Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở thành phố thái nguyên (Trang 51 - 53)

4. ết cấu của luận văn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1 Vị trí địa lý

Thành phố Thái Nguyên là đô thị loại I trực thuộc tỉnh Thái Nguyên, là trung tâm chính trị, kinh tế, văn h a, giáo dục, khoa học - kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên và vùng trung du miền núi phía Bắc; là một trong ba trung tâm đào tạo nguồn nhân lực lớn của cả nước sau thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh; là đầu mối giao thông quan trọng nối các tỉnh miền núi phía Bắc với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ. Thành phố Thái Nguyên cách thủ đô Hà Nội 80 km, được công nhận là thành phố ngày 19 tháng 10 năm 1962. Tổng diện tích tự nhiên là 189,7 km2, dân số trên 33 vạn người trong đ dân tộc thiểu số chiếm khoảng 10%. Thành phố c 28 đơn vị hành chính (19 phường và 9 xã), c gần 20 trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp, tập trung 9 bệnh viên đa khoa, chuyên khoa của Trung ương và địa phương trên địa bàn thành phố. Thành phố Thái Nguyên có phía Bắc giáp huyện Đồng Hỷ và huyện Phú Lương, phía Đông giáp thành phố Sông Công, phía Tây giáp huyện Đại Từ, phía Nam giáp thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.

3.1.1.2 Khí hậu

Thành phố Thái Nguyên mang những nét chung của khí hậu vùng đông bắc Việt Nam, thuộc miền nhiệt đới gi mùa, c mùa đông lạnh giá, ít mưa, mùa hè n ng ẩm mưa nhiều. hí hậu của thành phố Thái Nguyên chia làm 4

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

mùa: xuân, hạ, thu, đông và nằm trong vùng ấm của tỉnh, c lượng mưa trung bình khá lớn. Thành phố Thái Nguyên c nguồn tài nguyên thiên nhiên đa dạng và phong phú.

3.1.1.3 Tài nguyên thiên nhiên

- Tài nguyên đất: so với diện tích đất tự nhiên thì tổng diện tích đất phù sa không được bồi hàng năm với độ trung tính ít chua là 3.125,35ha, chiếm 17,65% so với tổng diện tích tự nhiên; đất phù sa không được bồi hàng năm, chua, glây yếu c 100,19ha, chiếm 0,75% tổng diện tích đất tự nhiên; đất phù sa ít được bồi hàng năm trung tính ít chua c 379,84ha, chiếm 2,35% tổng diện tích đất tự nhiên; đất (Pcb1) bạc màu phát triển trên phù sa cũ c sản lượng feralit trên nền cơ giới nhẹ c 271,3ha, chiếm 1,53%; đất (Pcb2) bạc màu phát triển trên phù sa cũ c sản lượng feralit trên nền cơ giới nặng có 545,6ha, chiếm 3,08%.

- Tài nguyên rừng: rừng ở Thái Nguyên chủ yếu là rừng nhân tạo và rừng trồng theo chương trình 327, rừng trồng theo chương trình PAM, vùng chè Tân Cương cùng với các loại cây trồng của nhân dân như cây nhãn, vải, qu t, chanh... Cây lương thực chủ yếu là cây lúa nước, ngô, đậu... thích hợp và phát triển ở những vùng đất bằng trên các loại đất phù sa, đất mới phát triển, đất glây trung tính ít chua.

- Tài nguyên khoáng sản: 2 tuyến sông lớn chảy qua (sông Cầu và sông Công), do đ cung cấp cho thành phố một lượng cát, sỏi phục vụ xây dựng khá lớn, đủ đáp ứng nhu cầu xây dựng cho toàn thành phố. Thành phố nằm trong vùng sinh khoáng đông bắc Việt Nam, thuộc vành đai sinh khoáng Thái Bình Dương. Mỏ than nội địa hánh Hoà thuộc xã Phúc Hà c trữ lượng than rất lớn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Nguồn nước: hai bên bờ sông của khu vực Đồng Bẩm, Túc Duyên c lượng nước ngầm phong phú.

3.1.1.4 Tiềm năng du lịch

Thành phố Thái Nguyên là trung tâm du lịch của tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền núi phía Bắc. Nơi đây c khu du lịch Hồ Núi Cốc nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh đẹp, c Bảo tàng Văn hoá các dân tộc Việt Nam mới được tổ chức SIDA Thụy Điển tài trợ sửa chữa, nâng cấp, là nơi lưu giữ hầu hết các di sản mang đậm bản sắc của các dân tộc Việt Nam, làng nghề chè Tân Cương nổi tiếng, đền thờ Đội Cấn và 91 di tích lịch sử văn hoá khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở thành phố thái nguyên (Trang 51 - 53)