6. Kết cấu của luận văn
3.1.2. Tình hình cơ bản của Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
a. Khái quát quá trình hình thành và phát triển bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên là cơ quan thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai, nằm trong hệ thống tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên được thành lập theo Quyết định số: 110 QĐ/TC - CB ngày 04 tháng 8 năm 1995 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc thành lập BHXH huyện, thị xã thuộc tỉnh Lào Cai và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1995, trụ sở chính tại Khu 4, TT.Phố Ràng, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai. Khi mới thành lập, cơ quan chỉ có 04 viên chức. Đến nay Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên có 17 viên chức, lao động hợp đồng.
Như vậy, BHXH huyện Bảo Yên là một bộ phận thuộc sự quản lý trực tiếp của BHXH tỉnh Lào Cai. BHXH huyện Bảo Yên chịu trách nhiệm quản lý công tác liên quan đến BHXH trên địa bàn huyện Bảo Yên, hiện tại cơ quan có địa chỉ là Khu 4, TT.Phố Ràng, Huyện Bảo Yên, Tỉnh Lào Cai, số điện thoại: (0214)38762760, địa chỉ email: baoyen@laocai.vss.gov.vn.
b. Chức năng, nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy của bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên là cơ quan trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai đặt tại huyện Bảo Yên, có chức năng giúp Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai tổ chức thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; quản lý thu, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế trên địa bàn huyện Bảo Yên theo phân cấp quản lý.
Bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Lào Cai và chịu sự quản lý hành chính nhà nước của Ủy ban nhân dân huyện Bảo Yên; Bảo hiểm xã hội huyện có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản và trụ sở riêng.
Theo quy định tại QĐ 1414/QĐ-BHXH ngày 04/10/2016 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam. Bảo hiểm xã hội huyện có các nhiệm vụ sau:
1. Xây dựng trình Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh kế hoạch phát triển Bảo hiểm xã hội huyện dài hạn, ngắn hạn và chương trình công tác hàng năm; tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình sau khi được phê duyệt.
2. Thực hiện công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các chế độ, chính sách, pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
3. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bảo hiểm xã hội tỉnh, cụ thể:
a) Cấp sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế cho những người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
b) Khai thác, đăng ký, quản lý các đối tượng tham gia và hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế. Thu các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức và cá nhân tham gia, từ chối việc đóng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định. Kiểm tra việc ký hợp đồng, việc đóng, trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng lao động.
c) Ký hợp đồng với các tổ chức làm đại lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đại lý chi các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định.
d) Giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tổ chức bộ phận tiếp nhận, trả kết quả giải quyết chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo cơ chế “một cửa” tại Bảo hiểm xã hội huyện.
đ) Chi trả các chế độ vực BHXH, BHTN, BHYT; từ chối chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế không đúng quy định.
e) Tiếp nhận khoản kinh phí từ Ngân sách Nhà nước chuyển sang để đóng, hỗ trợ đóng cho các đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
g) Quản lý, sử dụng, hạch toán kế toán các nguồn kinh phí và tài sản của Bảo hiểm xã hội huyện theo phân cấp.
h) Ký, tổ chức thực hiện hợp đồng khám chữa bệnh bảo hiểm y tế với các cơ sở khám, chữa bệnh có đủ điều kiện, tiêu chuẩn chuyên môn, kỹ thuật theo phân cấp.
4. Kiểm tra, giải quyết các kiến nghị, khiếu nại về việc thực hiện chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế đối với các tổ chức, cá nhân tham gia và các cơ sở khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định.
5. Thực hiện chương trình, kế hoạch cải cách hành chính theo chỉ đạo, hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội tỉnh. Tổ chức triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 vào hoạt động của Bảo hiểm xã hội huyện.
6. Tổ chức thực hiện giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
7. Quản lý, lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định.
8. Hướng dẫn nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho các tổ chức, cá nhân tham gia.
9. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn, với các tổ chức, cá nhân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế để giải quyết các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế theo quy định.
10. Đề xuất, kiến nghị, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế.
11. Có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước trong lĩnh vực BHXH, BHTN, BHYT trên địa bàn.
12. Cung cấp đầy đủ và kịp thời thông tin về việc đóng, quyền được hưởng các chế độ, thủ tục thực hiện chính sách vực BHXH, BHTN, BHYT khi người lao động, người sử dụng lao động hoặc tổ chức công đoàn yêu cầu; Cung cấp đầy đủ và kịp thời tài liệu, thông tin liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
13. Định kỳ 6 tháng, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương cập nhật thông tin về tình hình sử dụng lao động, trên địa bàn. Phối hợp cơ quan thuế cập nhật mã số thuế của tổ chức, cá nhân; định kỳ hàng năm, cập nhật thông tin do cơ quan thuế cung cấp về chi phí tiền lương để tính thuế của doanh nghiệp hoặc tổ chức.
14. Quản lý viên chức, lao động hợp đồng của Bảo hiểm xã hội huyện.
15. Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo, thi đua - khen thưởng theo phân cấp của Bảo hiểm xã hội tỉnh.
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh giao.
c. Cơ cấu tổ chức của bảo hiểm xã hội huyện Bảo Yên
Tính đến hết ngày 31/12/2019, BHXH huyện Bảo Yên có 17 viên chức, lao động hợp đồng với cơ cấu tổ chức như sau:
Hình 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của BHXH huyện Bảo Yên
Bộ máy hoạt động của BHXH huyện Bảo Yên bao gồm:
01 giám đốc phụ trách chung và trực tiếp phụ trách bộ phận kế toán, bộ phận chế độ BHXH.
01 phó giám đốc phụ trách bộ phận thu.
01 phó giám đốc trực tiếp làm công tác xét duyệt chế độ BHXH và phụ trách các bộ phận nghiệp vụ: Giám định BHYT, Cấp sổ BHXH-Thẻ BHYT, Tiếp nhận và trả kết quả TTHC. Giám đốc Bộ phận Thu Bộ phận kế toán Bộ phận chế độ BHXH Bộ phận giám định BHYT Bộ phận tiếp nhận và trả KQ TTHC Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT Phó giám đốc Phó giám đốc
14 viên chức, lao động hợp đồng được chia thành 6 bộ phận, cụ thể: - Bộ phận thu: gồm 5 viên chức, lao động hợp đồng.
- Bộ phận cấp sổ BHXH, thẻ BHYT: gồm 02 viên chức, lao động hợp đồng. - Bộ phận chế độ BHXH: gồm 1 viên chức (phó giám đốc trực tiếp làm nghiệp vụ).
- Bộ phận kế hoạch tài chính: gồm 2 viên chức, lao động hợp đồng. - Bộ phận giám định BHYT: gồm 2 viên chức, lao động hợp đồng. - Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả thủ tục hành chính: gồm 1 viên chức. - Ngoài ra cơ quan còn có 1 bảo vệ theo hợp đồng lao động 68, làm nhiệm vụ trông giữ cơ sở vật chất, trang thiết bị, tài sản và 01 tạp vụ đảm bảo vệ sinh cho cơ quan.
Trong tổng số 17 viên chức, lao động hợp đồng tại BHXH huyện Bảo Yên có 01 lao động hợp đồng trình độ chuyên môn THPT làm bảo vệ thường trực tại cơ quan có nhiệm vụ đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn về tài sản cho đơn vị; 01 lao động hợp đồng làm tạp vụ tại đơn vị có nhiệm vụ giữ vệ sinh chung của cơ quan; còn lại 15 cán bộ viên chức làm công việc chuyên môn có trình độ cao đẳng trở lên.
Bảng 3.1. Thống kê trình độ cán bộ viên chức BHXH huyện Bảo Yên Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)
Tổng 17 100 Giới tính: + Nam + Nữ 7 10 41 59 Trình độ chuyên môn: + Thạc sỹ + Đại học + Cao đẳng + THPT 1 13 1 2 6 76 6 12 Đảng viên 9 53 Trình độ lý luận chính trị: + Trung cấp + Sơ cấp 3 1 18 6 Trình độ ngoại ngữ 15 88 Trình độ tin học cơ bản 15 88
Nhìn chung viên chức, lao động hợp đồng tại BHXH huyện Bảo Yên tuổi đời còn khá trẻ, năng động, nhiệt tình trong công việc, không ngừng học tập nâng cao nghiệp vụ nhằm đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao.
3.3. Thực trạng thu bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
3.3.1. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai
Theo quy định của Luật BHXH năm 2014, đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ngoài người sử dụng lao động và người lao động tham gia làm việc tại khối doanh nghiệp, hành chính sự nghiệp, đảng đoàn thể, hợp tác xã... có bổ sung thêm đối tượng tham gia là người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã. Riêng đối tượng là người lao động có hợp đồng từ 1 tháng trở lên, và người nước ngoài làm việc ở Việt Nam thì có hiệu lực từ 01/01/2018. Như vậy, về mặt chính sách đã tạo điều kiện cho tất cả đối tượng có quan hệ lao động và không có quan hệ lao động được tham gia BHXH bắt buộc. Mặt khác, với những thay đổi này thì tình trạng doanh nghiệp trốn đóng BHXH cho người lao động sẽ giảm xuống. Trước đây, để trốn đóng BHXH cho người lao động, chủ doanh nghiệp thường ký kết hợp đồng lao động không đúng như: Kéo dài thời gian học việc, hết học việc lại tiến hành ký kết hợp đồng thử việc hoặc tuyển lao động thời vụ dưới 3 tháng.
Trong thời gian qua, BHXH huyện Bảo Yên đã và đang nỗ lực tăng cường rà soát, phối hợp với các phòng, ban liên quan để quản lý chặt chẽ lao động thuộc điện tham gia BHXH bắt buộc, nhưng chưa được tham gia đóng BHXH. Số đối tượng đóng này thường xuyên được cập nhật và đưa vào chương trình kiểm tra, giám sát việc chấp hành pháp luật BHXH. Việc phối hợp chặt chẽ các cấp, ngành trong việc tuyên truyền, vận động các đơn vị này đã ngày càng đem lại kết quả tích cực, số đơn vị, số lao động tham gia BHXH từng bước tăng lên, năm sau cao hơn năm trước.
Bảng 3.2. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc tại BHXH huyện Bảo Yên giai đoạn 2017 - 2019
Năm
Chỉ tiêu
Đơn vị (ĐV) Lao động (Người)
Thuộc diện tham gia Thực tế đã tham gia Tỷ lệ đơn vị đã tham gia (%) Tỷ lệ tăng (giảm) qua các năm Thuộc diện tham gia Thực tế đã tham gia Tỷ lệ số LĐ đã tham gia (%) Tỷ lệ tăng (giảm) qua các năm 2017 160 111 69,38 - 3.990 3.351 83,98 - 2018 158 114 72,15 2,77 4.040 3.438 85,1 1,12 2019 184 145 78,8 6,65 3.918 3.324 84,84 -0,26
Nguồn: Bộ phận thu, BHXH huyện Bảo Yên, Lào Cai
Sự biến động tăng về số đơn vị và NLĐ thuộc diện tham gia và số thực tế đã tham gia qua các năm từ 2017 - 2019. Năm 2017, số đơn vị đã tham gia BHXH bắt buộc đạt 69,38%, số lao động tham gia BHXH bắt buộc đạt 83,98%. Đến năm 2019 tỷ lệ đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng thêm 9,42% đạt 78,8% và số NLĐ tham gia BHXH tăng thêm 0,86% đạt 84,84%.
Về số đơn vị, số lượng trong diện tham gia BHXH và số thực tế trong các năm qua có xu hướng giảm do số lượng các đơn vị sử dụng lao động giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ số đơn vị tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ lại tăng lên. Điều này chứng tỏ công tác tuyên truyền, phổ biến và thực hiện chính sách BHXH ở huyện đang phát huy hiệu quả, ý thức tự giác tham gia BHXH bắt buộc cho NLĐ của người sử dụng lao động cũng tăng lên.
Do số lượng các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn huyện trong thời gian qua giảm kéo theo số lượng NLĐ giảm, cộng thêm chính sách cải cách bộ máy, tinh giản biên chế lao động khối cơ quan hành chính sự nghiệp Nhà nước nên số lượng NLĐ thuộc diện tham gia BHXH bắt buộc trong thời gian qua có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc lại có xu hướng tăng lên, mặc dù tỷ lệ tăng không đáng kể nhưng đây cũng là dấu hiệu tích cực. Trong thời gian tới, nếu
làm tốt công tác tuyên truyền, quản lý và đôn đốc, tỷ lệ NLĐ tham gia BHXH bắt buộc trên địa bàn sẽ còn tiếp tục gia tăng.
a. Đơn vị sử dụng lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc tại huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai:
Các thông tin làm cơ sở để thực thiện chế độ BHXH bắt buộc cho NLĐ đều do đơn vị sử dụng lao động theo dõi và tổng hợp nên để đảm bảo kết quả thu BHXH thì cơ quan BHXH các cấp phải quản lý chặt chẽ thông tin từ các đơn vị sử dụng lao động. BHXH huyện Bảo Yên nhận thức rõ khi làm tốt việc quản lý các đơn vị sử dụng lao động sẽ nắm bắt được đúng số lượng lao động trong diện phải tham gia BHXH bắt buộc. Trong bảng 3.3. cho biết tình hình các khối đơn vị tham gia BHXH bắt buộc trong giai đoạn từ 2017 - 2019.
Bảng 3.3. Tình hình tham gia BHXH bắt buộc của các khối ngành trên địa bàn huyện Bảo Yên giai đoạn 2017-2019
STT Khối đơn vị
Năm 2017 Năm 2018 Năm 2019 Số đơn vị Cơ cấu (%) Số đơn vị Cơ cấu (%) Số đơn vị Cơ cấu (%) 1 Khối DN nhà nước 2 1,80 2 1,75 2 1,38
2 Khối DN ngoài quốc doanh 13 11,71 19 16,67 24 16,55
3 Khối hành chính sự nghiệp, đảng, đoàn thể. 60 54,05 57 50,00 83 57,25 4 Khối xã, phường, thị trấn 18 16,22 18 15,79 18 12,41 5 Cán bộ xã, phường không chuyên trách 18 16,22 18 15,79 18 12,41 Tổng cộng 111 100 114 100 145 100
Nguồn: Bộ phận thu, BHXH huyện Bảo Yên, Lào Cai
Số lượng đơn vị tham gia BHXH bắt buộc tăng theo từng năm. Năm 2017 có