5. Bố cục của luận văn
4.2.2. Tập trung xác định lại doanh thu kinh doanh của các hộ kinh doanh
Căn cứ vào tình hình tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn, Chi cục tiến hành xem xét lại doanh thu kinh doanh cho phù hợp. Yêu cầu: doanh thu kinh doanh phải là doanh thu thực tế, nếu phát hiện doanh thu, mức thuế quản lý mới chỉ bằng hoặc dƣới 70% doanh thu thực tế thì cán bộ quản lý, đội trƣởng đội thuế và Lãnh đạo Chi cục Thuế phụ trách địa bàn phải chịu trách nhiệm.
Chi cục phải tổ chức điều tra thí điểm doanh thu kinh doanh của một số hộ, kết hợp với doanh thu kê khai của hộ thực hiện chế độ kế toán để đánh giá mức độ thất thu về doanh thu hiện nay của hộ thu khoán, giao chỉ tiêu phấn đấu tăng so với mức thuế khoán hiện nay cho từng đội thuế. Mức thuế mới phải đảm bảo tăng tối thiểu 15% so với mức thuế đang thực hiện.
Việc điều chỉnh thuế không làm tràn lan mà tập trung vào những ngành, những loại hộ đang thất thu nhiều nhƣ: điện máy, ăn uống, giải khát, may mặc, vật liệu xây dựng, thiết bị vệ sinh v.v..
Lƣu ý khi điều tra, xác định lại doanh thu, mức thuế phải làm đúng quy trình, thực hiện công khai và không đƣợc xác định tăng theo lối bình quân dễ gây phản ứng của hộ kinh doanh.
Cần tăng cƣờng phối hợp giữa cán bộ thuế với chính quyền phƣờng, các ban ngành đoàn thể, ban quản lý chợ để tổ chức quản lý thu thuế với 100% số hộ có thực tế hoạt động kinh doanh phải đƣa vào bộ quản lý thuế.
Hộ kinh doanh nộp thuế theo phƣơng pháp khoán ổn định là những hộ kinh doanh nhỏ chủ yếu bán lẻ lặt vặt, giá trị thấp nên ngƣời mua không đòi hỏi về hoá đơn, do đó Chi cục hạn chế cấp hoá đơn cho những đối tƣợng này. Trƣờng hợp hộ kinh doanh có yêu cầu mua hoá đơn nên giải thích để họ chuyển sang thực hiện sổ sách kế toán và nộp thuế theo kê khai hoặc khi cần đến cơ quan thuế để đƣợc cấp hoá đơn lẻ theo quy định. Số thuế nộp theo hoá đơn lẻ không đƣợc trừ vào số thuế đã ổn định.
Đối với những ngành nghề còn thất thu lớn
Hoạt động kinh doanh ăn uống: Doanh thu quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh ăn uống hiện nay chỉ đạt khoảng 60% doanh thu thực tế. Do đó, Chi cục cần phải xác định lại doanh thu kinh doanh của các hộ này để thu thuế theo doanh thu mới xác định lại. Việc xác định lại doanh thu kinh doanh phải căn cứ vào: địa bàn kinh doanh, diện tích kinh doanh, số lƣợng phòng ăn, bàn ăn, số lƣợng nhân viên phục vụ, số lƣợng khách hàng thƣờng đến ăn uống tập trung vào thời gian nào, tính đƣợc bình quân một khách vào ăn uống phải thanh toán là bao nhiêu. Có thể điều tra, xây dựng định mức doanh thu tối thiểu cho mỗi loại nhà hàng, cửa hàng làm tham khảo. Đối với hộ thực hiện sổ sách kế toán, hoá đơn, chứng từ nếu kiểm tra thấy doanh thu kê khai không đảm bảo doanh thu tối thiểu và thấp hơn doanh thu khoán của hộ kinh doanh cùng quy mô thì phải cộng thêm doanh thu bán hàng không xuất hoá đơn.
Quản lý hoạt động xây dựng cơ bản tƣ nhân:
Chi cục cần chỉ đạo các đội thuế, cán bộ thuế phƣờng phối hợp với hội đồng tƣ vấn, thanh tra xây dựng để nắm rõ từng công trình xây dựng trên địa bàn phụ trách.
Cầu phải nắm rõ tên ngƣời nhận thi công, địa chỉ, công trình thi công có bao thầu cả nguyên vật liệu hay chỉ làm công để có căn cứ tính thuế đúng chính sách.
Trƣờng hợp xây nhà ở của tƣ nhân mà chủ nhà thông đồng với ngƣời thi công thì phối hợp với Hội đồng tƣ vấn thuế phƣờng để xác định ngƣời thi công là nhận thầu hay là họ hàng đến làm hộ. Nếu không phải là ngƣời làm hộ thì phải thu thuế ngay khi công trình còn đang xây dựng.
Nắm chắc định mức giá thành xây dựng từng loại nhà do Bộ, Sở xây dựng quy định để đấu tranh, tính thuế với các hợp đồng xây dựng cố tình ghi thấp hơn thực tế hoặc chủ thầu không khai báo đúng giá nhận thầu.
Quản lý hoạt động vận tải tƣ nhân:
Phối hợp với công an, thanh tra giao thông, cơ quan đăng kiểm để rà soát nắm số đối tƣợng đăng ký sử dụng phƣơng tiện vận tải, phân loại đối tƣợng có phƣơng tiện vận tải là xe chở hàng, xe chở khách, trên cơ sở đó so sánh giữa số phƣơng tiện đăng kiểm, số phƣơng tiện đăng ký sử dụng tại cơ quan công an với số phƣơng tiện do Chi cục đã quản lý thu thuế để xác định số chênh lệch phát sinh chƣa quản lý.
Nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế
Tuỳ theo đặc điểm địa bàn và quy mô của đối tƣợng kinh doanh, bố trí phân công lại cán bộ quản lý cho phù hợp với năng lực, trình độ của từng ngƣời nhằm phát huy năng lực và nâng cao hiệu quả công tác; chấm dứt tình trạng phân chia theo tổ nhóm phụ trách và chịu trách nhiệm toàn bộ theo địa bàn; không nhất thiết phải bố trí theo kiểu bình quân mà xem xét để tăng cƣờng cán bộ quản lý các hộ kinh doanh lớn, hộ mở sổ sách kế toán, nộp thuế
theo kê khai, tăng cƣờng cán bộ cho bộ phận thanh tra của Chi cục để bộ phận này đủ sức đảm nhiệm toàn bộ kiểm tra quyết toán và kiểm tra hoàn thuế tại Chi cục.
Xây dựng tổ, đội quản lý thuế giỏi, cán bộ thuế gƣơng mẫu với ý thức trách nhiệm cao hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ:
Chi cục trƣởng Chi cục Thuế chịu trách nhiệm trực tiếp và toàn diện về quản lý thuế trên địa bàn, mỗi tuần phải trực tiếp kiểm tra một địa bàn về tình hình quản lý và thu thuế để có biện pháp chấn chỉnh ngay việc thất thu về hộ và thất thu về thuế. Phân công cho các Chi cục phó, phụ trách theo từng địa bàn quản lý hoặc từng lĩnh vực. Từng Chi cục phó phải chịu trách nhiệm trƣớc Chi cục trƣởng, về địa bàn đƣợc giao. Trƣờng hợp khi kiểm tra trên địa bàn đƣợc giao phụ trách để xẩy ra hiện tƣợng thất thu về hộ, về doanh thu, về thuế thì Chi cục phó phải chịu trách nhiệm.
Đội trƣởng đội thuế phải chịu trách nhiệm trực tiếp về quản lý thu thuế trong phạm vi đƣợc phân công, nếu để thất thu về hộ, về doanh thu thì cán bộ quản lý địa bàn để thất thu không đƣợc giao nhiệm vụ quản lý thu nữa, đội trƣởng bị miễn nhiệm.
Mỗi cán bộ quản lý các hộ kinh doanh, theo sự phân công của cán bộ phụ trách phải khắc phục khó khăn hoàn thành nhiệm vụ, qua quá trình thực hiện nhiệm vụ nếu có khó khăn phải chủ động giải quyết, trƣờng hợp đã cố gắng nhƣng không giải quyết đƣợc phải báo cáo về đề xuất các giải pháp kịp thời với phụ trách cấp trên để hỗ trợ.
Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các biểu hiện lợi dụng quyền hạn gây khó khăn cho hộ kinh doanh. Xử lý nghiêm khắc những cán bộ thuế thoái hoá biến chất đồng thời khen thƣởng biểu dƣơng kịp thời những đơn vị, cá nhân có thành tích trong công tác nhằm xây dựng đơn vị, ngành vững mạnh.
Việc chấn chỉnh công tác tổ chức cán bộ và nâng cao ý thức trách nhiệm của cán bộ quản lý thuế là những yếu tố mang tính quyết định cho sự
thành công của công tác quản lý thuế nói chung và thu thuế hộ kinh doanh nói riêng.
Cần thiết phải phát triển dịch vụ tư vấn thuế
Các dịch vụ tƣ vấn ra đời và phát triển cùng với sự phát triển của đời sống kinh tế - xã hội. Dịch vụ tƣ vấn thuế là dịch vụ cung cấp các thông tin, kiến thức giải pháp về lĩnh vực thuế cho đối tƣợng nộp thuế có nhu cầu để họ thực hiện nghĩa vụ thuế phù hợp với các quy định của Nhà nƣớc. Dịch vụ tƣ vấn thuế tồn tại dƣới hai dạng chủ yếu:
Một là, tƣ vấn thuế là một dịch vụ công do cơ quan thuế cung cấp thông tin kịp thời các văn bản pháp luật thuế cho các đối tƣợng nộp thuế.
Hai là, tƣ vấn thuế là một dịch vụ tự do các tổ chức, nhà tƣ vấn cung cấp cho khách hàng theo hợp đồng. Đây là một hoạt động dịch vụ có thu, một dạng kinh doanh chất xám mà các đối tƣợng nộp thuế có nhu cầu phải trả dịch vụ phí cho mỗi hoạt động tƣ vấn.
Tƣ vấn thuế có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của các hộ và trong đời sống xã hội. Thông qua tƣ vấn thuế, hộ kinh doanh có đƣợc các thông tin cần thiết về đối tƣợng tính thuế, thuế suất, thời gian nộp thuế… đối với hoạt động kinh doanh cụ thể của mình, vì vậy với thời gian nghiên cứu để kê khai thuế họ dành để làm công việc chuyên môn. Đối với toàn xã hội, tƣ vấn thuế là kênh thông tin hai chiều giữa khu vực sản xuất kinh doanh với khu vực quản lý Nhà nƣớc. Làm dịch vụ tƣ vấn cho các hộ kinh doanh, tƣ vấn thuế nắm đƣợc những vƣớng mắc, những điểm bất hợp lý của chính sách thuế khi áp dụng trong thực tế, qua đó phản ánh những thắc mắc, những bất hợp lý về chính sách thuế để cơ quan thuế sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Hiện nay, đối tƣợng nộp thuế tự khai, tự tính và nộp thuế theo thông báo của cơ quan thuế, song trong thực tiễn, các đối tƣợng nộp thuế không phải ai cũng có trình độ hiểu biết về pháp luật thuế đặc biệt với đối tƣợng nộp thuế là các hộ kinh doanh. Do đó phát triển dịch vụ tƣ vấn thuế là một nhu cầu tất yếu khách quan.
Phát triển tƣ vấn thuế không chỉ là sự tất yếu khách quan xuất phát từ nhu cầu của các đối tƣợng nộp thuế mà còn là nhu cầu khách quan của chính cơ quan thuế. Nhiệm vụ của cơ quan thuế là thực hiện thu đúng, thu đủ, thu kịp thời tiền thuế. Sự tự nguyện, tự giác chấp hành các luật thuế của các đối tƣợng nộp thuế là điểm mấu chốt tạo điều kiện để cơ quan thuế hoàn thành nhiệm vụ. Vì vậy, cơ quan thuế phải làm tốt công tác tuyên truyền, giải thích các luật thuế, giải đáp kịp thời những vƣớng mắc của các đối tƣợng nộp thuế khi thực hiện luật thuế, tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tƣợng nộp thuế khi họ thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Điều đó chứng tỏ rằng tƣ vấn thuế là một công việc cần thiết khách quan, một công việc phải tiến hành thƣờng xuyên, liên tục của cơ quan thuế.
Công tác tƣ vấn thuế ở Việt Nam mới phát triển ở dạng dịch vụ công. Cơ quan thuế đã phối hợp chặt chẽ với các phƣơng tiện thông tin đại chúng để cung cấp các thông tin, kiến thức về lĩnh vực thuế cho các đối tƣợng nộp thuế. Các chuyên mục về thuế trên truyền hình, trên đại phát thanh, trên các báo trung ƣơng và địa phƣơng; các ấn phẩm, các loại tài liệu tuyên truyền dƣới nhiều hình thức đƣợc phát hành. Đƣờng dây nóng trả lời về thuế GTGT và thuế TNDN đã đƣợc thiết lập. Ngoài ra, các Cục thuế còn thƣờng xuyên tổ chức các lớp bồi dƣỡng về các luật thuế mới, về công tác sổ sách kế toán, hoá đơn chứng từ… cho các đối tƣợng nộp thuế… Tất cả những điều đó đã đem lại cho đối tƣợng nộp thuế những hiểu biết những nhận thức nhất định về pháp luật thuế và nghĩa vụ của mình trong mỗi hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, công tác tƣ vấn thuế vẫn chƣa đƣợc đặt đúng vị trí của nó trong hệ thống hành chính thuế và trong đời sống kinh tế - xã hội. Trong hệ thống tổ chức bộ máy thuế, bộ phận làm công tác tƣ vấn thuế (dịch vụ công) chƣa thực sự đáp ứng đƣợc nhu cầu ngày càng tăng của các đối tƣợng nộp thuế và của toàn xã hội. Tƣ vấn thuế với danh nghĩa là dịch vụ tƣ thì hầu nhƣ chƣa đƣợc phát triển một cách có tổ chức. Vì vậy, cần thiết phải có những giải
pháp thúc đẩy công tác tƣ vấn thuế phục vụ cho công tác thu nộp thuế tại Việt nam hiện nay.
Để phát triển dịch vụ tƣ vấn thuế:
Thành lập một bộ phận chuyên trách làm công tác tƣ vấn thuế (dịch vụ công) nằm trong hệ thống tổ chức bộ máy ngành thuế từ trung ƣơng đến cơ sở. Các bộ phận dịch vụ công này phải đƣợc gắn liền với các địa bàn sản xuất kinh doanh sao cho các đối tƣợng nộp thuế mất ít thời gian và công sức nhất khi có nhu cầu tìm hiểu, thắc mắc, giải đáp về chế độ, chính sách, pháp luật thuế.
Khuyến khích các cơ sở kinh tế sử dụng tƣ vấn thuế trong công tác chấp hành pháp luật thuế. Đề nghị Bộ Tài chính quy định chi phí tƣ vấn thuế là chi phí trong kinh doanh nhƣng phải gắn với hiệu quả do sử dụng dịch vụ tƣ vấn thuế mang lại.
Cần khuyến khích các tổ chức tƣ vấn Việt Nam thuê chuyên gia hoặc các tổ chức tƣ vấn ngoài vào làm việc. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tƣ vấn cử cán bộ đi thực tập, học tập ở nƣớc ngoài.