Xây dựng Đề án bổ nhiệm cán bộ, công chức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở thành phố thái nguyên (Trang 105 - 111)

4. ết cấu của luận văn

4.2.4. Xây dựng Đề án bổ nhiệm cán bộ, công chức

Xây dựng Đề án bổ nhiệm CBCC bằng hình thức thi tuyển và thông qua trình bày đề án (hoặc chương trình hành động) để bổ nhiệm giữ các chức vụ lãnh đạo, quản l các cơ quan, đơn vị trong thành phố.

4.2.4.1 Bổ nhiệm cán bộ thông qua hình thức thi tuyển * Đối tượng áp dụng:

Áp dụng thi tuyển đối với các chức danh cán bộ được bổ nhiệm. Lực lượng ứng viên tham gia thi tuyển bao gồm cả trong quy hoạch và ngoài quy hoạch, nhằm vừa đảm bảo thực hiện quy hoạch đồng thời thu hút được người c trình độ năng lực ở các cơ quan, đơn vị khác tham gia.

* Quy trình thực hiện:

- Sau khi cơ quan c nhu cầu bổ nhiệm cán bộ c văn bản báo cáo về nhu cầu bổ nhiệm cán bộ, Ban Thường vụ Thành ủy quyết định chủ trương về thi tuyển.

- Ban Thường vụ Thành ủy quyết định thành lập Hội đồng thi tuyển. Khi thi tuyển ở các chức danh c chuyên ngành hẹp, tính chuyên môn cao, Hội đồng thi tuyển c thể mời chuyên gia tư vấn (nếu cần thiết).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Xây dựng kế hoạch thi tuyển, tiến hành thông báo công khai việc thi tuyển. Thành lập Ban thẩm định để tham mưu giúp việc cho Hội đồng thi tuyển, thành phần gồm đại diện của cơ quan tổ chức, cán bộ; cơ quan thanh tra, kiểm tra giám sát; đại diện lãnh đạo cấp ủy của cơ quan, đơn vị c nhu cầu bổ nhiệm.

- Tổ chức thi tuyển.

+ Cách thức thi tuyển: Người dự thi phải làm một bài thi viết; một bài thi trắc nghiệm trên máy vi tính; thuyết trình đề án (t m tắt) và trả lời các câu hỏi của Hội đồng thi tuyển.

+ Sau khi các ứng viên dự thi hoàn thành xong toàn bộ nội dung thi; Hội đồng thi tuyển tiến hành chấm điểm đánh giá kết quả các phần thi của từng đối tượng dự thi (bằng phiếu chấm điểm); cơ quan tham mưu, giúp việc về công tác tổ chức cán bộ kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu.

+ Hội đồng thi tuyển hoàn tất thủ tục để thực hiện quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định.

+ Việc thi tuyển thực hiện theo trình tự, thủ tục chặt chẽ, công khai. Người trúng tuyển là người c điểm thi các phần thi từ cao đến thấp và phải thông qua cơ chế "tập sự lãnh đạo, quản l " trong thời gian 6 tháng. Sau thời gian tập sự lãnh đạo, quản l nếu cán bộ đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ, Ban Thường vụ Thành ủy xem xét bổ nhiệm chính thức vào vị trí; nếu không đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ sẽ xem xét quyết định cụ thể.

4.2.4.2 Bổ nhiệm cán bộ thông qua bảo vệ đề án hoặc chương trình hành động

* Đối tượng áp dụng:

Áp dụng hình thức bảo vệ đề án hoặc chương trình hành động đối với các chức danh cán bộ giới thiệu ứng cử để cơ quan c thẩm quyền bầu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

- Cơ quan c nhu cầu bổ nhiệm cán bộ c văn bản báo cáo xin chủ trương kiện toàn cán bộ, trong đ n i rõ yêu cầu, số lượng và dự kiến phân công phụ trách công tác đối với cán bộ sẽ được bổ nhiệm.

- Sau khi Ban Thường vụ Thành ủy đồng chủ trương cho kiện toàn cán bộ, tiến hành theo các bước sau:

Bước 1: Tập thể cấp ủy và lãnh đạo cơ quan, đơn vị tiến hành nhận xét, đánh giá cán bộ và thống nhất danh sách cán bộ trong quy hoạch để dự kiến bổ nhiệm. Danh sách cán bộ dự kiến bổ nhiệm c từ 2 đến 3 đồng chí trở lên.

+ Thông báo cho cán bộ được dự kiến bổ nhiệm chuẩn bị đề án công tác hoặc chương trình hành động.

+ Thành lập Hội đồng thẩm định từ 05 đến 07 người (khi cần thiết hội đồng thẩm định c thể mời chuyên gia tham dự). Hội đồng thẩm định c trách nhiệm chất vấn, phản biện, xem xét và bỏ phiếu đánh giá chất lượng đề án của các ứng viên tại Hội nghị.

Bước 2: Tổ chức hội nghị để cán bộ được dự kiến bổ nhiệm trình bày đề án hoặc chương trình hành động và lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm

- Trình bày và thẩm định đề án:

+ Cán bộ được dự kiến đề nghị bổ nhiệm lần lượt trình bày đề án công tác.

+ Các thành viên Hội đồng thẩm định tiến hành bỏ phiếu đánh giá chất lượng đối với từng đề án, kiểm phiếu và niêm phong phiếu tại chỗ.

- Giới thiệu tín nhiệm cán bộ:

+ Thành phần bỏ phiếu giới thiệu là cán bộ công chức, viên chức của đơn vị.

- ết quả kiểm phiếu tín nhiệm và chất lượng đề án, chương trình hành động là một nội dung quan trọng để xem xét đánh giá bổ nhiệm cán bộ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

Bước 3: Tập thể lãnh đạo và cấp ủy đơn vị tổng hợp, phân tích các kết quả đã thực hiện theo quy trình, lựa chọn phương án để đề nghị bổ nhiệm. + Trường hợp không c người nào trong danh sách c số phiếu giới thiệu tín nhiệm trên 50% thì phải báo cáo bằng văn bản với cấp c thẩm quyền.

+ Hoàn chỉnh hồ sơ gửi đến cấp c thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ để xem xét, quyết định.

+ Việc bảo vệ đề án hoặc chương trình hành động chỉ áp dụng với nguồn nhân sự tại chỗ, không áp dụng với nguồn nhân sự điều động từ nơi khác đến.

KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài "Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở thành phố Thái Nguyên", luận văn đã rút ra được kết luận như sau:

Luận văn đã hệ thống h a cơ sở l luận về cán bộ, công chức, sự khác nhau giữa cán bộ và công chức; vị trí, vai trò của cán bộ, công chức và sự cần thiết phải nâng cao chất lượng cán bộ, công chức trong giai đoạn hiện nay. Luận văn cũng đưa ra kinh nghiệm về nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở một số địa phương trong nước để nghiên cứu, áp dụng cho công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở thành phố Thái Nguyên.

Bằng các số liệu cụ thể về thực trạng chất lượng cán bộ, công chức ở thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2012-2014, luận văn đã rút ra được những kết quả đạt được, chỉ rõ được những tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại trong công tác nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở thành phố Thái Nguyên.

Xuất phát từ định hướng nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của thành phố Thái Nguyên đến năm 2020 và những hạn chế còn tồn tại, đề tài đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức của thành

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

phố Thái Nguyên. Với kết quả nghiên cứu như trên, đề tài đã đạt được mục tiêu nghiên cứu. Tuy nhiên đề tài không thể tránh khỏi những thiếu s t. Tác giả rất mong nhận được sự đ ng g p của các nhà nghiên cứu khoa học để đề tài được hoàn thiện hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Nghị định số 56/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức.

2. Nguyễn Đình Điềm, Nguyễn Ngọc Quân (2004), Giáo trình Quản trị nhân lực, NXB Lao động xã hội.

3. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2002), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập I, NXB hoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

4. Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2004), Giáo trình Khoa học quản lý, Tập II, NXB hoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

5. Trần Xuân Hải, Trần Đức Lộc (2013), Giáo trình Quản trị nguồn nhân lực, NXBTài chính, Hà Nội.

6. Luật Cán bộ, công chức nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 7. Phạm Đức Thành (1998), Giáo trình quản lý nhân lực, NXB Giáo dục. 8. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Báo cáo kết quả đánh giá,

phân loại cán bộ, công chức, viên chức, hợp đồng lao động từ năm 2012 đến 2014.

9. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Báo cáo kết quả 4 năm triển khai thực hiện Đề án Cải cách hành chính thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.

10. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Đề án Cải cách hành chính thành phố Thái Nguyên giai đoạn 2011 – 2015.

11. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Định hướng nâng cao chất lượng cán bộ công chức của thành phố Thái Nguyên đến năm 2020.

12. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Quyết định số 1451/2012/QĐ- UBND ngày 12 tháng 12 năm 2012 về ban hành quy định về tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức, viên chức.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – ĐHTN http://www.lrc.tnu.edu.vn

13. Ủy ban nhân dân thành phố Thái Nguyên, Quyết định số 7464/2014/QĐ- UBND ngày 26 tháng 6 năm 2014 về ban hành quy định tiêu chí đánh giá cán bộ, công chức, viên chức thành phố Thái Nguyên.

14. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Kế hoạch số 70-KH/TU ngày 30/5/2014 về đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ đến năm 2015 và những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức ở thành phố thái nguyên (Trang 105 - 111)