Điều kiện kinh tế xã hội của Thị xã Sông Công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 55)

5. Bố cục của luận văn

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội của Thị xã Sông Công

Thị xã Sông Công đang trong tiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa và phát triển đô thị, do vậy diện tích đất nông nghiệp hàng năm bị thu hồi để phát triển công nghiệp và đô thị ngày càng tăng, trong những năm qua việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực này còn diễn ra chậm cùng với sự phát triển công nghiệp và đô thị nên tốc độ gia tăng dân số cơ học khá nhanh. Đặc biệt, trên địa bàn có 02 trƣờng cao đẳng dạy nghề, 01 khu công nghiệp tập trung và 03 cụm công nghiệp nhỏ… đã tạo ra một thị trƣờng tiêu thụ nông sản rất lớn.

3.1.2.1. Tình hình dân số và lao động

* Dân số:

Tính đến ngày 31/12/2013, sau khi quy đổi thị xã Sông Công có 85.544 nhân khẩu, mật độ dân số trung bình của toàn thị xã 1.034 ngƣời/km2. Dân số khu vực nội thị 59.568 nhân khẩu, số lao động khu vực nội thị 23.346 ngƣời, trong đó: Lao động nông, lâm, ngƣ nghiệp: 3.186 ngƣời (chiếm 13,65%); lao động phi nông nghiệp 20.160 ngƣời (chiếm 86,35% tổng số lao động).

Trên địa bàn thị xã có 8 thành phần dân tộc chính. Đông nhất là dân tộc Kinh (chiếm trên 96%), tiếp đến là dân tộc Sán Dìu (1,4%), Tày (gần 1%), Nùng (trên 0,5%), Mƣờng (gần 0,1%), Hoa (gần 0,1%),...

Có mặt sớm nhất trên địa bàn thị xã Sông Công ngày nay là bộ phận dân cƣ sống chủ yếu bằng nghề nông ở một số xã thuộc hai thị xã Phổ Yên và Sông Công. Chiếm số đông trong bộ phận dân là dân tộc Kinh từ các nơi chuyển tới làm ăn, sau đó là các dân tộc khác cũng đến sinh cơ lập nghiệp và trở thành dân bản địa.

Vào những năm 70 của thế kỉ XX, khi bắt đầu hình thành khu công nghiệp Gò Đầm, nhiều nhà máy, xí nghiệp, trƣờng học, bệnh viện,... mọc lên, thì dân tăng lên nhanh chóng bởi hàng ngàn cán bộ, công nhân, viên chức, ngƣời lao động... từ nhiều địa phƣơng đến xây dựng và làm việc.

Trong những năm cuối thập kỉ 90 của thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI, cùng với quá trình mở rộng các khu công nghiệp, nhiều khu dân mới tiếp tục hình thành, càng làm tăng thêm dân số trên địa bàn thị xã.

Trong quá trình xây dựng và phát triển, nhân dân các dân tộc thị xã Sông Công ngày càng gắn bó, đoàn kết thƣơng yêu giúp đỡ lẫn nhau. Truyền thống đoàn kết đƣợc vun đắp, ngày càng đƣợc củng cố và trở thành nguồn sức mạnh to lớn để chiến thắng nghèo nàn và lạc hậu.

Dân số thành thị có xu hƣớng tăng nhanh trong khi đó dân số nông thôn lại có xu hƣớng giảm. Mật độ dân số trung bình của toàn thị xã Sông Công năm 2009 là 599 ngƣời/km2. Mật độ dân số ở khu vực thành thị cao gấp 4,04 lần dân số khu vực nông thôn.

Dân số khu vực thành thị có sự chênh lệch giữa các phƣờng, tập trung ở các phƣờng trung tâm, mật độ dân số phƣờng Mỏ Chè cao gấp 4,4 lần so với phƣờng Cải Đan. Tỷ lệ tăng dân số trung bình của thị xã Sông Công là 1,25%, trong đó tăng tự nhiên là 0,91% và tăng cơ học là 0,34%. Đây là tỉ lệ tƣơng đối phù hợp với 1 thị xã công nghiệp trẻ.

Tỷ trọng dân số trẻ lớn trong đó, dân số chƣa đến tuổi lao động (0 - 14 tuổi) là 21%, dân số trong độ tuổi lao động (15-64 tuổi) là 73,26% là nguồn cung lao động dồi dào cho sự phát triển kinh tế của thị xã.

* Lao động:

Phát triển công nghiệp, thƣơng mại dịch vụ và nông lâm ngƣ nghiệp đang thu hút và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho lao động khu vực. Tính đến 31/12/2009 dân số trong độ tuổi lao động của toàn thị xã là 31.889 ngƣời.

Số lƣợng lao động đang làm việc là 29.986 ngƣời, chiếm 59,8% trên tổng dân số của thị xã. Dân số trong độ tuổi lao động đã đƣợc giải quyết việc làm chiếm tới 94,03%. Tỷ lệ ngƣời lao động đã qua đào tạo khá cao, chiếm 65%, trong đó tỷ lệ ngƣời lao động đƣợc đào tạo bậc đại học, cao đẳng là 15%. Tỷ lệ thất nghiệp ở thị xã Sông Công vào khoảng 4,5%. Là đô thị công nghiệp nên tỉ lệ lao động phi nông nghiệp rất cao, chiếm 82,6%, tập trung vào các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Nhìn chung thị xã Sông Công là thị xã trung du, có vị trí địa lý khá thuận lợi, có tiềm năng đất đai phong phú, có quỹ đất để phát triển công nghiệp và đô thị dồi dào. Địa hình khu trung tâm thị xã bằng phẳng thuận lợi cho phát triển kết cấu hạ tầng đô thị. Ngoài ra với cảnh quan thiên nhiên phong phú tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội thị xã phát triển.

3.1.2.2. Tình hình phát triển cơ sở hạ tầng

Đƣợc tập trung đầu tƣ bằng nhiều nguồn vốn khác nhau, hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật của thị xã ngày càng đƣợc hoàn thiện, góp phần tích cực vào phục vụ sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa trên địa bàn.

- Về cấp điện: Nằm trong hệ thống lƣới điện miền Bắc, thị xã đƣợc cấp điện từ điện lƣới quốc gia qua đƣờng dây tải điện 110KV, 220KV Đông Anh - Thái Nguyên, lƣới điện ở thị xã cơ bản vận hành tốt.

- Về cấp nƣớc: Hệ thống cấp nƣớc của thị xã bao gồm 01 nhà máy cấp nƣớc với công suất cung cấp nƣớc hiện nay đạt 15.000m3/ngày đêm. Công ty cấp nƣớc Thái nguyên cũng đang tiến hành các thủ tục để cải tạo, nâng cấp nhằm đƣa công suất cấp nƣớc lên mức 20.000m3

/ngày đêm. Nguồn cấp nƣớc cho nhà máy đƣợc lấy từ Sông Công, nƣớc cung cấp cho sản xuất nông nghiệp lấy từ các kênh Núi Cốc cấp cho hầu hết các xã, phƣờng của thị xã.

- Về giao thông: Thị xã đã chú trọng đầu tƣ, các tuyến đƣờng giao thông nội thị những năm gần đây đã đƣợc đầu tƣ xây dựng mới, cải tạo nâng cấp đã

và đang tạo điều kiện thuận lợi về giao thông khu vực, hệ thống đƣờng giao thông đối ngoại cũng đã đƣợc nhà nƣớc đầu tƣ nhƣ quốc lộ 3 nên việc vận chuyển hàng hóa cũng nhƣ giao thông đi lại đã đƣợc cải thiện một bƣớc, đặc biệt tuyến đƣờng Cách mạng tháng 8 nối đƣờng 262 đang đƣợc thi công, cùng với đƣờng cao tốc Thái Nguyên - Hà Nội trong đó có một đoạn đi qua thị xã sẽ tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho việc thu hút đầu tƣ vào tỉnh Thái Nguyên nói chung cũng nhƣ thị xã Sông Công nói riêng.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế của thị xã

Ngay từ khi đƣợc thành lập thị xã Sông Công đã đƣợc xác định nhƣ một trung tâm công nghiệp lớn ở miền Bắc, đặc biệt là về cơ khí chế tạo. Bằng sự năng động vƣơn lên của các doanh nghiệp đồng thời có sự tạo điều kiện của Nhà nƣớc, của tỉnh, trong những năm qua Thị xã Sông Công đã có đã có những bƣớc chuyển biến tích cực đi dần vào ổn định và tăng trƣởng, từng bƣớc hòa nhập vào quá trình phát triển kinh tế chung của tỉnh và địa bàn trọng điểm Bắc Bộ. Đến nay trên địa bàn thị xã đã có các khu công nghiệp của tỉnh và trở thành địa bàn trọng điểm Bắc Bộ.

Trong 5 năm gần đây thực hiện các chính sách phát triển kinh tế trang trại nông thôn theo hƣớng CNH-HĐH của Đảng và Nhà nƣớc. Bộ mặt kinh tế xã hội nông thôn của thị xã Sông Công đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hƣớng ngày càng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh theo định hƣớng của một nền kinh tế nông lâm - công nghiệp - dịch vụ. Nền kinh tế chuyển dịch dần từ nền kinh tế tự cấp, tự túc sang sản xuất hàng hóa. Cơ cấu kinh tế ngày càng hợp lý theo hƣớng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và thƣơng mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế trên địa bàn thị xã tƣơng đối vững chắc, đã góp phần nâng cao đáng kể mức sống của nhân dân.

- Thu Ngân sách, cơ cấu kinh tế, GDP

Theo báo cáo dự toán ngân sách nhà nƣớc năm 2013, tổng thu ngân sách toàn tỉnh đạt hơn 3.826 tỷ đồng, tăng 8% so với thực hiện 2012, bằng 103,4%, giá trị xuất khẩu trên địa bàn tỉnh ƣớc đạt 173 triệu USD, tăng 26,4% so với cùng kỳ, bằng 102% kế hoạch; giá trị sản xuất nông, lâm, ngƣ nghiệp, thủy sản tăng 6% so với cùng kỳ, đạt kế hoạch đề ra; sản xuất lƣơng thực có hạt cả năm 2013 ƣớc đạt 443,3 nghìn tấn, diện tích trồng rừng tập trung ƣớc đạt 6.553 ha bằng 122,% kế hoạch, diện tích chè trồng mới và trồng lại là 1.553 ha, bằng 155% kế hoạch; tỷ xuất sinh thô trên địa bàn năn 2013 đạt 17,18% giảm 2,78% so với năm 2012; số lao động đƣợc tạo việc làm mới ƣớc đạt 22 nghìn lao động, bằng 137,5 % kế hoạch; tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm xuống còn 11,66%, giảm 2,1 % so với năm 2012… Dự kiến có các chỉ tiêu đạt thấp hơn mục tiêu đề ra đó là: Tốc độ tăng trƣờng kinh tế (GDP) trên địa bàn năm 2013 ƣớc đạt 6,7%(chỉ tiêu kế hoạch đặt ra là 9%); GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt 29 triệu đồng/ngƣời(kế hoạch giao là 30 triệu đồng/ngƣời); giá trị sản xuất công nghiệp đạt 30.880 tỷ đồng(chỉ tiêu kế hoạch đề ra là 34.529 tỷ đồng); giá trị sản phẩm/ha đất trồng trọt ƣớc đạt 73,5 triệu đồng/ha(chỉ tiêu kế hoạch là 77 triệu đồng/ha); giảm tỷ lệ trẻ dƣới 5 tuổi suy dinh dƣỡng xuống còn 16%(chỉ tiêu đặt ra là dƣới 15%). Năm 2014 tỉnh tiếp tục đƣa ra những mục tiêu chủ yếu với chủ đề dự kiến là:“Tập trung thực hiện hiệu quả các giải pháp tạo bƣớc phát triển mạnh về công nghiệp, nhất là công nghiệp phụ trợ công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin nhằm tạo bƣớc đột phá trong chuyển dịch cơ cấu công nghiệp tỉnh Thái Nguyên”. Phấn đấu tăng trƣởng kinh tế 15%, giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 55%; GDP đầu ngƣời đạt 35 triệu đồng; thu ngân sách trong cân đối tăng 20% so với năm 2013, tạo việc làm mới cho 22.000 lao động, giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống dƣới 9,66%...

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại chi cục thuế thị xã sông công tỉnh thái nguyên​ (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)