sắc thuế. - Các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT...
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ
ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN
3.1. Điều kiện kinh tế - tự nhiên - xã hội của Thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên
3.1.1. Vị trí địa lý
Thị xã Sông Công có phía Bắc giáp Thị xã Sông Công, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, có tuyến quốc lộ 3 chạy