Bài học chung về quản lý thuế hộ kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 43)

5. Bố cục của luận văn

1.6.3. Bài học chung về quản lý thuế hộ kinh doanh

Thứ nhất: Phải tăng cƣờng công tác quản lý, đăng ký thuế, đồng thời phải tiến hành phân loại, áp dụng các biện pháp quản lý cần thiết, mục đích tiến tới quản lý đƣợc 100% các hộ kinh doanh trên địa bàn, nhƣng cũng cần ý thức đƣợc rằng cơ chế quản lý này chỉ thích hợp áp dụng với các nhóm đối

tƣợng nộp thuế có đủ khả năng và điều kiện thực hiện chứ không thể áp dụng theo lối đại trà cho tất cả mọi đối tƣợng nộp thuế. Do vậy, trong quản lý thu, để đảm bảo tính hiệu quả cần khi triển khai cơ chế cần có lộ trình cho từng loại đối tƣợng nộp thuế, sắc thuế để lựa chọn cách thức quản lý cho phù hợp.

Thứ hai: Để áp dụng tốt, phát huy lợi ích của cơ chế mới và đảm bảo sự thành công khi triển khai cơ chế quản lý thuế, cơ quan thuế cần phải có sự chuẩn bị kỹ lƣỡng và sẵn sàng về nhân lực và vật lực. Một mặt, tiếp tục hoàn thiện các điều kiện cần thiết cho việc triển khai cơ chế quản lý thuế nhƣ điều kiện pháp lý, ý thức tự giác của đối tƣợng nộp thuế, trình độ cán bộ thuế, trang thiết bị ...mặt khác thƣờng xuyên đánh giá kết quả thí điểm để rút ra những kinh nghiệm quản lý phù hợp.

Thứ ba: Cơ quan thuế cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý tạo điều kiện cho việc áp dụng cơ chế quản lý thuế đƣợc thuận tiện nhƣ: xây dựng hệ thống luật Thuế đồng bộ trong từng sắc thuế và các luật khác có liên quan nhƣ bộ luật Dân sự, luật Lao động, luật Thƣơng mại....; thu hẹp dần các trƣờng hợp miễn giảm thuế; quy định rõ các trƣờng hợp vi phạm và xử phạt vi phạm yêu cầu về thuế; xây dựng quy trình khiếu nại nhằm đảm bảo công bằng cho các đối tƣợng nộp thuế; quy định các biện pháp thu nợ, cƣỡng chế thuế có hiệu lực và hiệu quả một cách cụ thể, rõ ràng.

Thứ tƣ: Cơ quan thuế cần chuyển đổi cơ cấu tổ chức, sắp xếp lại bộ máy theo chức năng chuyên môn hoá chuyên sâu. Đồng thời, đẩy mạnh công tác đào tạo nâng cao trình độ cán bộ theo chức năng, theo hƣớng: Quản lý nợ thuế; Kiểm tra, giám sát; và tuyên truyền hỗ trợ ngƣời nộp thuế.

Thứ năm: Tăng cƣờng công tác tuyên truyền hỗ trợ và đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, quản lý nợ thuế chính xác, kịp thời, nâng cao hiệu quả của ba công tác mang tính quyết định và quan trọng trong quá trình triển khai cơ chế quản lý thuế.

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Câu hỏi nghiên cứu

Dựa vào cơ sở lý thuyết và các nguyên tắc quản lý thuế đã trình bày ở các phần trên, câu hỏi nghiên cứu cho trƣờng hợp quản lý thuế hộ kinh doanh ở địa bàn thị xã Sông Công, Thái Nguyên gồm:

- Đặc điểm của các hộ kinh doanh ở Thị xã Sông Công?

- Thực trạng vấn đề quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh ở Thị xã Sông Công?

- Những nhân tố nào ảnh hƣởng đến quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn Thị xã Sông Công?

- Cần có giải pháp gì để tăng cƣờng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại địa bàn Thị xã Sông Công?

2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập tài liệu và thông tin thứ cấp:Từ các thông tin công bố chính thức của các cơ quan Nhà nƣớc. Các nghiên cứu của cá nhân, tổ chức về phát triển kinh tế, về quản lý ngƣời nộp thuế trong các lĩnh vực. Những thông tin về tình hình quản lý, thu thuế cả nƣớc, của tỉnh và của thị xã Sông Công.

* Thu thập tài liệu và thông tin sơ cấp

Các số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sơ điều tra đối với Chi cục thuế thị xã Sông Công, thu thập thông tin qua phỏng vấn các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên. Trên địa bàn thị xã Sông Công có tổng số 1040, nhƣng chỉ có 708 hộ thuộc diện nộp thuế GTGT và TNCN, còn lại 332 hộ không thuộc diện nộp thuế GTGT và TNCN ( hộ thu nhập thấp). Nhƣ vậy, với số lƣợng mẫu trong

tổng thể đã biết trƣớc là 708 chúng ta áp dụng cách chọn mẫu phân tầng có trọng số. Công thức tính nhƣ sau:

n = N/(1+N*e2)

Trong đó:

n : Số mẫu cần điều tra N: Tổng thể mẫu

e: Sai số cho phép (trong trƣờng hợp số lƣợng mẫu nhỏ, ta chọn e = 10%) Do đó, n=708/(708*0,12

) = 87,62. Để thuận tiện trong các tính toán và giảm độ sai số chúng ta làm tròn số mẫu điều tra n = 88.

Trong danh sách 88 hộ kinh doanh, số lƣợng hộ kinh doanh cần đƣợc chọn ra làm mẫu điều tra là 88 (hộ kinh doanh).

Chọn mẫu điều tra ngẫu nhiên (theo danh sách) có phân lớp theo từng đối tƣợng điều tra. Chọn 88 hộ kinh doanh điều tra chia theo ngành nghề kinh doanh, những hộ này có thể đại diện cho từng ngành nghề kinh doanh nhƣ sản xuất, thƣơng nghiệp, vận tải,... đồng thời các hộ kinh doanh đƣợc điều tra ở các phƣờng, xã khác nhau trên địa bàn thị xã Sông Công đảm bảo đại diện đƣợc tính toàn diện của địa bàn... qua bảng 2.1

Tổng số phiếu điều tra các hộ kinh doanh là 88 phiếu, trong đó ngành nghề thƣơng nghiệp chiếm đa số 67,4%, sau đó là ngành nghề ăn uống chiếm 10,7% và ít nhất ngành nghề dịch vụ chiếm 6,4%. Tỷ lệ này là phù hợp với tỷ lệ các hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã Sông Công hiện nay.

Bảng 2.1. Số lƣợng mẫu theo ngành nghề kinh doanh STT Ngành nghề Tổng số hộ

kinh doanh (N)

Số lƣợng hộ kinh doanh điều tra (n)

Tỷ lệ % 1 Sản xuất 72 6 6,9 2 Thƣơng nghiệp 701 59 67,4 3 Vận tải 89 8 8,6 4 Dịch vụ 67 6 6,4 5 Ăn uống 111 9 10,7 Tổng cộng 1.040 88 100

2.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Phân tổ thống kê: các số liệu điều tra thu thập đƣợc tiến hành chọn lọc, hệ thống hoá để tính toán các chỉ tiêu phù hợp cho phân tích đề tài. Sử dụng phƣơng pháp thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu.

Thông tin và các số liệu sau khi thu thập đƣợc sẽ đƣợc tác giả cập nhật và tính toán tùy theo mục đích nghiên cứu, phân tích của đề tài trên chƣơng trình Excel 2007 của Microsoft.

2.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

- Phương pháp phân tích thống kê

+ Phƣơng pháp thống kê mô tả: Là phƣơng pháp nghiên cứu các hiện tƣợng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự biến động cũng nhƣ xu hƣớng phát triển của hiện tƣợng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập đƣợc. Phƣơng pháp này đƣợc dùng để tính, đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra hộ kinh doanh, doanh nghiệp,...

+ Phƣơng pháp phân tích so sánh: Xử lý số liệu tính toán ra các chỉ tiêu số tƣơng đối nhằm chỉ rõ nguyên nhân biến động của hiện tƣợng nghiên cứu. Phƣơng pháp này dùng để so sánh sự sự khác nhau về tình hình thu thuế, thất thu thuế trong giai đoạn nghiên cứu.

- Phương pháp dự tính dự báo

Dự báo xu thế biến động của các hiện tƣợng kinh tế xã hội cho tƣơng lai. Đó là dự báo về chỉ tiêu thu nộp thuế, dự báo tỷ lệ truy thu thuế, thất thu thuế... trong năm.

2.3. Các chỉ tiêu phân tích

2.3.1. Trình độ học vấn, chuyên môn của cán bộ tại Chi cục thuế TX Sông Công

- Trình độ văn hoá: Trên đại học, đại học, cao đẳng, trung cấp, sơ cấp. - Trình độ tin học: Chứng chỉ.

2.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh về quản lý thuế

- Các chỉ tiêu liên quan đến quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh nhƣ: Tình hình cấp mã số thuế, tình hình quản lý hộ, kết quả thu thuế đối với các hộ kinh doanh theo các quy trình nghiệp vụ...

- Các chỉ tiêu đánh giá mức độ vi phạm của các hộ về thuế. - Các chỉ tiêu so sánh thực hiện nộp thuế với đăng ký nộp nhƣ:

+ Số thuế tự kê khai so với số thuế sau thẩm tra quyết toán của cơ quan thuế. + Số thuế thực nộp so với số thuế kê khai.

+ Doanh số kê khai so với doanh số thực tế điều tra.

- Kết quả thực hiện công tác quản lý thuế so với chỉ tiêu giao của Cục thuế tỉnh Thái Nguyên, HĐND-UBND TX Sông Công.

- Tình hình nợ đọng thuế theo đối tƣợng, theo sắc thuế. - Các hoạt động tuyên truyền, hỗ trợ ĐTNT...

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ

ĐỐI VỚI HỘ KINH DOANH TẠI CHI CỤC THUẾ THỊ XÃ SÔNG CÔNG TỈNH THÁI NGUYÊN

3.1. Điều kiện kinh tế - tự nhiên - xã hội của Thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

3.1.1. Vị trí địa lý

Thị xã Sông Công có phía Bắc giáp Thị xã Sông Công, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km, có tuyến quốc lộ 3 chạy dọc qua thị xã, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45km, tuyến đƣờng sắt Hà Nội - Thái Nguyên chạy qua. Thị xã có vị trí thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lƣu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã với các địa phƣơng khác trong vùng.

Thị xã Sông Công có 10 đơn vị hành chính, bao gồm 06 phƣờng: Phố Cò, Cải Đan, Thắng Lợi, Mỏ Chè, Lƣơng Châu, Bách Quang và 04 xã: Tân Quang, Bá Xuyên, Vinh Sơn, Bình Sơn.

Trên địa bàn thị xã có hệ thống Sông Công chảy qua, dọc theo hƣớng Bắc - Nam, với tổng chiều dài là 9,8 km và có 07 con suối lớn đổ vào. Bên cạnh đó theo đánh giá của các cơ quan chức năng, thị xã Sông Công còn dự trữ lƣợng nƣớc ngầm khá lớn, chất lƣợng tốt có khả năng đáp ứng tốt cho sinh hoạt và các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, trên địa bàn thị xã Sông Công có nhiều điểm du lịch hấp dẫn và tiềm năng phát triển du lịch: Hồ Núc Nác, Hồ Nghềnh Chè, di tích lịch sử Căng Bá Vân, Chùa Bá Xuyên, Đền Phố Cò, Chùa Cải Đan.

Thị xã Sông Công với tổng diện tích đất tự nhiên 8.276,27 ha, địa hình khí hậu mang đậm nét của khu vực trung du - miền núi với địa hình chủ yếu là đồi, gò thấp, nền nhiệt trung bình là 230C, độ ẩm không khí trung bình đạt 82%, lƣợng mƣa trung bình đạt 2.168mm/năm.

Thị xã có hệ thống giao thông và các công trình thủy lợi luôn đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng đã tạo ra các điều kiện thuận lợi cho việc khai thác thế mạnh của địa phƣơng trong phát triển, với vị trí của mình Sông Công có điều kiện để phát huy tiềm năng đất đai cũng nhƣ các nguồn lực khác cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn nói riêng và toàn tỉnh Thái Nguyên nói chung.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của Thị xã Sông Công

Thị xã Sông Công đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị, do vậy diện tích đất nông nghiệp hàng năm bị thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực này còn diễn ra chậm cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị nên tốc độ gia tăng dân số cơ học khá nhanh. Đặc biệt, trên địa bàn có 02 trƣờng cao đẳng dạy nghề, 01 khu công nghiệp tập trung và 03 cụm công nghiệp nhỏ… đã tạo ra một thị trƣờng tiêu thụ nông sản rất lớn.

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

* Dân số:

Tính đến ngày 31/12/2013, sau khi quy đổi thị xã Sông Công có 85.544 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình của toàn thị xã 1.034 ngƣời/km2. Dân số khu vực nội thị 59.568 nhân khẩu, số lao động khu vực nội thị 23.346 ngƣời, trong đó: Lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp: 3.186 ngƣời (chiếm 13,65%); lao động phi nông nghiệp 20.160 ngƣời (chiếm 86,35% tổng số lao động).

Trên địa bàn thị xã có 8 thành phần dân tộc chính. Đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm trên 96%), tiếp đến là dân tộc Sán Dìu (1,4%), Tày (gần 1%), Nùng (trên 0,5%), Mƣờng (gần 0,1%), Hoa (gần 0,1%),...

Có mặt sớm nhất trên địa bàn thị xã Sông Công ngày nay là bộ phận dân cƣ sống chủ yếu bằng nghề nông ở một số xã thuộc hai thị xã Phổ Yên và Sông Công. Chiếm số đông trong bộ phận dân là dân tộc Kinh từ các nơi chuyển tới làm ăn, sau đó là các dân tộc khác cũng đến sinh cơ lập nghiệp và trở thành dân bản địa.

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, khi bắt đầu hình thành khu công nghiệp Gò Đầm, nhiều nhà máy, xí nghiệp, trƣờng học, bệnh viện,... mọc lên, thì dân tăng lên nhanh chóng bởi hàng ngàn cán bộ, công nhân, viên chức, ngƣời lao động... từ nhiều địa phƣơng đến xây dựng và làm việc.

Trong những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, cùng với quá trình mở rộng các khu công nghiệp, nhiều khu dân mới tiếp tục hình thành, càng làm tăng thêm dân số trên địa bàn thị xã.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân các dân tộc thị xã Sông Công ngày càng gắn bó, đoàn kết thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống đoàn kết đƣợc vun đắp, ngày càng đƣợc củng cố và trở thành nguồn sức mạnh to lớn để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu.

Dân số thành thị có xu hƣớng tăng nhanh trong khi đó dân số nông thôn lại có xu hƣớng giảm. Mật độ dân số trung bình của toàn thị xã Sông Công năm 2009 là 599 ngƣời/km2. Mật độ dân số ở khu vực thành thị cao gấp 4,04 lần dân số khu vực nông thôn.

Dân số khu vực thành thị có sự chênh lệch giữa các phƣờng, tập trung ở các phƣờng trung tâm, mật độ dân số phƣờng Mỏ Chè cao gấp 4,4 lần so với phƣờng Cải Đan. Tỷ lệ tăng dân số trung bình của thị xã Sông Công là 1,25%, trong đó tăng tự nhiên là 0,91% và tăng cơ học là 0,34%. Đây là tỉ lệ tƣơng đối phù hợp với 1 thị xã công nghiệp trẻ.

Tỷ trọng dân số trẻ lớn trong đó, dân số chƣa đến tuổi lao động (0 - 14 tuổi) là 21%, dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) là 73,26% là nguồn cung lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế của thị xã.

* Lao động:

Phát triển công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và nông lâm ngƣ nghiệp đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lao động khu vực. Tính đến 31/12/2009 dân số trong độ tuổi lao động của toàn thị xã là 31.889 ngƣời.

Số lƣợng lao động đang làm việc là 29.986 ngƣời, chiếm 59,8% trên tổng dân số của thị xã. Dân số trong độ tuổi lao động đã đƣợc giải quyết việc làm chiếm tới 94,03%. Tỷ lệ ngƣời lao động đã qua đào tạo khá cao, chiếm 65%, trong đó tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đào tạo bậc đại học, cao đẳng là 15%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thị xã Sông Công vào khoảng 4,5%. Là đô thị công nghiệp nên tỉ lệ lao động phi nông nghiệp rất cao, chiếm 82,6%, tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Nhìn chung thị xã Sông Công là thị xã trung du, có vị trí địa lý khá thuận lợi, có tiềm năng đất đai phong phú, có quỹ đất để phát triển công nghiệp và đô thị dồi dào. Địa hình khu trung tâm thị xã bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Ngoài ra với cảnh quan thiên nhiên phong phú tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội thị xã phát triển.

3.1.2.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Đƣợc tập trung đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật của thị xã ngày càng đƣợc hoàn thiện, góp phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)