5. Bố cục của luận văn
4.3. Kiến nghị điều kiện thực thi giải pháp
Để việc quản lý thuế thành công đều cần phải có những điều kiện nhất định trong đó môi trƣờng quản lý (bao gồm môi trƣờng văn hoá và chính trị, môi trƣờng kinh tế và môi trƣờng pháp luật) là một điều kiện quyết định.
Môi trƣờng văn hoá ở đây thể hiện thông qua cách nhìn nhận của ngƣời dân đối với những chính sách của Chính phủ, thái độ tuân thủ trong việc thực hiện những quy định của Luật thuế và thái độ của công chúng đối với những hành vi vi phạm pháp luật thuế. Trong một quốc gia, nếu ngƣời dân nhận thức đƣợc một cách đầy đủ và có thái độ tích cực đối với hệ thống thuế, có thái độ phê phán đối với những ngƣời vi phạm pháp luật thì công tác quản lý thuế mới đạt đƣợc kết quả tốt đẹp. Bên cạnh đó môi trƣờng chính trị cũng là một điều kiện quan trọng. Nếu việc quản lý thuế bị chi phối bởi ý muốn hay yêu cầu của một nhóm đối tƣợng nào đó thì những biện pháp quản lý sẽ bị sai
lệch, không đạt đƣợc mục tiêu quản lý. Thêm nữa, tệ nạn tham nhũng, cửa quyền trong những ngƣời thi hành pháp luật là một trong những nhân tố gây giảm sút lòng tin trong dân chúng và sự chấp nhận của dân chúng đối với Chính phủ.
Sự phát triển của hệ thống tài chính, đặc biệt là việc sử dụng phƣơng thức thanh toán qua ngân hàng làm cho các giao dịch trở nên dễ kiểm soát hơn và việc quản lý thuế sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó, hệ thống kế toán hiện đại cũng chính là tiền đề cần thiết để áp dụng những sắc thuế tiên tiến nhƣ thuế GTGT…
Việc theo đuổi nhiều mục tiêu khác nhau (cả về chính sách xã hội và mục tiêu kinh tế) trong mỗi luật thuế sẽ dẫn đến những rắc rối không cần thiết, gây ra những chi phí không đáng có cho ngƣời nộp thuế và quản lý thuế, sẽ làm giảm tính hiệu quả của công tác quản lý thuế. Vì vậy, cần phải có môi trƣờng luật pháp rõ ràng theo kịp những thay đổi của thời đại.
KẾT LUẬN
Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế- xã hội thì số lƣợng các hộ kinh doanh trên địa bàn TX Sông Công cũng tăng khá nhanh, quy mô, ngành nghề kinh doanh ngày càng đa dạng. Đây là tiềm năng to lớn và có vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Nhờ chính sách và quan điểm đúng đắn về phát triển kinh tế nhiều thành phần của Đảng và Nhà Nƣớc hộ kinh doanh có điều kiện thuận lợi để phát triển. Hộ kinh doanh phát triển là nhân tố thúc đẩy SXKD, kích thích cạnh tranh đối với các thành phần kinh tế khác bên cạnh đó còn mang tính xã hội sâu sắc nhƣ giải quyết việc làm cho ngƣời lao động, góp phần phần cải thiện mức sống, ổn định kinh tế - xã hội và đóng góp số thu ngày càng tăng cho NSNN. Song cùng với những mặt tích cực, hộ kinh doanh phát triển cũng tạo ra những vấn đề kinh tế - xã hội cần giải quyết. Một trong những vấn đề đó là tịnh trạng phát triển tự phát, thất thu về thuế tạo sức ép cho công tác quản lý nhà nƣớc, đặc biệt là quản lý thuế.
Tuy nhiên, trong công tác quản lý thuế đối với các hộ kinh doanh tại Chi cục thuế TX Sông Công trong thời gian qua, ngoài những mặt đã đạt đƣợc cũng còn những mặt hạn chế, tồn tại nhất định. Qua nghiên cứu đề tài “Giải pháp tăng cƣờng quản lý thuế đối với hộ kinh doanh tại Chi cục Thuế Thị xã Sông Công - tỉnh Thái Nguyên”, nghiên cứu quản lý thuế đối với hộ kinh doanh trên địa bàn TX Sông Công, dựa trên số liệu khảo sát chọn mẫu trên địa bàn thị xã. Quản lý thuế đối với hộ kinh doanh cần tiếp tục hoàn thiện để phù hợp với xu hƣớng quản lý thuế hiện đại, nâng cao hiệu quả các chức năng quản lý thuế trên cơ sở tuân thủ nộp thuế của hộ kinh doanh. Để giải pháp quản lý có hiệu quả cần tiến hành đồng bộ các giải pháp và quan trọng nhất là phải có sự phối hợp, hỗ trợ tích cực của địa phƣơng, các ngành tạo điều kiện để ngành thuế hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sác, thực hiện thắng lợi chiến lƣợc cải cách, hiện đại hoá hệ thống thuế, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu kinh tế- xã hội của địa phƣơng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lê Văn Ái (2002), Giáo trình Thuế Nhà nước, Nxb Thống kê, Hà Nội. 2. Bộ tài chính (2007), Thông tƣ số 85/2007/TT-BTC ngày 18/7/2007 của Bộ
Tài Chính.
3. Chi cục thuế, Báo cáo tổng kết năm 2012, 2013, 2014 Chi cục thuế Thị xã Sông Công.
4. Chính Phủ (2010), Nghị định số 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính Phủ về đăng ký doanh.
5. Chính Phủ (2010), Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
6. Cục thuế Thái Nguyên (2013), Tài liệu bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý thuế doanh nghiệp danh doanh-Cục thuế Thái Nguyên.
7. Nguyễn Đẩu (2004), Công tác thanh tra trong chiến lƣợc cải cách thuế, Thuế Nhà nƣớc.
8. Lê Hồng Hải (2007), Bài tham luận về quản lý thuế ở Việt Nam (lƣu hành nội bộ).
9. Hoàng Gia Hình (Chủ biên) (2011), Niên giám Thống kê, Cục Thống kê Tỉnh Thái Nguyên.
10. Học viện Tài chính (2005), Giáo trình nghiệp vụ thuế, Nxb Tài chính, Hà Nội. 11. Kiểm toán nhà nƣớc (2012), Biên bản kiểm toán ngân sách, tiền và tài sản
Nhà nƣớc năm 2012-Kiểm toán Nhà nƣớc Khu vực X.
12. Nhà xuất bản chính trị quốc gia, Hà Nội (2005), Hệ thống văn bản pháp luật thuế hiện hành.
13. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XI (2006), Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006.
14. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2007), Luật thuế thu nhập cá nhân, kỳ họp thứ 2, số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
15. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12 ngày 03/6/2008.
16. Quốc hội nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Khoá XII (2008), Luật thuế TTĐB số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.
17. Sông Công, Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ TX Sông Công nhiệm kỳ 2011-2016.
18. Tạp chí thuế nhà nƣớc (2010), Quy trình quản lý thuế tập 2, Nhà xuất bản Hà Nội.
19. Thủ tƣớng Chính phủ (2011), Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 "Về việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020". 20. Tổng cục Thuế (2007), Luật Quản lý thuế và các văn bản hướng dẫn thi
hành, Nhà xuất bản Tài chính. 21. Internet: http://.WWW.gdt.gov.vn. 22. Internet: http://www.thainguyen.gov.vn.