Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ KDCT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 75)

5. Bố cục của luận văn

3.3.2. Thực trạng quản lý các thủ tục hành chính thuế đối với hộ KDCT

3.3.2.1. Cấp mã số thuế

Mục tiêu của công tác quản lý ĐTNT là phấn đấu đƣa 100% đối tƣợng có thực tế kinh doanh bao gồm cả kinh doanh cố định, kinh doanh lƣu động, kinh doanh thời vụ vào diện quản lý thu thuế và chấm dứt tình trạng thất thu về ĐTNT. Mục tiêu này tƣởng chừng nhƣ đơn giản thông qua việc cấp mã số thuế, nhƣng thực tế có những vƣớng mắc nhất định.

Theo báo cáo của Chi cục thuế TX Sông Công, tính đến 31/12/2014, Chi cục đã tiếp nhận và hoàn thành thủ tục cấp mã số thuế cho 22.681 trƣờng hợp. Trong đó riêng các hộ kinh doanh là 2.988 trƣờng hợp đã đƣợc cấp mã số thuế, trong đó năm 2012 Chi cục đã cấp mã số thuế cho 268 hộ, năm 2013 cấp 232 hộ và năm 2014 cấp 275 hộ. Toàn bộ mã số thuế của các hộ kinh doanh là loại mã 10 số.

Bảng 3.4. Thống kê tình hình cấp mã số thuế ĐVT: Đơn vị nộp thuế Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Lũy kế đến 31/12/2014 Tổng cộng (trƣờng hợp) 1.295 1.270 2.377 22.681

1- Cá nhân có thu nhập cao 988 997 2.066 19.174

2- Công ty cổ phần 5 8 4 110

3- Doanh nghiệp tƣ nhân 5 6 5 79

4- Hộ kinh doanh 268 232 275 2.988

5- Hợp tác xã 1 1 2 13

6- Công ty TNHH 16 24 25 219

7- Tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị 0 0 0 0

8- Tổ hợp tác 0 0 0 0

9- Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang 12 2 2 98

10- Khác 0 0 0 0

(Nguồn: Đội KK&KTT-Chi cục thuế TX Sông Công)

Kết quả quản lý đối với hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã đƣợc thể hiện trên biểu số liệu sau:

Bảng 3.5. Kết quảquản lý đối với hộ kinh doanh

Năm

Tổng hộ đã đƣợc cấp mã số thuế

Số hộ quản lý Số hộ mới đƣa vào quản lý Số hộ thu thuế môn bài Số hộ thu thuế GTGT + TNCN hàng tháng Hộ Thuế 2012 268 980 588 45 20.250.000 2013 232 1.025 615 27 12.150.000 2014 275 1.040 708 93 41.850.000

(Nguồn: Báo cáo tổng kết các năm 2012-2013-2014 Chi Cục Thuế TX Sông Công )

Những số liệu trong biểu trên cho thấy: Trong những năm qua Chi cục đã có nhiều cố gắng trong quản lý số hộ kinh doanh, thể hiện:

Thông qua công tác cấp mã số thuế cho các hộ kinh doanh, hàng năm Chi cục đã đƣa thêm đƣợc nhiều hộ vào quản lý thu thuế:

Năm 2012, Chi cục đƣa thêm 45 hộ, số thuế 20.250.000 đồng. Năm 2013, Chi cục đƣa thêm 27 hộ, số thuế 12.150.000 đồng. Năm 2014, có 93 hộ đƣợc đƣa thêm với số thuế 41.850.000 đồng.

Số hộ kinh doanh đã quản lý thu thuế (thuế môn bài, thuế GTGT + TNCN) cũng đều năm sau tăng hơn năm trƣớc:

Số hộ thu thuế môn bài năm 2013 đã tăng 45 hộ so với năm 2012 và năm 2014 tăng 15 hộ so với năm 2013.

Số hộ thu thuế GTGT + TNCN năm 2013 tăng hơn năm 2012 là 27 hộ, sang năm 2014 lại có 93 hộ tăng hơn năm 2013.

Mặc dù vậy, công tác quản lý số hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã vẫn còn thất thu lớn. Nhìn vào số liệu trong biểu 3.6 và 3.7 ta thấy:

Số hộ mới đƣa vào quản lý thu thuế so với số hộ đƣợc cấp mã số thuế cũng còn chênh lệch lớn:

Năm 2012 chênh lệch là 223 hộ. Năm 2013 chênh lệch là 205 hộ. Năm 2014 có chênh lệch là 182 hộ.

Số hộ quản lý thu thuế GTGT và thuế TNCN hàng tháng của Chi cục cũng chỉ đạt 55% - 60% so với hộ quản lý môn bài.

Nhƣ vậy, số hộ kinh doanh thuộc diện phải lập bộ quản lý thu thuế nhƣng chƣa đƣợc lập bộ quản lý thu chiếm 40% - 45% tổng số hộ đã đƣợc lập bộ. Việc bỏ sót hộ này chủ yếu do một số nguyên nhân sau:

Hàng năm, khi xây dựng dự toán thu, Chi cục thƣờng lập dự toán nhỏ hơn nguồn thu nên đã để lại một số hộ dự phòng. Những hộ này thƣờng đƣợc giấu trong bộ phụ. Nó nhƣ một kênh điều tiết cho tiến độ hoàn thành kế hoạch. Nếu kế hoạch thu thực hiện yếu, thì những hộ này sẽ đƣợc thu ráo riết nhƣ một nguồn bổ sung để hoàn thành kế hoạch. Nếu kế hoạch thu thực hiện

tốt thì số thuế của những hộ này có thể đƣợc ghim lại ở ngƣời nộp thuế dƣới dạng nợ thuế (thƣờng thì không xử phạt). Bộ phụ dùng để theo dõi các hộ mới ra kinh doanh, hoạt động kinh doanh chƣa ổn định, hoặc những hộ kinh doanh thời vụ nhƣ kinh doanh tết, trung thu… Về nguyên tắc, những hộ đã ra kinh doanh ổn định đƣợc 3 tháng thì phải đƣa vào bộ chính không đƣợc theo dõi trên bộ phụ nữa. Những hộ kinh doanh bán thời gian thƣờng xuyên nhƣ ăn sáng, ăn khuya, cơm trƣa... đều phải theo dõi trên bộ chính. Do việc theo dõi kiểm soát bộ phụ có nhiều lỏng lẻo nên số hộ trên bộ phụ chậm đƣợc đƣa vào bộ chính.

Cạnh đó có những hộ kinh doanh nhỏ có thu nhập thấp, theo nguyên tắc chỉ nộp thuế môn bài và thông qua việc xem xét của hội đồng tƣ vấn đƣợc cấp giấy miễn thuế có thời hạn, song một phần những hộ này không đƣợc làm thủ tục miễn thuế theo quy định mà đƣợc bàn giao về cho phƣờng để thu thuế không xuất biên lai. Một số cán bộ quản lý địa bàn cũng ăn theo tách ra một số hộ coi nhƣ thuộc diện phƣờng quản lý nhƣng tự thu bỏ túi hoặc để lập quỹ trái phép. Một số cán bộ ủy nhiệm thu phƣờng, xã cũng lạm dụng bỏ ngoài ngân sách phƣờng dùng cho cá nhân. Chi cục Thuế hoàn toàn không nắm đƣợc nguồn thu này, hoặc có biết nhƣng coi đây là khoản hữu hảo cho việc xây dựng ngân sách phƣờng và cũng là điều kiện vật chất để chính quyền phƣờng hỗ trợ cho công tác thu thuế trên địa bàn.

Ngoài ra có một nguyên nhân khách quan là: số lƣợng hộ kinh doanh rất lớn, quy mô kinh doanh đa số là nhỏ và trải rộng trên khắp địa bàn quận, trình độ văn hoá, ý thức chấp hành pháp luật của các hộ kinh doanh còn yếu so với khu vực kinh tế Nhà nƣớc và khu vực kinh tế có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài nên đã có một số lƣợng lớn các hộ ra kinh doanh nhƣng không hề đăng ký thuế cũng nhƣ kê khai thuế.

Tình trạng bỏ sót hộ kinh doanh không chỉ gây thất thu cho Ngân sách Nhà nƣớc mà còn gây khó khăn trong việc quản lý mã số thuế của Nhà nƣớc, tạo sự phiền hà, tuỳ tiện trong hành xử của cán bộ thuế và các đối tƣợng nộp thuế.

3.3.2.2. Kê khai, ấn định thuế

Tại Chi cục thuế TX Sông Công, các hộ kinh doanh thực hiện nộp thuế theo hình thức thuế khoán thì Đội thuế liên xã có trách nhiệm đôn đốc NNT nộp tờ khai một năm 1 lần. Toàn bộ hồ sơ khai thuế đƣợc chuyển đến cho Đội KK&KTT để kiểm tra, tính toán, xác định doanh số, số thuế phải nộp để tổng hợp và nhập vào CSDL quản lý thuế.

Các hộ nộp thuế theo hình thức thuế khoán, căn cứ số thuế đƣợc Chi cụ thuế ấn định từ đầu năm, hàng tháng có trách nhiệm nộp thuế cho cán bộ quản lý địa bàn và cán bộ Ủy nhiệm thu hoặc nộp trực tiếp tại KBNN.

Đối với các hộ nộp thuế khoán do đặc thù hoạt động kinh doanh của họ là không sử dụng hóa đơn, không có sổ sách kế toán, bên cạnh đó xuất phát từ lợi ích cá nhân nên họ thƣờng không khai đầy đủ doanh số nhằm trốn lậu thuế. Điều này cũng gây ra rất nhiều khó khăn cho công tác quản lý thuế và là nguyên nhân dẫn đến thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Từ thực trạng này đòi hỏi Chi cục thuế bên cạnh việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để khai thác thuế cần mạnh dạn xử lý các trƣờng hợp sai phạm đƣợc phát hiện, đồng thời cũng cần tăng cƣờng công tác tuyên truyền để mọi ngƣời hiểu và nghiêm túc tuân thủ các chính sách, pháp luật về thuế.

Bảng 3.6. Số lƣơng tờ khai thuế đã tiếp nhận và xử lý

ĐVT: Lượt tờ khai

Loại hình Đơn vị Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 So sánh % 13/12 14/13 Tổng cộng 1.613 1.667 1.841 103 110 Trong đó Hộ kinh doanh 829 847 1.009 102 119 1. Hộ khoán 829 847 1.009 102 119 2. Hộ kê khai 0 0 3. Hộ khấu trừ 0 0

Qua số liệu trong bảng 3.6 cho thấy số lƣợng tờ khai thuế mà Chi cục đã tiếp nhận và xử lý năm sau luôn cao hơn năm trƣớc. Điều này thể hiện sự nỗ lực rất lớn của Chi cục thuế trong việc đôn đốc và xử lý tờ khai thuế. Nhƣ chúng ta đã biết Tờ khai thuế do NNT trực tiếp lập và đây là cơ sở đầu tiên để cơ quan thuế tính toán và xác định số thuế phải nộp trong kỳ. Chính vì vậy mà việc đôn đốc ĐTNT nộp đầy đủ tờ khai thuế có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý thuế.

Tuy nhiên qua số liệu bảng 3.6 vàbảng 3.7 cho thấy số lƣợng Tờ khai thuế đối với các Hộ kinh doanh nộp thuế theo hình thức khoán còn hạn chế so với số lƣợng tờ khai phải thực hiện theo quy định. Cụ thể năm 2012 Chi cục tiếp nhận và xử lý 829/1.613 Tờ khai, đạt 51,39%; Năm 2013 tiếp nhận và xử lý 847/1.667 Tờ khai, đạt tỷ lệ là 50,8% và năm 2014 tiếp nhận và xử lý 1.009/1.841 Tờ khai, đạt tỷ lệ này là 54,8%. Bên cạnh đó do điều kiện cán bộ Đội thuế liên xã ít (7 cán bộ/Đội) trong khi đó địa bàn quản lý rộng, số lƣợng hộ nhiều nên trong năm Đội thuế thƣờng chỉ tổ chức kê khai chọn mẫu một số hộ (khoảng từ 15-25 hộ/xã) để làm căn cứ điều chỉnh số thuế phải nộp mà không yêu cầu các hộ khoán kê khai lại đồng loạt. Điều này làm cho việc điều chỉnh doanh số và số thuế phải nộp của các hộ khoán chƣa sát với thực tế và thiếu khách quan.

Bảng 3.7. Tổng hợp số thuế đã kê khai hộ kinh doanh

ĐVT: Triệu đồng

Loại thuế Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

So sánh % 13/12 14/13

Thuế GTGT 2.426 2.756 3.108 113,6 112,7

Thuế Môn bài 365,2 418,7 465,9 114,6 111,2

Thuế TNCN 65,1 87,1 109,9 133,7 126,1

Tổng cộng 2.856,3 3.261,8 3.683,8 114,2 112,9

Qua số liệu trên cho thấy số thuế kê khai năm sau luôn cao hơn năm trƣớc, năm 2012 là 2.856,3 triệu đồng, năm 2013 là 3.261,8 triệu đồng và năm 2014 là 3.683,8 triệu đồng. Điều này cho thấy công tác quản lý nguồn thu của Chi cục ngày càng hiệu quả hơn, tình hình kinh tế đang ngày càng phát triển.

3.3.2.3. Tình hình thu, nộp thuế

Trong 3 năm 2012, 2013, 2014 các loại thuế chủ yếu áp dụng đối với các hộ kinh doanh gồm có:

+ Thuế Môn bài + Thuế GTGT + Thuế TNCN

Thời hạn nộp thuế của các ĐTNT chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng cuối quý. Sau thời hạn nộp thuế cuối cùng nếu các hộ kinh doanh vẫn không nộp thuế thì sẽ bị áp dụng hình thức cƣỡng chế nợ thuế.

Hàng tháng, căn cứ vào giấy nộp tiền và kết quả đối chiếu số liệu thu nộp giữa Chi cục thuế và KBNN thị xã hoặc Ngân hàng nông nghiệp thị xã, Đội KK-KKT tiến hành chấm sổ bộ và tổng hợp báo cáo thu nộp hàng tháng. Thông qua việc chấm sổ bộ, Đội KK-KKT xác định các ĐTNT chƣa thực hiện nghĩa vụ nộp thuế trong tháng để chuyển qua Đội quản lý nợ và thông báo cho Đội thuế liên xã để có cơ sở đôn đốc thu nộp.

Theo báo cáo của Chi cục thuế, Tỷ lệ nộp thuế khoán của các hộ kinh doanh hàng tháng hàng quý luôn đạt 100%, không có hộ nợ đọng tiền thuế. Qua trao đổi với cán bộ chi cục thuế đƣợc biết riêng các hộ nộp thuế khoán, do số thuế đƣợc ấn định ngay từ đầu năm, hàng tháng các hộ chủ động nộp thuế vào KBNN hoặc nộp cho cán bộ thuế. Cán bộ thuế và cán bộ ủy nhiệm thu trực tiếp đến nhắc nhở hoặc trực tiếp đến thu nên không có tình trạng nợ thuế sảy ra. Tuy nhiên do biên chế cán bộ của Đội thuế liên xã chỉ 7 ngƣời/đội, đội ngũ cán bộ UNT làm việc kiêm nhiệm nên việc đôn đốc và thu thuế các hộ này thƣờng rất vất vả. Nhƣng đƣợc sự nhiệt tình, sáng tạo, nắm

vững chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ quản lý địa bàn, cán bộ ủy nhiệm thu và sự quan tâm của chính quyền địa phƣơng nên việc thu thuế các hộ kinh doanh luôn hoàn thành đúng kế hoạch.

Qua báo cáo tổng kết của Chi cục thuế TX Sông Công cho thấy trong những năm qua Chi cục thuế đã có nhiều nỗ lực trong việc thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách. Kết quả thực hiện thu ngân sách hàng năm luôn đạt và vƣợt so dự toán đƣợc giao, năm sau luôn cao hơn năm trƣớc.

Bảng 3.8. Số thu NSNN TX Sông Công giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu 2012 2013 2014 So sánh 2013/2012 (%) So sánh 2014/2013 (%) 1 Thuế XD ngoại tỉnh 2.998 1.628 8.319 54,3 510 2 Thuế NQD 53.896 67.826 64.180 125,8 94,6 3 Thuế SD ĐNN 9 10 0 0 0 4 Thuế nhà, đất 1.240 1.508 1.518 121,6 100 5 Tiền thuê đất 2.309 2.494 2.668 108 106,9 6 Thuế TNCN (Đất) 3.623 3.995 4.500 110 112,6 7 Lệ phí trƣớc bạ 8.738 7.973 8.810 91,2 110,4 8 Thu tiền SDĐ 44.485 36.409 60.185 81,84 165,3 9 Phí, lệ phí 3.490 2.964 1.329 84,9 44,8 10 Thu khác 978 1.974 2.924 201,8 148,1

11 Thu tiền thuê nhà ở 384 421 0 0 0

12 Thuế BVMT 136 0,0

Tổng 122.286 127.202 154.433 104 121

(Nguồn: Chi Cục thuế Thị xã Sông Công)

Qua bảng số thu NSNN Thị xã Sông Công giai đoạn 2012 - 2014 ta thấy năm 2012 thu đƣợc 122 tỷ đồng, năm 2013 số thu đạt đƣợc là 127 tỷ

đồng tăng so với 2012 là 104%, đặc biệt số thu năm 2014 đã là 154 tỷ đồng tăng so với năm 2013 là 121%, chứng tỏ việc quản lý và thu thuế tƣơng đối tốt và mức độ kinh tế của thị xã phát triển nhanh.

3.3.2.4. Giải quyết miễn, giảm

Theo báo cáo của Chi cục thuế TX Sông Công, trong các năm 2012- 2014, ngoài việc thực hiện miễn giảm thuế theo các chủ trƣơng của Chính phủ nhằm kích cầu nền kinh tế thì đối với các hộ kinh doanh chủ yếu xét miễn giảm thuế do các hộ xin ngƣng, nghỉ kinh doanh. Việc xem xét và quyết định miễn, giảm thuế cho các hộ nhìn chung đã đƣợc thực hiện theo đúng quy trình đƣợc ban hành theo Quyết định số 528/QĐ-TCT ngày 29/5/2008 của Tổng Cục thuế. Khi nhận đƣợc đơn xin ngƣng, nghỉ của các hộ kinh doanh, Chi cục thuế có tiến hành kiểm tra, xác minh tại địa điểm kinh doanh của hộ xin ngƣng, nghỉ để làm cơ sở xem xét miễn giảm. Tuy nhiên việc kiểm tra xác minh thực tế tại địa điểm kinh doanh của các hộ có đơn xin ngƣng, nghỉ trong thời gian qua còn hạn chế. Theo quy định hiện hành thì hộ kinh doanh nghỉ cả tháng thì đƣợc miễn nộp thuế của tháng đó. Nhìn chung, đây là một chủ trƣơng phù hợp, tạo điều kiện giải quyết một phần khó khăn cho các hộ kinh doanh trong trƣờng hợp vì lý do bất khả kháng phải nghỉ kinh doanh. Tuy nhiên, nếu công tác này không đƣợc làm tốt thì việc xét miễn, giảm này lại là một kẽ hở để các hộ kinh doanh lợi dụng để trốn thuế, gây thất thu cho ngân sách Nhà nƣớc. Thực tế ở Chi cục cho thấy thời gian qua các hộ nghỉ kinh doanh vì các lý do nhƣ: nghỉ để chuyển hƣớng kinh doanh khác; nghỉ để sát nhập hoặc chia tách, nghỉ để di chuyển địa điểm khác; nghỉ do điều kiện kinh doanh gặp khó khăn và nghỉ vì những lý do khác. Thời điểm có nhiều hộ nghỉ nhất là dịp sau Tết nguyên đán do tình hình kinh doanh chững lại hay các hộ đi lễ hội dài ngày. Trung bình một tháng ở

Chi cục có khoảng 60 đến 70 hộ nghỉ kinh doanh chiếm 8% đến 11% số hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 66 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)