Nhận xét chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 55 - 57)

5. Bố cục của luận văn

3.1.3. Nhận xét chung

3.1.3.1. Những thuận lợi và cơ hội để phát triển

Sông Công là một thị xã trẻ, cách thủ đô Hà Nội không xa và cách thành phố Thái Nguyên 20km, thị xã Sông Công có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội.

Với cơ chế chính sách và chủ trƣơng phát triển các thành phần kinh tế của Đảng và Nhà nƣớc, đặc biệt từ khi thực hiện Luật doanh nghiệp, khu vực dân doanh phát triển với tốc độ khá nhanh. Ngoài việc tạo ra các sản phẩm, mặt hàng mới đã thu hút thêm lực lƣợng lao động góp phần đáng kể vào việc tăng thu nhập xóa đói giảm nghèo và thực hiện chuyển đổi cơ cấu lao động trong nông nghiệp, nông thôn.

Sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thƣơng mại và dịch vụ ở thị xã bình quân hàng năm đều có mức tăng trƣởng khá, đã góp phần quan trọng trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của thị xã, đã đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng trong thị xã và đã có một số mặt hàng đƣợc tiêu thụ trong phạm vi cả nƣớc và tham gia xuất khẩu.

Sự phát triển của Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - Thƣơng mại và dịch vụ làm thay đổi bộ mặt đô thị, đã thúc đẩy tiến trình đô thị hóa nông thôn trên cơ sở hình thành những ngành sản xuất mới góp phần nâng cao dân trí trong nhân dân.

Thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội của thị xã những năm qua có tốc độ tăng trƣởng khá lớn. Trong cơ cấu kinh tế: Tỷ trọng các ngành Công nghiệp - Xây dựng và thƣơng mại - Dịch vụ đã tăng dần qua các năm. Diện tích đất nông nghiệp đang nhƣờng chỗ cho các khu công nghiệp lớn của tỉnh, thị xã và các thị xã nhƣ: Khu công nghiệp Sông Công I và II, các Cụm công nghiệp và Tiểu thủ công nghiệp trong thị xã. Đây là cơ hội để ngƣời lao động có việc

làm tăng thu nhập trong tƣơng lai, thị xã Sông Công đã và đang hình thành và phát triển bƣớc đi vững chắc cả về tốc độ và quy mô tăng dần qua các năm. Đời sống của nhân dân trong thị xã những năm qua đƣợc cải thiện đáng kể, các trang thiết bị cho sinh hoạt và sản xuất trong các hộ gia đình tăng khá, tỷ lệ hộ nghèo giảm.

3.1.3.2. Những khó khăn, cơ hội, thách thức

Xuất phát điểm và mức bình quân GDP còn thấp, mức thu nhập bình quân đầu ngƣời năm 2007 chỉ bằng 85% của cả nƣớc. Cơ cấu kinh tế của thị xã, tỷ trọng Nông - Lâm nghiệp vẫn còn ở mức cao.

Ngoài một số doanh nghiệp lớn đã chú ý đầu tƣ chiều sâu, đổi mới công nghệ khai thác mở thị trƣờng bên cạnh đó số doanh nghiệp sản xuất Công nghiệp -Tiểu thủ công nghiệp còn lại có công nghệ sản xuất còn lạc hậu, quy mô nhỏ, đầu tƣ chắp vá thiếu chiều sâu. Sản phẩm sản xuất ra còn chƣa có uy tín, sức cạnh tranh không cao. Khả năng tài chính còn ít, số vốn đi vay hoặc chiếm dụng vốn còn lớn trình độ quản lý và hạch toán còn hạn chế.

Các tiềm năng và lợi thế kinh tế - xã hội - tự nhiên đặc biệt là các tiềm năng về đất đai chƣa khai thác một cách triệt để, hợp lý và có hiệu quả trong khi sức ép dân số còn lớn đã gây nhiều áp lực lớn đối với quỹ đất đai và tình hình sử dụng đất của thị xã. Cơ sở vật chất kỹ thuật chƣa cao, chƣa đồng bộ. Vì vậy, chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của sự phát triển với nhịp độ cao, tỷ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm cao. Những lợi thế và thách thức trên là cơ sở để nghiên cứu và đề ra các giải pháp nhằm tiếp tục phát triển kinh tế xã hội của thị xã trong giai đoạn mới nhƣ giải pháp sử dụng khai thác sử dụng quỹ đất đai, tài nguyên một cách khoa học hợp lý, tiết kiệm, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn sau chuyển đổi đất nông nghiệp là giải pháp quan trọng, là cơ sở đảm bảo sự ổn định và phát triển kinh tế toàn diện của thị xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 55 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)