Các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 29)

6. Kết cấu của luận văn

1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu bảo hiểm xã hội bắt buộc

1.1.4.1. Yếu tố bên trong bảo hiểm xã hội

a.Yếu tố về nguồn lực của cơ quan bảo hiểm xã hội

Nhân tố chính này thể hiện phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, điều hành và cán bộ thu BHXH bắt buộc. Để nắm bắt được những thay đổi tăng, giảm

của đối tượng tham gia, diễn biến tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm; cán bộ chuyên quản lý thu phải đảm bảo đủ năng lực về trình độ chuyên môn, khả năng nhận định và phân tích tính hình, có tinh thần trách nhiệm, nhiệt tình trong công việc… Như vậy, công tác quản lý thu mới đạt hiệu quả cao, phát hiện kịp thời những tình huống sai phạm để có biện pháp xử lý triệt để.

Nếu trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ quản lý thu chưa cao, sẽ không nắm bắt được biến động đối tượng tham gia, số thu BHXH không đúng và đủ, vấn đề cân đối quỹ gặp khó khăn. Vì vậy, để công tác quản lý thu BHXH đạt kết quả tốt nhất, cán bộ trong ngành BHXH đặc biệt là cán bộ quản lý thu cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ; quan tâm toàn diện đến các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình quản lý thu BHXH như đã phân tích ở trên.

Hiện nay việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thu nộp BHXH bắt buộc đã diễn ra khá mạnh. Các phần mềm hỗ trợ thu BHXH đã được ứng dụng và đem lại hiệu quả cao trong công tác quản lý thu BHXH đối với các cơ quan chuyên trách. Một số phần mềm được các cơ quan BHXH áp dụng diện rộng hiện nay như: eBH; F.SMS; Fbsoft; TST online,... Do vậy, ngoài chuyên môn nghiệp vụ cán bộ làm công tác quản lý thu BHXH bắt buộc còn cần phải có kỹ năng về công nghệ thông tin để công tác quản lý thu BHXH bắt buộc đạt kết quả tốt nhất.

b.Tổ chức quản lý trong cơ quan bảo hiểm xã hội

Đây là nhân tố phản ánh trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công tác quản lý, điều hành, khai thác nguồn thu của cơ quan BHXH; là quá trình vận dụng, triển khai chủ trương, chính sách BHXH bắt buộc để tổ chức thực hiện vào mỗi địa phương theo những mục tiêu đã định. Từng khâu trong công tác quản lý thu BHXH đều ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả chung của công tác quản lý thu BHXH bắt buộc của cơ quan bảo hiểm, như vậy, tổ chức tốt công tác quản lý thu BHXH bắt buộc giúp cho hiệu quả công tác quản lý tốt hơn. Những nơi nào năng lực tổ chức, điều hành công tác thu BHXH tốt, thì hiệu quả thu sẽ cao, ít có hiện tượng bỏ sót nguồn thu, thu thiếu, chây ỳ nợ đọng trong các nguồn thu. Bên cạnh đó, tổ chức bộ máy được thiết lập hoàn chỉnh, vận hành đồng bộ, từng bộ phận thực hiện tốt chức năng và quyền hạn trách nhiệm của mình thì công tác thu BHXH sẽ đạt kết quả tốt.

1.1.4.2. Yếu tố bên ngoài bảo hiểm xã hội

a.Sự quan tâm của lãnh đạo cấp ủy Đảng và chính quyền:

Đây là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến công tác thu BHXH bắt buộc. Ở đâu lãnh đạo cấp ủy Đảng và chính quyền quan tâm chỉ đạo, theo dõi giám sát và triển khai tốt thì các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động tuân thủ tốt các quy định của pháp luật về BHXH. Việc thực thi chính sách, pháp luật về BHXH sẽ đạt hiệu quả cao. Ngược lại, ở đâu lãnh đạo cấp ủy Đảng và chính quyền chưa thực sự quan tâm, chỉ đạo, theo dõi giám sát và triển khai chính sách BHXH thì việc tuân thủ các quy định của pháp luật về BHXH của các đơn vị, doanh nghiệp, người lao động sẽ đạt hiệu quả thấp.

Như vậy, có thể thấy việc công tác thu BHXH hiệu quả hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Cơ quan BHXH các cấp cần nắm bắt được những mặt tích cực hay hạn chế của từng yếu tố để có những điều chỉnh, thay đổi sao cho hợp lý nhằm nâng cao về cả chất và lượng của công tác quản lý thu BHXH.

b.Chính sách lao động việc làm và tiền lương

Chính sách tiền lương: Chính sách tiền lương và công tác quản lý thu BHXH bắt buộc luôn có mối quan hệ chẵn chẽ với nhau. Tiền lương tiền công của NLĐ và tổng quỹ lương của đơn vị SDLĐ đang được dùng làm căn cứ để tính đóng BHXH. Như vậy khi nhà nước có sự điều chỉnh tiền lương tối thiểu sẽ làm cứ đóng BHXH cũng tăng theo.

Chính sách lao động việc làm: Đối tượng tham gia BHXH của các DN là những người trong độ tuổi lao động, là những người trực tiếp tạo ra của cải xã hội. Do vậy, chính sách lao động, việc làm có ảnh hưởng lớn đến khu vực kinh tế và ảnh hưởng trực tiếp đến việc tham gia đóng BHXH của NLĐ và người sử dụng lao động, bởi vì chính sách Nhà nước về đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động trên các phương diện về chuyên môn, kỹ năng hành nghề, tác phong làm việc hiện đại, ý thức chấp hành kỷ luật lao động và pháp luật, điều đó sẽ giúp cho thị trường lao động có nguồn lao động chất lượng cao, các DN sẽ đỡ được một phần chi phí trong công tác đào tạo. Lực lượng lao động này sẽ có cơ hội tìm được việc làm ổn định và thu nhập cao tác động trực tiếp làm tăng số lao động tham gia BHXH và do đó làm tăng mức đóng BHXH.

c. Chính sách của Nhà nước về bảo hiểm xã hội

Theo điều 6, luật BHXH, Nhà nước giữ vai trò quản lý về BHXH thông qua những chính sách: Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia BHXH; Hỗ trợ người tham gia BHXH tự nguyện; Bảo hộ quỹ BHXH và có biện pháp bảo toàn, tăng trưởng quỹ; Khuyến khích người sử dụng lao động và người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí bổ sung; Ưu tiên đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong quản lý BHXH.

Các văn bản quy phạm Pháp Luật do Nhà nước ban hành quy định, hướng dẫn về BHXH là:

- Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 20/11/2014, quy định chế độ, chính sách BHXH; quyền và trách nhiệm của NLĐ, người sử dụng lao động; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến BHXH, tổ chức đại diện tập thể lao động, tổ chức đại diện người sử dụng lao động; cơ quan BHXH; quỹ BHXH; thủ tục thực hiện BHXH và quản lý Nhà nước về BHXH.

- Nghị định số 33/2016/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 10/5/2016, quy định chi tiết về hướng dẫn thi hành một số điều luật của Luật BHXH về BHXH bắt buộc đối với quân nhân, công an nhân dân và người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.

- Nghị định 115/2015/NĐ-CP ngày 11 tháng 11 năm 2015 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội bắt buộc. Nghị định này hướng dẫn luật BHXH về BHXH bắt buộc với các quy định về một số chế độ của BHXH bắt buộc như chế độ thai sản lao động nữ mang thai hộ, hưu trí, BHXH một lần, tử tuất; Quỹ BHXH...

- Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành quy trình thu Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế.

- Nghị định số 143/2018/NĐ-CP ban hành ngày 15/10/2018 quy định chi tiết Luật BHXH và Luật An toàn, vệ sinh lao động về BHXH bắt buộc đối với NLĐ là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

Dựa trên các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của Nhà nước mà các cơ quan quản lý và các cá nhân, đơn vị có liên quan dùng làm căn cứ để giải quyết và thực hiện chế độ BHXH cho người lao động.

d.Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Do ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội ảnh hưởng không nhỏ đến cũng công tác quản lý thu BHXH bắt buộc. Khi kinh tế phát triển, số lượng NLĐ có việc làm sẽ tăng lên do có sự mở rộng về quy mô sản xuất xã hội. Từ đó làm cho đối tượng thuộc diện tham gia BHXH không ngừng được tăng lên. NLĐ và NSDLĐ không vì lợi ích kinh tế trước mắt mà tìm mọi cách né tránh chính sách xã hội thiết thực này.

Thực tế cho thấy, những nơi có nguồn thu BHXH lớn là những địa phương có tốc độ phát triển kinh tế - xã hội cao hơn so với nơi khác. Chẳng hạn như, thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội là những địa phương có nguồn thu BHXH bắt buộc rất lớn. Đó là bởi vì, ở những địa phương này kinh tế - xã hội phát triển, nơi tập trung nhiều doanh nghiệp lớn, nơi mà người dân có mức thu nhập cao hơn, dẫn đến hiểu biết và ý thức chấp hành nghĩa vụ tham gia BHXH bắt buộc của NLĐ cao hơn. Mặt khác, nếu hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả, thì NSDLĐ cũng sẽ tự giác, có trách nhiệm với nguồn nhân lực của doanh nghiệp, nên sẽ có ý thức nộp đúng, nộp đủ nghĩa vụ đóng góp BHXH bắt buộc của họ cho NLĐ, khắc phục được hiện trạng phổ biến hiện nay là cố tình trốn tránh tham gia BHXH và nợ đọng tiền đóng BHXH kéo dài. Chỉ khi có điều kiện về kinh tế khá, thì NLĐ mới có điều kiện, mới có ý thức tham gia BHXH bắt buộc. Chính vì vậy các nước có nền kinh tế phát triển thì BHXH của họ ngày càng phát triển theo. Ngược lại, ở các nước có nền kinh tế thấp kém, lạc hậu, thu nhập của dân trí thấp thì BHXH cũng không thể phát triển được.

e.Nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động về bảo hiểm xã hội bắt buộc

NLĐ và người sử dụng lao động là người tham gia đóng BHXH bắt buộc, quyết định số thu, hình thành nên quỹ BHXH. Việc các đối tượng thuộc diện có tham gia đầy đủ hay không, phụ thuộc rất lớn vào trình độ hiểu biết của họ về BHXH.

NLĐ là đối tượng tham gia BHXH, nếu họ nắm rõ quyền lợi là được tham gia BHXH, cũng như hiểu rõ những lợi ích mà BHXH đem lại, họ sẽ yêu cầu người sử

dụng lao động đóng BHXH; ngược lại, nếu NLĐ không nắm được quyền lợi này rất dễ bị người sử dụng lao động lợi dụng, không tham gia BHXH cho họ.

Người sử dụng lao động là người quản lý NLĐ. Nếu họ hiểu được lợi ích gián tiếp từ việc tham gia BHXH cho NLĐ cũng chính là góp phần đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, họ sẽ tham gia BHXH đầy đủ cho các đối tượng thuộc diện; tích cực phối hợp với bộ phận quản lý thu của cơ quan BHXH để quản lý đối tượng đóng BHXH, kết quả thu BHXH sẽ đạt hiệu quả. Nhưng nếu họ không hiểu ý nghĩa của BHXH, dẫn đến khai thiếu NLĐ thuộc diện tham gia, chậm đóng BHXH, thậm chí trốn đóng BHXH thì không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của NLĐ mà còn ảnh hưởng đến công tác quản lý thu BHXH làm cho kết quả thu BHXH không đạt, nguồn quỹ BHXH bị thiếu hụt. Và lâu dài hơn, khi nguồn quỹ BHXH không đảm bảo tính bền vững sẽ ảnh hưởng đến vấn đề an sinh xã hội, sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Như vậy nhận thức của NLĐ và NSDLĐ sẽ ảnh hưởng đến số lượng người tham gia BHXH và số tiền thu BHXH, hiệu quả quản lý thu BHXH. Do đó, cơ quan BHXH cần không ngừng tìm kiếm các biện pháp phù hợp để nâng cao trình độ nhận thức của các đối tượng tham gia BHXH từ đó đảm bảo công tác quản lý thu diễn ra thuận lợi.

1.2. Kinh nghiệm về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại một số nơi ở Việt Nam

1.2.1. Kinh nghiệm về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai Cai, tỉnh Lào Cai

Thành phố Lào Cai là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội của tỉnh Lào Cai. Với những điều kiện thuận lợi nhất định, trong những năm qua, BHXH thành phố Lào Cai luôn là cơ quan dẫn đầu về công tác thu, chi và quản lý quỹ trong các cơ quan BHXH cấp huyện, thành phố trực thuộc BHXH tỉnh Lào Cai. Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2019 của BHXH thành phố Lào Cai, để có được những thành tích trên là do BHXH thành phố Lào Cai luôn quan tâm và làm tốt các công tác sau:

Làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc. Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về BHXH bắt buộc được BHXH thành phố Lào Cai thực hiện bằng nhiều hình thức.

Trong đó chú trọng công tác tuyên truyền trực tiếp, trực quan nhằm nâng cao nhận thức của các chủ sử dụng lao động, người lao động và mỗi người dân về trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền của việc chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về chính sách BHXH, BHYT, hướng tới mục tiêu BHXH cho người lao động và thực hiện BHYT toàn dân.

Tăng cường quản lý, phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc. BHXH Tp. Lào Cai luôn tích cựctham mưu cho Thành ủy, HĐND, UBND thành phố trong việc lãnh đạo, chỉ thực hiện các chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn đảm bảo hoàn thành các chỉ tiêu được giao.Thực hiện rà soát, đối chiếu, xác định đối tượng tham gia BHXH bắt buộc theo dữ liệu của cơ quan thuế và sở kế hoạch đầu tư cung cấp, thực hiện quy trình khai thác, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT theo quy định của BHXH Việt Nam; phân công cán bộ, viên chức trực tiếp xuống làm việc, đôn đốc, hướng dẫn đăng ký tham gia BHXH, BHYT cho người lao động tại các đơn vị doanh nghiệp chưa tham gia, nhằm tăng tối đa số lượng đối tượng thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc làm việc trong các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, đặc biệt là hộ kinh doanh cá thể...

Thực hiện tốt công tác phối hợp, đôn đốc thu nợ đóng BHXH, BHYT, BHTN giữa các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan BHXH, cơ quan thuế, liên đoàn lao động... Không để tình trạng các đơn vị nợ đóng tiền BHXH, BHYT, BHTN kéo dài xảy ra trên địa bàn huyện. Định kỳ báo cáo, tham mưu Thành ủy, UBND Thành phố ban hành văn bản chỉ đạo, đôn đốc các đơn vị thực hiện được BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật. Hàng tháng, cán bộ BHXH tích cực đôn đốc đơn vị nộp tiền BHXH, BHYT, BHTN theo quy trình tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và thực hiện các chế độ, chính sách BHXH, BHYT, BHTN. Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng phục vụ, chi trả kịp thời, nhanh chóng, bảo đảm quyền lợi của người tham gia; hạn chế sai sót khi cấp sổ BHXH, thẻ BHYT; chủ động giải quyết kịp thời, đầy đủ các chế độ BHXH, BHYT, BHTN cho đối tượng thụ hưởng thường xuyên hướng dẫn, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong doanh nghiệp và người lao động về BHXH, BHYT, BHTN;

Tuy còn nhiều khó khăn xong với những nỗ lực của tập thể viên chức, lao động hợp đồng tại BHXH thành phố Lào Cai, thu BHXH bắt buộc trên địa bàn luôn hoàn thành vượt mức chỉ tiêu do BHXH tỉnh Lào Cai giao.

1.2.2. Kinh nghiệm về tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Lục Yên, tỉnh Yên Bái tỉnh Yên Bái

Trên cơ sở quán triệt sâu sắc mục tiêu “mở rộng đối tượng” là nhiệm vụ trọng tâm số một của ngành và thực hiện phương châm “thu đúng, thu đủ, đảm bảo cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện bảo yên, tỉnh lào cai (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)