6. Kết cấu của luận văn
2.2.4. Các chỉ tiêu phân tích
2.2.4.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung lập kế hoạch thu BHXH bắt buộc
Kế hoạch thu BHXH bắt buộc là số kế hoạch thu BHXH đặt ra trong kỳ bao gồm số phải thu nợ từ kỳ trước và số dự thu trong kỳ.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu kế hoạch thu BHXH bắt buộc dùng đểlàm căn cứ đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc và so sánh kế hoạch giữa các năm.
2.2.4.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung thực hiện kế hoạch thu BHXH bắt buộc
- Tổng thu BHXH bắt buộc:
Tổng thu BHXH bắt buộc ở đây được hiểu là số tiền đã thu được trong kỳ từ đối tượng tham gia cho cơ quan BHXH bắt buộc. Chỉ tiêu tổng thu BHXH bao gồm các nguồn thu sau: Đóng góp của NSDLĐ; Đóng góp của NLĐ.
Ý nghĩa:Chỉ tiêu số Thu BHXH dùng để làm căn cứ để cơ quan BHXH thực hiện chi trả các chế độ cho NLĐ, đồng thời dùng để đánh giá hiệu quả công tác thu của cơ quan BHXH.
- Chỉ tiêu về số lượng, tỷ lệ của đối tượng tham gia BHXH bắt buộc:
Đối tượng tham gia BHXH phản ánh cơ cấu số lượng, loại hình mà BHXH huyện phải quản lý. Đối tượng tham gia BHXH cần xác định đầy đủ, để tránh các trường hợp thất thoát gây tổn thất ngân sách và mất quyền lợi của người lao động.
+ Các chỉ tiêu về tỷ lệ người lao động tham gia BHXH bắt buộc Tỷ lệ LĐ
tham gia BHXH
=
Số LĐ đã tham gia BHXH bắt buộc
x 100% Số LĐ thuộc diện tham gia BHXH
+ Các chỉ tiêu về tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc Tỷ lệ đơn vị
tham gia BHXH bắt
buộc
=
Số đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc
x 100% Tổng số đơn vị thuộc diện tham gia
BHXH bắt buộc
Ý nghĩa:Chỉtiêu này giúp nhàquản lýcócái nhìn chung về đối tượng thamgia BHXH bắt buộc và là căn cứ để xác định doanh thu BHXH theo từng kỳ.
Tổng số đối tượng tham gia BHXH bắt buộc được xác định thông qua báo cáo thống kê định kỳ từ cơ quan BHXH.
2.2.4.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung quản lý tiền thu BHXH bắt buộc
- Chỉ tiêu phản ánh về công tác tổ chức thu BHXH: phân cấp quản lý, lập kế hoạch thu, quản lý tiền thu, thông tin báo cáo, và hồ sơ dữ liệu…
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của các bộ phận liên quan đến quản lý tiền thu BHXH bắt buộc tại mỗi địa phương.
- Chỉ tiêu về quản lý mức thu BHXH bắt buộc
+ Đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo cấp bậc, quân hàm và các khoản chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên cơ sở mức tiền lương tối thiểu chung.
+ Đối với NLĐ đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người SDLĐ quy định tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH là mức tiền lương, tiền công ghi trong hợp đồng lao động cùng với các khoản phụ cấp (nếu có) nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu chung do Nhà nước quy định.
- Chỉ tiêu về số nợ đọng BHXH của các đơn vị tham gia BHXH bắt bộc
Số nợ đọng BHXH là số tiền mà các đơn vị đóng thiếu, chậm nộp qua các năm và quỹ BHXH của huyện Bảo Yên. Số tiền này sẽ được truy thu.
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết mức độ đóng đúng và đủ số tiền BHXH của các đơn vị có sử dụng lao động và tình hình truy thu số tiền nợ đọng qua các năm.
2.2.4.4. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá nội dung thanh tra, kiểm tra quản lý thu BHXH bắt buộc
Để đánh giá việc thanh tra, kiểm tra dựa vào mức độ thường xuyên ( Định kỳ, đột xuất) thực hiện các nội dung liên quan đến thu BHXH tại địa phương. Ngoài ra cần xem xét kết quả của công tác thanh tra, kiểm tra như: số đơn vị vi phạm bị phát hiện, số tiền truy thu…
Ý nghĩa: Chỉ tiêu này cho biết hiệu quả của việc thanh tra, kiểm tra công tác thu BHXH tại các đơn vị và BHXH huyện Bảo Yên.
Chương 3
THỰC TRẠNG THU BẢO HIỂM XÃ HỘI BẮT BUỘC TẠI HUYỆN BẢO YÊN, TỈNH LÀO CAI
3.1. Khái quát về Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
3.1.1. Tình hình cơ bản của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
a. Vị trí địa lý huyện Bảo Yên
Huyện Bảo Yên là cửa ngõ phía Đông của tỉnh Lào Cai, huyện lỵ là thị trấn Phố Ràng nằm trên Quốc lộ 70, cách thành phố Lào Cai 75 km về hướng Tây Bắc, cách Hà Nội 263km. Huyện có diện tích tự nhiên là 818 km2 kéo, kéo dài từ 2205’ đến 22030’ vĩ độ Bắc, từ 104015’ đến 104037’ kinh Đông. Độ cao trung bình của huyện từ 300 đến 400m so với mực nước biển. Điểm cao nhất là 1.120m trên dãy núi Con Voi (thuộc xã Long Khánh), điểm thấp nhất là 50m, độ dốc bình quân toàn huyện từ 30 - 350.
Về tính chất tiếp giáp: Phía Đông Nam giáp huyện Lục Yên - tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp huyện Quang Bình - Tỉnh Hà Giang, phía Tây Nam giáp huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, phía Bắc giáp huyện Bảo Thắng và Bắc Hà - tỉnh Lào Cai, phía Tây Bắc giáp huyện Văn Bàn - tỉnh Lào Cai.
b. Địa hình, thổ nhưỡng huyện Bảo Yên
Địa hình Bảo Yên khá phức tạp, nằm trong hai hệ thống núi lớn là Con Voi và Tây Côn Lĩnh chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam. Nằm giữa hai hệ thống núi này là hai con sông lớn, sông Hồng và sông Chảy. Sông Hồng (xưa gọi là sông Nhĩ Hà) chảy qua 3 xã Cam Cọn, Kim Sơn, Bảo Hà với tổng chiều dài 35 km, lưu lượng dòng chảy khá lớn. Sông Chảy (còn gọi là sồng Trôi) chảy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, có độ dốc lớn, dòng chảy xiết, là thượng nguồn chính của thuỷ điện Thác Bà, có nhiều thác gềnh ở phía Bắc. Đoạn sông Chảy chảy qua 8 xã và thị trấn Phố Ràng của huyện chiều dài 50 km.
Do ảnh hưởng của cấu tạo địa chất nên phần lớn đất đai Bảo Yên là loại đất Pheralít màu đỏ vàng phát triển trên nền đá Gráp điệp thạch mi ca. Địa hình Bảo Yên có sự chia cắt mạnh, có núi cao, khe vực sâu và thung lũng hẹp. Các nhà khoa học
xếp Bảo Yên vào loại vùng đồi nhỏ hơn 300 - 400m và 400 - 500m. Vành đai vùng đồi nhỏ hơn 300 - 400m chiếm phần lớn diện tích thung lũng các sông suối lớn như thung lũng sông Chảy. Các vành đai vùng đồi núi thấp 400 - 500m có địa hình chia cắt mạnh, núi cao, sườn dốc, khe sâu vực thẳm, thung lũng hẹp, bậc thang nhỏ đất bồi tụ, nhìn chung không lớn, diện tích hẹp, phân bố rải rác; bồn địa tương đối bằng phẳng tạo nên những cánh đồng rộng lớn ở vùng Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà, Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn.
Diện tích tự nhiên của huyện rộng, song chủ yếu là rừng và đất rừng chiếm hơn 70% diện tích tự nhiên của huyện, với diện tích che phủ hiện nay là 51% (năm 2009). Hiện ở Bảo Yên còn tồn tại ba kiểu rừng chủ yếu, đó là; Rừng nguyên sinh tập trung tại đầu nguồn và trên vành cao dãy núi Con Voi, có nhiều lâm sản quý hiếm; Rừng giữa hiện nay đã được giao đến họ gia đình và các tập thể, việc khai thác kết hợp với trồng mới và tu bổ đã trở thành vành đai rừng phòng hộ; Rừng cỏ tranh, lau lách, cây bụi ở vùng thấp, hiện nay đang được phát triển các loại cây ăn quả, cây nguyên liệu. Bên cạnh nguồn tài nguyên thiên nhiên dồi dào, rừng Bảo Yên còn có các loại chim, thú và một số loại thuốc nam quý. Đất tự nhiên ở Bảo Yên có khả năng trồng các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
c. Khí hậu huyện Bảo Yên
Khí hậu Bảo Yên mang đặc trưng của khí hậu nhiệt đới nóng, hình thành hai tiểu vùng khí hậu: Đông Bắc và Tây Bắc. Nhiệt độ trung bình trong năm của huyện là 21,50C. Tháng nóng nhất là 39,40C, tháng có nhiệt độ thấp nhất là 3,70C. Lượng mưa trung bình là 1.440 mm đến 2.200 mm, tổng số giờ nắng trong năm là 1.300 - 1.600 giờ. Tài nguyên đất đai, khí hậu và khoáng sản trong lòng đất đã tạo điều kiện thuận lợi để Bảo Yên có thể phát triển kinh tế nông - lâm - công nghiệp toàn diện.
d. Đơn vị hành chính huyện Bảo Yên
Đơn vị hành chính huyện Bảo Yên gồm có 01 thị trấn và 17 xã, đó là: Thị trấn Phố Ràng, xã Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn, Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, Lương sơn, Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến, Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên, Xuân Hoà.
e. Dân số và lao động huyện Bảo Yên
Dân số huyện Bảo Yên năm 2017 là 84.610 người (Số liệu 31/12/2017), trong đó:
- Giới tính: Nam là 42.711 người, nữ là 41.899 người. - Tổng số hộ gia đình: 20.379 hộ.
- Số người trong độ tuổi lao động: 45.255 người chiếm 53,48% dân số.
- Lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 41.219 người, chiếm 53,48%.
- Mật độ dân số bình quân: 103 người/km2, cư trú tại 17 xã và 1 thị trấn; chia thành 3 khu vực: Các xã ven sông Hồng gồm Bảo Hà, Kim Sơn, Cam Cọn; các xã ven sông Chảy gồm Điện Quan, Thượng Hà, Minh Tân, Tân Dương, Yên Sơn, thị trấn Phố Ràng, Lương sơn, Long Phúc, Long Khánh, Việt Tiến, Xuân Hòa; các xã vùng thượng huyện gồm Tân Tiến, Nghĩa Đô, Vĩnh Yên.
- Thành phần dân tộc: Dân số thuộc 15 dân tộc, trong đó chủ yếu là dân tộc Kinh (chiếm 32,56 %), dân tộc Tày (chiếm 31,93 %), dân tộc Dao (chiếm 22,16 %), còn lại là các dân tộc Mông, Nùng, Phù Lá, Giáy…
3.1.2. Tình hình cơ bản của Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
a. Khái quát quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên là cơ quan thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên được thành lập theo Quyết định số: 110 QĐ/TC - CB ngày 04 tháng 8 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện, thị xã thuộc tỉnh Lào Cai và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1995, trụ sở chính tại Khu 4, TT.Phố Ràng, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai. Khi mới thành lập, cơ quan chỉ có 04 viên chức. Đến nay Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên có 17 viên chức, lao động hợp đồng.
Như vậy, BHXH huyện Bảo Yên là một bộ phận thuộc sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Lào Cai. BHXH huyện Bảo Yên chịu trách nhiệm quản lý công tác liên quan đến BHXH trên địa bàn huyện Bảo Yên, hiện tại cơ quan có địa chỉ là Khu 4, TT.Phố Ràng, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, số điện thoại: (0214)38762760, địa chỉ email: baoyen@laocai.vss.gov.vn.
b. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đặt tại huyện Bảo Yên, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Bảo Yên theo phân cấp quản lý.
Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên; Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Theo quy định tại QĐ 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội huyện có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động.
c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện.
đ) Chi trả các chế độ vực BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định.
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp.
h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
4. Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.