Thực trạng quản lý quy trình thu thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 85)

5. Bố cục của luận văn

3.3.4. Thực trạng quản lý quy trình thu thuế

Lập dự toán thu thuế và kết quả thực hiện dự toán

Hàng năm vào cuối quý III đầu quý IV, Chi cục thuế thị xã tiến hành rà soát các ĐTNT trên địa bàn quản lý, rà soát bộ thuế của năm trƣớc, đồng thời căn cứ vào khung hƣớng dẫn của Tổng Cục thuế và Cục thuế tỉnh để tiến hành lập dự toán thu ngân sách trên địa bàn thị xã để báo cáo về Cục thuế và Sở Tài chính tỉnh. Căn cứ quyết định giao dự toán của UBND tỉnh, Chi cục thuế phối hợp với Phòng Tài chính-Kế hoạch tham mƣu UBND thị xã phân khai dự toán và trình HĐND thị xã xem xét phê chuẩn. Căn cứ Nghị

quyết HĐND thị xã, Phòng Tài chính-Kế hoạch và Chi cục thuế phối hợp tham mƣu UBND thị xã ban hành quyết giao dự toán thu-chi ngân sách cho các cơ quan, ban ngành, đoàn thể và UBND các xã-thị trấn trên địa bàn thị xã. Kết quả thu NSNN của tỉnh và Thị xã Sông Công cụ thể nhƣ sau:

Bảng 3.10. Kết quả thu ngân sách tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014

ĐVT: triệu đồng TT Tên đơn vị 2012 2013 2014 So sánh (%) 2014/ 2012 2014/ 2013 1 Văn phòng Cục Thuế 1.497.355 1.711.129 2.123.558 141 124 2 TP Thái Nguyên 1.042.082 1.095.954 1.101.820 105 100 3 Sông Công 122.286 127.202 154.433 126 121 4 Phổ Yên 143.785 163.089 405.070 281 248 5 Phú Bình 36.973 32.724 43.578 117 133 6 Sông Công 65.519 71.540 87.612 133 122 7 Đại Từ 105.758 76.361 88.058 83 115 8 Phú Lƣơng 62.054 54.764 65.562 105 119 9 Định Hoá 25.013 28.456 28.020 112 98 10 Võ Nhai 18.409 17.536 20.431 111 116 Cộng 3.119.234 3.378.755 4.123.142 132 122

(Nguồn: Cục Thuế Thái Nguyên)

Về kết quả thu NSNN tỉnh Thái Nguyên: Thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách của Bộ Tài chính - Tổng cục Thuế, HĐND - UBND tỉnh giao cho, ngành thuế tỉnh Thái Nguyên đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành vƣợt mức kế hoạch đƣợc giao. Kết quả thu NSNN tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2012 - 2014 đƣợc thể hiện qua (bảng 3.10), ta thấy số thu ngân sách của tỉnh tăng nhanh qua các năm, năm 2012 số thu đạt trên 3.000 tỷ đồng nhƣng đến năm

2014 số thu đã đạt trên 4.000 tỷ đồng, tăng 132% so với năm 2012, tăng 122% so với năm 2013. Các địa bàn có số thu tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu ngân sách toàn tỉnh qua các năm điển hình nhƣ: Văn Phòng Cục Thuế đạt trên 2.000 tỷ đồng, Chi cục Thuế thành phố Thái Nguyên đạt trên 1.000 tỷ đồng, Chi cục Thuế Thị xã Sông Công đạt trên 100 tỷ đồng.

Công tác tuyên truyền, hỗ trợ hộ kinh doanh

Chi cục thuế luôn coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật về thuế, chú trọng tuyên truyền giáo dục nghĩa vụ của công dân trong việc nộp thuế cho Nhà nƣớc, tuyên truyền tạo thói quen lấy hóa đơn khi mua hàng hóa dịch vụ cho ngƣời dân.

Chi cục thực hiện công tác tuyên truyền về chính sách pháp luật thuế, hỗ trợ ngƣời nộp thuế trong phạm vi Chi cục thuế quản lý, tiếp nhận, hƣớng dẫn, giải đáp các vƣớng mắc về chính sách thuế, các thủ tục hành chính về thuế, thực hiện giải quyết một số thủ tục hành chính thuế cho ngƣời nộp thuế theo quy định.

Công tác quản lý nợ thuế

Tại Chi cục thuế TX Sông Công, hàng tháng, trên cơ sở phân loại các đối tƣợng nợ thuế Đội kiểm tra và quản lý nợ tiến hành nhắc nhở bằng điện thoại đối với những trƣờng hợp nợ thuế dƣới 30 ngày. Đối với những trƣờng hợp nợ thuế từ 30 ngày đến dƣới 90 ngày, Đội quản lý nợ thuế tham mƣu và trình lãnh đạo chi cục ra thông báo nợ thuế theo mẫu số 07/QTR-QLN để gửi và đôn đốc ngƣời nợ thuế. Đối với những trƣờng hợp nợ thuế trên 90 ngày, Đội quản lý nợ thuế tham mƣu và trình lãnh đạo chi cục ra thông báo sẽ áp dụng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế theo mẫu số 09/TB-CCNT để gửi cho ngƣời nợ thuế. Sau khi đã thông báo sẽ áp dụng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế mà NNT vẫn không nộp thuế thì Chi cục thuế lập các thủ tục có liên quan để ra quyết định áp dụng biện pháp cƣỡng chế nợ thuế.

Theo báo cáo của Chi cục thuế, tổng số thuế còn nợ đọng đến cuối năm 2012 là: 7.081.000.000 đồng; năm 2013 là: 6.256.000.000 đồng và năm 2014 là: 6.754.000.000 đồng.

Bảng 3.11. Tổng hợp nợ thuế các năm 2012 - 2014

ĐVT: Nghìn đồng

Nội dung Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Tỷ lệ % 13/12 14/13 Tổng số nợ thuế 7.081.000 6.256.000 6.754.000 88,3 107,9

Hộ kinh doanh 0 0 0

(Nguồn: Điều tra của tác giả)

Qua số liệu trêncho thấy, về số tuyệt đối thì số nợ thuế năm 2013, 2014 giảm so với năm 2012, nhƣng năm 2014 lại tăng so với năm 2013. Đây toàn bộ là số nợ thuế của các công ty, doanh nghiệp, hợp tác xã. Còn các hộ kinh doanh không có nợ thuế.

Điều này cho thấy trong công tác quản lý và thu nộp thuế đối với các hộ kinh doanh của Chi cục thuế TX Sông Công rất tốt và chặt chẽ.

Đối với công tác cƣỡng chế nợ thuế, theo báo cáo của Chi cục thuế trong những năm 2012 đến 2014, việc thực hiện cƣỡng chế nợ thuế là rất hạn chế. Năm 2012 không cƣỡng chế trƣờng hợp nào; năm 2013 chỉ cƣỡng chế một trƣờng hợp thông qua bên thứ 3 (cƣỡng chế trên tài khoản tại ngân hàng) thu đƣợc số thuế là 186 triệu đồng và năm 2014 thực hiện 1 trƣờng hợp cƣỡng chế bằng biện pháp đình chỉ sử dụng hóa đơn, số thuế thu đƣợc là 368,55 triệu đồng và một trƣờng hợp. Toàn bộ các đối tƣợng bị cƣỡng chế là các doanh nghiệp, không có trƣờng hợp nào là hộ kinh doanh.

Qua phân tích số liệu nhƣ trên cho thấy công tác quản lý, đôn đốc thu nợ tại Chi cục còn thể hiện những mặt hạn chế, hiệu quả chƣa cao, từ đó dẫn đến số nợ đọng thuế hàng năm khá lớn. Do đó đòi hỏi Chi cục cần đề ra những biện pháp cụ thể nhằm khắc phục tình trạng này.

(*) Tổng quát về quy trình quản lý thuế đối với hộ kinh doanh đƣợc thể hiện theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2. Quy trình quản lý thuế hộ kinh doanh

Bƣớc 1 Rà soát địa bàn, tổng hợp số hộ và hƣớng dẫn thủ tục khai thuế Bƣớc 2 Tiếp nhận hồ sơ khai thuế Bƣớc 3

Kiểm tra hồ sơ khai thuế

Bƣớc 3.1

Yêu cầu chỉnh sửa, bổ sung hồ

sơ khai thuế

Bƣớc 4 Nhập thông tin NNT vào CSDL Bƣớc 5 Xác định và hạch toán số thuế phải nộp Bƣớc 5.1 Ấn định và thông báo số thuế phải nộp của

hộ khoán

Bƣớc 5.2

Tiếp nhận Tờ khai thuế đối với hộ Kê khai, hộ khấu trừ

Bƣớc 6

Hạch toán và cập nhật tổng hợp báo cáo số thu

Bƣớc 7

theo dõi thu thuế, quản lý nợ ĐTNT

Bƣớc 8

Quyết toán thuế đối với hộ kê khai, hộ

Kết quả điều tra chọn mẫu 88 hộ kinh doanh trên địa bàn thị xã

Điều tra chọn mẫu 88 hộ kinh doanh nộp thuế khoán tại thị xã trong năm 2014 có kết quả nhƣ sau:

+ Có 88 hộ đã đƣợc cấp giấy chứng nhận ĐKKD, tỷ lệ 100% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 88 hộ đã có MST, tỷ lệ 100% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 32 hộ không biết cách tính ra số thuế phải nộp, tỷ lệ 36,4% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 22 hộ hiểu mơ hồ, tỷ lệ 25% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 10 hộ hiểu cách tính của 1 số loại thuế phải nộp, tỷ lệ 11,4% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 21 hộ hiểu hết cách tính các loại thuế phải nộp, tỷ lệ 23,8% trên tổng số hộ điều tra

+ Có 03 hộ không có ý kiến, tỷ lệ 3,4% trên tổng số hộ điều tra

Về doanh số: Sau khi đối chiếu doanh số điều tra tại hộ so với doanh số đã kê khai tại Đội thuế có 80 hộ có doanh số điều tra lớn hơn doanh số đã kê khai, có 8 hộ có doanh số điều tra nhỏ hơn doanh số đã kê khai.

Bảng 3.12. Tổng hợp kết quả điều tra 88 hộ

ĐVT: Nghìn đồng

Ngành nghề Số hộ

Doanh thu chịu thuế kê khai 1

tháng

Doanh thu điều tra 1 tháng Chênh lệch doanh thu 1 tháng Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % Số tiền Tỷ lệ % 1 2 3 4 5 6 7=5-3 8 Sản xuất 6 78.000 5,9 86.000 5,8 8.000 5,5 Thƣơng nghiệp 59 877.057 66 955.650 64,8 78.593 54,1 Vận tải 8 129.333 9,7 142.350 9,7 13.027 9 Dịch vụ 6 82.800 6,2 98.550 6,7 15.750 10,8 Ăn uống 9 162.510 12,2 192.340 13,04 29.830 20,5 Cộng 88 1.329.700 100 1.474.890 100 145.190 100

Qua số liệu điều tra cho thấy chênh lệch giữa doanh số điều tra và doanh số đã kê khai của 88 hộ là 145.190 nghìn đồng. Tỷ lệ doanh thu chịu thuế đã kê khai tính thuế so với doanh thu điều tra chỉ đạt 90,15%.

+ Doanh thu kê khai bình quân của 88 hộ điều tra là: 15.110 nghìn đồng (1.329.700 nghìn đồng/88 hộ)

+ Chênh lệch giữa doanh thu điều tra và doanh thu kê khai tính bình quân cho 88 hộ điều tra là: 1.649,8 nghìn đồng (145.190 nghìn đồng/88 hộ)

+ Từ số chênh lệch doanh thu 1 tháng ta tính theo tỉ lệ thuế suất thuế GTGT theo từng nghành nghề (giả định 88 hộ trên không phải nộp thuế TNCN), ta có số thuế GTGT chênh lệch nhƣ sau:

(8.000*3%) + (78.593*1%) + (13.027*3%) + (15.750*5%) + (29.830*3%) = 3.098,84 nghìn đồng.

+ Số thuế GTGT chênh lệch bình quân là: 35,21 nghìn đồng ( 3.098,84 nghìn đồng/88 hộ)

+ Tổng số thuế thất thu năm 2014 từ các hộ khoán do thất thu doanh số theo cách tính nêu trên là: 299.178 nghìn đồng (35,21 nghìn đồng x 12 tháng x 708 hộ).

Qua số liệu tính toán ở trên cho thấy tình hình quản lý doanh số đối với các hộ khoán còn rất hạn chế, tỷ lệ các hộ kê khai doanh số thấp hơn thực tế là khá lớn, từ đó dẫn đến thất thu doanh thu và thất thu thuế nhƣ đã tính toán ở trên. Điều này đòi hỏi Chi cục thuế cần phải có những biện pháp thích hợp nhằm khai thác và quản lý hiệu quả doanh số đối với các hộ khoán trong thời gian tới.

Qua điều tra và phỏng vấn trực tiếp NNT cho thấy tình trạng các hộ nộp thuế khoán lợi dụng việc tự kê khai, tự nộp thuế để cố tình kê khai doanh số thấp hơn thực tế nhằm trốn thuế còn khá phổ biến. Điều này thể hiện ý thức chấp hành pháp luật về thuế của các hộ này còn rất hạn chế. Tình trạng này không phải cơ quan quản lý thuế không biết, nhƣng để khắc phục là cả một vấn đề không đơn giản và không phải một sớm, một chiều có thể khắc phục ngay đƣợc.

Để khắc phục tình trạng này cần phải có thời gian và đòi hỏi ngoài sự nỗ lực của cơ quan thuế cần phải có sự phối kết hợp đồng bộ của các cấp, các ngành, nhất là Chính quyền địa phƣơng các phƣờng, xã.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 78 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)